Bbi mall có tốt không

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm người đại diện pháp luật của BBI Việt Nam kể từ khi thành lập cho đến nay là ông Hồ Quốc Anh, một doanh nhân trẻ sinh năm 1990, người dân tộc Nùng. Tính tới tháng 9/2018, ông Hồ Quốc Anh góp vốn 25,13 tỷ đồng, sở hữu 71,8% cổ phần tại BBI Việt Nam.

Ứng dụng BBI Mall của CTCP Công nghệ Internet BBI Việt Nam (BBI Việt Nam) được quảng bá tương tự như các ứng dụng thương mại điện tử phổ biến trên thị trường hiện nay như Lazada hay Shoppee.

Theo đó, BBI Việt Nam cũng sẽ thu chiết khấu của khách hàng bán sản phẩm trên ứng dụng của mình nhưng cam kết sẽ hoàn trả gấp 10 lần số tiền mình nhận chiết khấu từ người bán cho người mua. Ví dụ, BBI Mall nhận chiết khấu 10% từ người bán, thì sẽ hoàn trả 100% tiền cho người mua. Song, khách hàng không được phép rút tiền về 1 lần mà sẽ được nhận 0,05% số tiền tương ứng mỗi ngày.

Đáng chú ý, đối với ứng dụng này, người dùng có thể tạo các giao dịch ảo, tự mua tự bán, tự trả chiết khấu cho BBI Mall rồi sau đó nhận lãi mỗi ngày. Nếu đúng như quảng cáo của BBI Mall, người dùng có thể tạo giao dịch ảo và thu về mức lợi suất tương ứng lên tới 180%/năm.

Bên cạnh đó, người dùng càng lôi kéo nhiều thành viên sử dụng hệ thống, mức thưởng lợi nhuận càng cao.

Cụ thể, khi khách hàng giới thiệu thêm 1 người dùng cho ứng dụng, lập tức được nhận 5% chiết khấu dựa trên mức chi tiêu của thành viên mà mình giới thiệu.

Nếu thành viên mới này lôi kéo thành công thêm một người dùng nữa thì vị khách hàng giới thiệu họ sẽ được nhận 2,5% hoa hồng.

Giới hạn trả thưởng sẽ được tính tới người tham gia thứ 10. Đối với khách hàng doanh nghiệp, công thức chiết khấu tương tự như trên, tuy nhiên sẽ chỉ giới hạn tới khách hàng thứ 6.

Với mô hình trả thưởng kể trên, BBI Mall đang nhận nhiều hoài nghi là một mô hình “đa cấp biến tướng”.

Bbi mall có tốt không

Lễ ký kết của BBI Việt Nam và "Shark" Phạm Thanh Hưng (Nguồn: Internet)

Sự việc càng gây chú ý khi “Shark” Phạm Thanh Hưng xuất hiện tại nhiều sự kiện của BBI Mall. Hồi tháng 1 năm nay, ông Phạm Thanh Hưng đã xuất hiện tại lễ ra mắt ứng dụng BBI Mall. Đến tháng 3/2019, ông này ký kết thỏa thuận hợp tác và khẳng định bản thân “đã trở thành người nhà của BBI Việt Nam”.

Tuy nhiên, chi tiết về sự đóng góp của ông Hưng đối với BBI Việt Nam không được nhắc đến nhiều và bản thân ông mới đây cho biết, đã thoái vốn khỏi BBI Việt Nam.

Theo tìm hiểu của VietTimes, BBI Việt Nam được thành lập vào tháng 10/2017, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực thiết lập mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử.

Tính đến tháng 8/2018, BBI Việt Nam có quy mô vốn điều lệ là 35 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm 5 cá nhân là: Trương Lập (góp 4,2 tỷ đồng, sở hữu 12%); Nguyễn Hoàng Nhật (góp 700 triệu đồng, sở hữu 2%); Thân Văn Thoại (góp 4,2 tỷ đồng, sở hữu 12%); Hồ Quốc Anh (góp 21,7 tỷ đồng, sở hữu 62%) và Nguyễn Thị Hạnh (góp 4,2 tỷ đồng, sở hữu 12%).

Sau đó 1 tháng, bà Nguyễn Thị Hạnh (sinh năm 1991) đã tiến hành thoái vốn tại BBI Việt Nam. Đến tháng 9/2019, bà Hạnh đã thành lập pháp nhân mới là Công ty TNHH Thực phẩm ăn dặm thủ công mẹ gà - HMK, có quy mô vốn điều lệ 100 triệu đồng.

Ông Hồ Quốc Anh (sinh năm 1990, người dân tộc Nùng) đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện BBI Việt Nam kể từ khi thành lập.

