Bao lâu nên thay băng vết thương

Vết thương ngoài da là tai nạn mà ai cũng phải gặp một lần trong đời. Vì vậy, việc chăm sóc, xử lý vết thương ngoài da rất được quan tâm. Vậy có nên rửa vết thương hàng ngày hay không? Nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.

☛ Tìm hiểu trước nội dung: Tại sao cần rửa vết thương?

Có nên rửa vết thương hàng ngày hay không?

Chúng ta đều biết rằng, khi chăm sóc vết thương ngoài da, việc rửa vết thương là hết sức cần thiết trước khi băng bó. Vệ sinh vết thương hàng ngày đã thành công trong việc làm giảm tình trạng nhiễm trùng, đồng thời cải thiện hiệu quả điều trị vết thương. Mục đích của việc làm sạch vết thương là loại bỏ các tế bào bị hoại tử khỏi vết thương để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Rửa vết thương hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, ngừa nhiễm trùng

Vì vậy, vấn đề mấu chốt là việc làm sạch vết thương cần được xem xét cẩn thận, giống như các yếu tố chăm sóc vết thương khác. Đánh giá xem vết thương có thực sự cần được làm sạch hay không là điều đầu tiên cần xem xét.

Đối với vết thương hở, có xuất hiện hoại tử, trầy xước, chảy mủ và thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn cao [như bàn chân, bàn tay,…] thì việc rửa vết thương hàng ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi vết thương đã liền miệng, sạch sẽ và khô ráo thì việc rửa vết thương trở nên dư thừa.

Vậy rửa vết thương ngày mấy lần?

Câu hỏi “nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày” chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm. Nếu rửa vết thương quá ít thì sẽ không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Ngược lại, rửa vết thương quá nhiều lần trong ngày sẽ làm cho vết thương lâu liền miệng, kéo dài thời gian điều trị.

Số lần rửa vết thương một ngày phụ thuộc vào mức độ tổn thương

Đối với các vết thương khác nhau, ở vị trí khác nhau thì tần suất rửa cũng tương đối khác nhau. Với vết thương nhẹ, diện tích nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo thì có thể thực hiện rửa vết thương tối thiểu 1 lần/ngày. Còn với vết thương thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân bụi bẩn ngoài môi trường và có nguy cơ nhiễm bẩn cao thì nên rửa ít nhất là 2 – 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ. ☛ Tham khảo thêm: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?

Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách rửa cũng như số lần rửa trong ngày nếu vết thương nặng, diện tích lớn, hoại tử sâu, còn tồn tại dị vật bên trong vết thương và có dấu hiệu nhiễm trùng [mưng mủ, sưng đỏ, chảy mủ vàng xanh có mùi hôi,…]. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc nhắn tin qua Zalo của Nacurgo để được các chuyên gia tư vấn giải đáp nhanh nhất nhé!

Hướng dẫn chăm sóc, rửa vết thương đúng cách!

Trong quá trình chăm sóc, điều trị vết thương ngoài da, điều quan trọng là phải làm sạch vết thương đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là 4 bước thực hiện vệ sinh, chăm sóc vết thương đơn giản hàng ngày.

Bước 1: Làm sạch tay

Làm sạch tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc nước rửa tay trước khi vệ sinh vết thương. Sau đó đeo găng tay vô trùng, có thể sử dụng găng tay dùng một lần là tốt nhất. Thực hiện làm sạch tay trước khi bạn chạm vào vết thương của mình hoặc chạm vào vết bỏng, vết cắt của người khác. Bàn tay sạch giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Bước 2: Rửa vết thương

Trước tiên, bạn rửa vết thương bằng nước sạch một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết bám vào vết thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn mềm và xà phòng dịu nhẹ để rửa vùng da bên ngoài. Không để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với vết thương vì có thể khiến da bị kích ứng.

Rửa vết thương dưới vòi nước sạch

Sau đó, dùng nhíp hoặc bấm móng tay [đã được khử trùng bằng cồn] nhẹ nhàng gắp lấy, cắt các mảng da hoại tử còn sót lại. Thao tác này phải thật sự cẩn thận vì nó có thể khiến bạn cảm thấy đau xót, nguy hiểm hơn là làm vỡ các bọng nước [trong trường hợp bỏng] hoặc làm tăng diện tích các vết rách da.

