Bị bỏng do axit xử lý thế nào

Có thể vì bất cẩn hoặc lý do không may nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng bỏng axit, bỏng hóa chất. Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm. Nếu hóa chất gây bỏng da gây tổn thương nặng, hãy làm theo các bước sau:

 Khi hóa chất, axit dính trên da

 Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.

 Chú ý không cởi quần áo người bị bỏng không vì như thế rất dễ gây lột da. Khi tiếp xúc nhớ không tiếp xúc bằng tay không. 

 Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

Bị bỏng do axit xử lý thế nào

 Đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu luôn.

 Khi hóa chất, axít bắn vào mắt

 Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt sẽ khá nguy hiểm đặc biệt gây đau đớn và hoảng sợ cho người bị nạn. Việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn.Tránh tuyệt đối dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt.

 Không cho bất kì thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.

 Sau đó hãy thực hiện ngay các bước sau:

 Thực hiện rửa sạch mắt bằng nước: Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

 Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.

 Rửa bằng nước vùng bị dính axít hay hóa chất nhiều lần và thật lâu bằng nước

 Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.

 Tự rửa tay bạn hoặc giúp người bị nạn rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay để tránh hóa chất gây tổn hại những vùng khác trên cơ thể.

 Nếu bạn hoặc người bị nạn có đeo kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra, nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa mắt bằng nước.

 Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.Tuy nhiên, trong trường hợp nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông. Vết bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 – 8cm.

 Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn thì phải gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bị nạn tới bệnh viện gần nhất…

Trong trường hợp nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.

Ngày nay, tỷ lệ người giải quyết mâu thuẫn, thù hằn bằng tạt axit ngày càng tăng, vì thế số người là nạn nhân của bỏng axit cũng tăng nhanh. Vậy, cần xử trí thế nào đối với những trường hợp bị tạt axit?

Khi gặp người bị tạt axit vào người, bạn cần xem xét theo mức độ nặng nhẹ của vết thương do axit gây ra. Nếu axit chỉ bám nhẹ vào quần áo nạn nhân thì ngay lập tức bạn hãy xé bỏ hết quần áo trên người họ tránh để phần axit ở áo quần tiếp xúc vào da.

Nhưng nếu trường hợp quần áo đã bị tan chảy chính vào da rồi thì không được cởi vì nó sẽ làm lột da, gây đau đớn và nguy hiểm hơn cho người bệnh. Chú ý bạn nên dùng găng tay hoặc vải sạch để xử lí tình huống, không để da tiếp xúc trực tiếp với axit.

Việc sau đó bạn cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách dùng nước để rửa sạch hóa chất trên bề mặt da nạn nhân dưới vòi nước lạnh trong vòng 15 phút trở lên. Biện pháp này sẽ giúp hạn chế tối đa quá trình axit hút nước ở cơ thể.

Lưu ý khi rửa dưới vòi nước cần giữ tư thế sao cho không để axit chảy vào các vùng khác của cơ thể và tuyệt đối không được kỳ cọ, chà xát da của nạn nhân.

Đối với trường hợp nếu không may axit dính vào mắt, tuyệt đối không dụi mắt và chỉ dùng nước hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch axit. Nếu nạn nhân đeo kính áp tròng thì ngay lập tức phải tháo ra ngay. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.

Sau khi đã tiến hành sơ cứu xong, bạn cần che phủ vùng bị bỏng bằng gạc khô hoặc quần áo sạch để ngăn ngừa bụi bẩn bám vào vết thương gây nhiễm trùng thêm và sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Những nguyên tắc khi thực hiện sơ cứu người bị tạt axit

- Tuyệt đối không ngâm vết thương trong nước vì vết thương do axit gây ra rất dễ bị nhiễm trùng, bạn chỉ được phép dùng vỏi rửa cho axit trôi đi.

- Không cố gắng cởi bỏ quần áo dính chặt trên người nạn nhân vì sẽ gây đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn rất nhiều lần.

- Không sử dụng khăn lau có sợi. Các sợi có thể dính vào vết bỏng và gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào vết thương nữa.

- Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng,… bôi lên vết bỏng. Chúng sẽ dính vào vết thương và gây đau đớn cho nạn nhân.

- Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng để tránh vi khuẩn thâm nhập khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn./.

Hương Giang (t/h)