Bên cạnh đó, ông Hồ Quốc Anh, cùng các ông Trương Lập và Nguyễn Hoàng Nhật, là các cổ đông sáng lập của CTCP Công nghệ và Truyền thông Galaxy vào tháng 11/2019, quy mô vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Công ty này đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phần mềm.

Ông Nguyễn Hoàng Nhật (sinh năm 1986) còn là cổ đông sáng lập, tham gia góp 34% vốn tại CTCP Công nghệ và Truyền Thông VNDC Việt Nam - một pháp nhân mới thành lập vào tháng 3/2019, đăng ký quy mô vốn điều lệ ở mức 2 tỷ đồng.

Về ông Thân Văn Thoại (sinh năm 1984), dữ liệu của VietTimes cho thấy, tính đến tháng 11/2019, ông Thoại đang đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của BBI Việt Nam.

Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, BBI Việt Nam còn có một vị Tổng Giám giám đốc khác là ông Thân Ninh Hoài. Ông Hoài được cho từng là "giảng viên đào tạo kinh doanh" của CTCP Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24.

Năm 2012, MB24 bị nhà chức trách cáo buộc lợi dụng giấy phép bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hàng chục ngàn người. Tới tháng 3/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định truy nã đặc biệt Nguyễn Tuấn Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB24.

Ứng dụng BBI Mall do Công ty Cổ phần công nghệ Internet BBI Việt Nam (Công ty BBI Việt Nam) thực hiện hoạt động và vận hành, hướng đến các đối tượng thành viên là cá nhân, doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Các hoạt động của người dùng trên ứng dụng BBI Mall đều hướng tới việc mua bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời sẽ giúp người tiêu dùng có thể nhận được một khoản tích điểm lớn có thể lên tới từ 50% đến 100% giá trị sản phẩm trong quá trình mua sắm.

Bbi mall có tốt không
Một buổi đào tạo của BBI Mall

Theo lãnh đạo Công ty BBI Việt Nam, ứng dụng BBi Mall có cơ chế tích điểm và hoàn lại số điểm một cách dần dần, tiêu dùng càng nhiều, tích điểm càng lớn. BBI Mall đã có hơn 600.000 User ID trên cả 2 nền tảng IOS và Android, đồng thời cũng liên kết với hơn 500 doanh nghiệp và hơn 3000 Shop online, tạo ra hàng triệu giao dịch thành công trên ứng dụng.

Nhưng thực tế lại có dấu hiệu biến tướng trong hoạt động khi có nhiều giao dịch “ảo” mua bán những sản phẩm không có thật, chỉ nhằm mục đích thu hút người sử dụng đổ tiền vào ứng dụng, tương tự với hoạt động đa cấp. Theo tìm hiểu của PV, đã có nhiều người được mời tham gia, sử dụng ứng dụng BBI Mall và được hướng dẫn lập 2 tài khoản: một tài khoản bán hàng và một tài khoản mua hàng. Sau đó, người dùng tự thực hiện giao dịch “ảo” giữa 2 tài khoản của mình.

Bbi mall có tốt không

Rất nhiều sản phẩm được bán nhưng không có thật trên BBI Mall

Ví dụ, một khách hàng muốn mua một số sản phẩm như: quần áo, mỹ phẩm, thiết bị gia dụng, điện thoại…với giá trị 100 triệu đồng thì phải chuyển một khoản hoa hồng 10% vào tài khoản ngân của của công ty BBI Việt Nam và khách hàng sẽ được tích 100 triệu điểm. Tức là tiêu bao nhiêu tiền thì sẽ nhận về tương ứng với số điểm ấy. Số điểm này sẽ được hoàn tiền, chuyển đổi thành tiền mặt theo tỉ lệ 0,05% mỗi ngày và trả liên tục về cho chủ tài khoản cho đến khi hết điểm tích lũy.

Về lý thuyết, khách hàng đang có hoạt động “đầu tư” 100 triệu nếu tính lãi thì được 18%, nhưng do khách hàng đang mua bán sản phẩm không có thật, cho nên khoản đầu tư thực tế chỉ có 10 triệu là phần buộc phải trả do gửi vào tài khoản của công ty BBI Việt Nam.

Tuy nhiên, phí công ty BBI Việt Nam lại gấp 10 lần giá trị đầu tư là 100 triệu cho khách hàng, tương ứng với mức lãi suất lên tới 180% mỗi năm. Đồng thời người bán cũng được trả số điểm tương đương với khoản 10% hoa hồng phải nộp của người mua.

Đây là mức siêu lãi suất mà khách hàng có được khi dùng ứng dụng BBI Mall. Chỉ có điều là không có sản phẩm thật, hàng hóa chỉ là sản phẩm “ảo” với mục đích giúp người dùng liên tục tạo ra các đơn hàng rồi chuyển tiền, tích điểm. Bản chất là người dùng đang mua một sản phẩm không có thật, nhưng lại gửi tiền mặt vào tài khoản của công ty BBI Việt Nam.

