Bầu tiêm uốn ván hết bao nhiêu tiền?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần thực hiện vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ hoặc theo chỉ định đặc biệt của bác sĩ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [15 - 35 tuổi, đang có thai hoặc không có thai] đều cần được chủng ngừa uốn ván để tạo ra kháng thể từ trước, giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ đầy đủ trong trường hợp bị vi khuẩn uốn ván tấn công.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là 5 mũi, trong đó đối với phụ nữ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Cụ thể, thời điểm tiêm vắc - xin uốn ván cho bà bầu được liệt kê theo các mốc dưới đây:

  • Mũi 1: Cần tiêm phòng sớm khi mới có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ chưa nhận được liều vắc - xin uốn ván nào;
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi đầu tiên và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi thứ 2 hoặc trong lần mang thai sau;
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi thứ 3 hoặc trong lần mang thai sau;
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi thứ 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:

Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.

Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Với phụ nữ đã tiêm ngừa đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần tiếp theo với thời điểm tiêm mũi cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván trở lại. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm phòng đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 2 mũi nữa. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi. Như vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu tuần bao nhiêu còn tùy thuộc vào số mũi vắc - xin trước đó và khoảng cách kể từ lần tiêm cuối cùng.

Uốn ván, bạch hầu và ho gà là những bệnh rất nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và em bé sau sinh.

  • Bệnh uốn ván :

Hiện nay, số ca mắc uốn ván đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy, nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra. Uốn ván gây đau cơ và căng cứng, thường biểu hiện trên khắp cơ thể. Biến chứng của uốn ván dẫn đến hiện tượng siết chặt các cơ ở vùng đầu và cổ, khiến cho bệnh nhân không thể mở miệng, nuốt hoặc đôi khi trở nên rất khó thở. Tỷ lệ tử vong do uốn ván là khoảng 1 trên 10 người bị nhiễm, ngay cả khi đã được chăm sóc và điều trị.

  • Bệnh bạch hầu:

Bệnh bạch hầu hiện nay cũng rất hiếm khi xảy ra. Bệnh nhân xuất hiện một lớp giả mạc phủ dày ở phía sau cổ họng. Bạch hầu có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, suy tim, tê liệt, thậm chí tử vong.

  • Bệnh ho gà:

Ho gà là những cơn ho dữ dội, biểu hiện khó thở, nôn mửa và rối loạn giấc ngủ. Vài tháng đầu đời là thời gian trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất và dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh đều là trẻ sơ sinh chưa được bảo vệ bởi vắc - xin. Nguyên nhân là vì các bé còn quá nhỏ để được bảo vệ bởi việc tiêm vắc - xin phòng bệnh. Theo đó, chủng ngừa chỉ có thể bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi. Để bảo vệ em bé trong khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm này, bà bầu nên tiêm vắc - xin uốn ván, bạch hầu và ho gà trong mỗi lần mang thai.

Sau khi được tiêm phòng vắc - xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà, cơ thể bà bầu sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết và truyền cho em bé trước khi sinh. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà trong vài tháng đầu đời. Tiêm vắc - xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà cho bà bầu cũng giúp bảo vệ em bé tránh khỏi một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Lượng kháng thể trong cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ đạt mức cao nhất trong khoảng 2 tuần sau khi được tiêm ngừa, tuy nhiên cần khoảng 2 tuần để truyền kháng thể cho em bé trong bụng. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc - xin uốn ván, bạch hầu, ho gà cho bà bầu là giai đoạn đầu trong tam cá nguyệt thứ 3.

Lượng kháng thể được sinh ra sau khi chủng ngừa vắc - xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, nữ giới nên tiến hành tiêm nhắc lại đối với vắc - xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà trong mỗi lần mang thai. Điều này cho phép em bé trong những thai kỳ sau này có thể nhận được lượng kháng thể tối đa từ người mẹ để phát huy tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa bệnh.

  • Khuyến cáo bà bầu nên tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà trong mỗi lần mang thai;
  • Thời gian tối ưu để tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà là từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ và tốt là trong giai đoạn đầu của khoảng thời gian này. Điều này là để tối đa hóa phản ứng kháng thể của mẹ và truyền kháng thể thụ động cho trẻ;
  • Hiếm khi em bé phải nhập viện điều trị hoặc tử vong vì ho gà khi người mẹ trước đó đã được tiêm ngừa Tdap, thay vì tiêm trong thời kỳ hậu sản.

Tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà sau sinh sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu:

  • Tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà sau sinh không thể cung cấp khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh, trong khi đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất với các biến chứng nghiêm trọng của bệnh;
  • Trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh ho gà từ người khác, bao gồm anh chị em, ông bà và những người thân khác;
  • Phải mất khoảng 2 tuần sau khi được tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà thì người mẹ mới có thể truyền kháng thể bảo vệ khỏi bệnh ho gà cho con, điều đó có nghĩa là người mẹ vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây cho em bé sơ sinh của mình trong khoảng thời gian này.

Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp nhiều loại vắc - xin đa dạng, đặc biệt là các loại vắc - xin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong đó, vắc - xin tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bao gồm:

Chủ Đề