Bbi mall có tốt không

BBI Mall thực chất là biến tướng của mô hình đa cấp trái phép (Ảnh minh họa)

Mặt khác, để thu hút các khách hàng, ứng dụng BBI Mall còn tạo ra cơ chế giới thiệu cá nhân sẽ được hưởng 5% tổng điểm tích lũy trong tài khoản tích điểm cho tới đời thứ 9.

Tức là nếu khách hàng giới thiệu một người, người đó lại giới thiệu người khác thì khách hàng đầu tiên vẫn được hưởng hoa hồng do những người phía sau chi tiêu cho đến đời thứ 9. Ví dụ, người thứ 2 tiêu dùng 100 triệu thì người đứng đầu sẽ được hưởng 5% tương đương với 5 triệu. Người thứ 3 (do người thứ 2 giới thiệu) tiêu 100 triệu thì người đầu tiên được hưởng 2,5% tương đương với 2,5 triệu và người thứ 2 cũng được hưởng 5% theo quy định. Nếu tính theo cách này thì gần như khách hàng chi tiêu bao nhiêu thì công ty BBI Việt Nam sẽ trả lại gấp nhiều lần số tiền thực nhận được.

Còn đối với với việc giới thiệu doanh nghiệp thì sẽ được hưởng ít nhất từ 2,5% đến 5% tổng tích điểm, tiếp đó sẽ được hưởng hoa hồng cho tới đời doanh nghiệp thứ 5, qua đó sẽ giúp khách hàng có những khoản thu nhập “khủng” mà không cần làm gì. Theo người tư vấn của công ty BBI Việt Nam ví dụ mỗi doanh nghiệp 1 năm bán được 1 tỷ, vậy 1000 doanh nghiệp sẽ bán được 1000 tỷ tiền hàng. Chưa tính đến số 5% mà công ty BBI Việt Nam sẽ trả, chỉ tính 1% thôi thì khách hàng sẽ nhận được 10 tỷ tích điểm (trên 1000 tỷ doanh số của doanh nghiệp). Mỗi ngày sẽ có 0,05% tiền “chảy” về tài khoản ngân hàng của người giới thiệu tương đương với sẽ được nhận 5 triệu/ngày và là 150 triệu mỗi tháng.

Bbi mall có tốt không

BBI Mall luôn dùng những người nổi tiếng để tăng niềm tin cho khách hàng sử dụng ứng dụng

Theo các chuyên gia, nhìn vào hoạt động của công ty BBI Việt Nam với phương thức thu hút người chơi, nhìn thì phức tạp nhưng thực tế vẫn là mô hình đa cấp. Tức là bán hàng thông qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối này được trả hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của những người do họ bảo trợ. Hoạt động đa cấp bất chính, vi phạm pháp luật ở Việt Nam là khi có các dấu hiệu có các sản phẩm không tốt, sản phẩm không có thật, không thể nhìn thấy hoặc không tồn tại có giá trị giao dịch. Do đó, hoạt động đa cấp bất chính chỉ là tuyển dụng, kích thích việc đầu tư, đổ tiền vào hệ thống nhằm đem lại nguồn thu cho các thành viên với những cam kết sẽ có khoản lợi nhuận “khủng”, làm giàu cấp tốc chỉ sau một thời gian ngắn.

Bbi mall có tốt không

Shark Phạm Thanh Hưng luôn là người "đồng hành" cùng Công ty BBI Việt Nam khiến nhiều khách hàng tin tưởng đổ tiền vào ứng dụng BBI Mall

Đối với hoạt động của công ty BBI Việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu không nhắm tới việc bán hàng, kinh doanh mà chỉ nhằm mục đích huy động để người sử dụng nộp tiền vào hệ thống nhằm hưởng lãi, quyền lợi “ảo”.

Công ty BBI Việt Nam đã rất tinh vi khi đưa ra mô hình ứng dụng mua sắm online BBI Mall với chiêu trò mang tên “thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử”, phù hợp với xu hướng mua sắm qua mạng hiện nay nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Nhưng thực tế đây chỉ là “vỏ bọc” mà mục đích của người tham gia không phải là mua hàng mà là tham gia việc đầu tư, đổ tiền vào hệ thống. Tiền đầu tư thì được gọi là chiết khấu, còn lãi thì được gọi là chuyển đổi điểm thành tiền thật lên tới 180% mỗi năm.

Theo thông tin chúng tôi có Shark Phạm Thanh Hưng cũng là “người nhà” của Công ty BBI Việt Nam. Chính điều này cũng góp phần khiến nhiều người dùng, khách hàng tin tưởng để tham gia đổ tiền vào hệ thống BBI Mall.