Tiếp theo, sử dụng dung dịch Nacurgo [chai xanh] rửa và làm sạch vùng da bị thương với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.  Cách sử dụng rất đơn giản chỉ cần tưới dung dịch Nacurgo lên vùng da bị tổn thương giúp làm tan rã và làm sạch chất nhầy, tế bào chết, rửa trôi bụi bẩn. Trong sản phẩm làm sạch vết thương Nacurgo có chứa dung dịch điện hóa, chiết xuất trà xanh, chiết xuất lá trầu, tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà,…. Mỗi thành phần này đều có vai trò trong việc rửa và làm sạch vùng da hư tổn.

➤ Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm rửa vết thương trong bài viết: Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo

Bước 3: Dùng thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc kháng sinh da không kê đơn như Neosporin, Polysporin,… giúp giữ ẩm cho da và phòng tránh nhiễm trùng hiệu quả. Không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nếu bạn chỉ bị một vết cắt, vết xước nhỏ.

Tuy nhiên, thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh có thể thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể và giảm sẹo hình thành. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ trong trường hợp bạn bị bỏng phồng rộp.

Cũng có nhiều người bị dị ứng với một số thành phần trong các loại thuốc này. Ngừng sử dụng kem hoặc thuốc mỡ nếu xuất hiện triệu chứng của dị ứng như phát ban, mẩn ngứa,… Lưu ý, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh với một lượng vừa đủ và trong 1 thời gian ngắn để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Bước 4: Bảo vệ bằng xịt màng sinh học Nacurgo

Sau khi rửa vết thương, việc băng bó vết thương là hết sức cần thiết để đảm bảo rằng vết thương luôn sạch sẽ. Nếu bước này thực hiện không tốt thì hiệu quả của các bước trên bị ảnh hưởng không nhỏ. Việc băng bó vết thương bằng màng sinh học Nacurgo giúp bạn có thể thoải mái sinh hoạt, làm việc một cách bình thường mà không cần lo lắng về việc vệ sinh, thay băng, rửa vết thương thường xuyên.

Nacurgo bảo vệ vết thương bằng cơ chế tạo màng sinh học không thấm nước giúp ngăn cản tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn ngoài môi trường. Đồng thời, màng sinh học kết hợp với tinh chất nghệ tươi và tinh chất trà xanh giúp kích thích tái tạo, chữa lành vết thương, ngăn ngừa sẹo hình thành gấp 3 – 5 lần so với thông thường.

Việc băng bó, bảo vệ vết thương bằng băng gạc truyền thống đôi khi đem đến nhiều bất tiện, đặc biệt là các vết thương lớn, lại ở vị trí các khớp hay trên mặt. Xịt Nacurgo có thể khắc phục được nhược điểm này và tạo cảm giác “siêu thông thoáng” thúc đẩy tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vết thương, rút ngắn thời gian điều trị.

[tds_noteBạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt sao cho dung dịch bao phủ toàn bộ vết thương, sau vài phút dung dịch sẽ tự khô lại tạo thành lớp màng sinh học bao phủ bảo vệ vết thương. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy sau 4 – 5 tiếng, nên bạn có thể xịt một lớp mới đè lên lớp cũ mà không phải thực hiện thay băng, rửa vết thương nhiều lần trong ngày hay phải chịu cảm giác đau đớn, lo sợ mỗi lần thay băng.[/tds_note]

Với hiệu quả điều trị cao, cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, xịt Nacurgo là một sản phẩm đáng để thử!

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc  “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Từ những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trong việc vệ sinh, chăm sóc vết thương thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Đối với câu hỏi “nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày”, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ để được đánh giá đúng tình trạng tổn thương và có cách chăm sóc điều trị phù hợp!

Tài liệu tham khảo:

//www.uofmhealth.org/health-library/tp22233spec

//www.webmd.com/first-aid/relieving-wound-pain

//www.woundsource.com/blog/cleaning-wound

Chăm sóc vết khâu tốt sẽ giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Vậy việc rửa và chăm sóc vết thương khâu tại nhà được thực hiện như thế nào?

1. Rửa thay băng vết thương khâu

1.1 Khi nào cần phải rửa thay băng?

Bình thường tại nhà mỗi ngày sẽ phải thay băng 1 lần. Tuy nhiên một số trường hợp ta sẽ phải thay băng nhiều hơn như băng bị thấm ướt nhiều dịch, băng bị dính bẩn, băng bị té nước ẩm ngoài ý muốn…vv

1.2 Những thứ cần chuẩn bị trước khi rửa thay băng

– Cồn i-ốt

– Gạc vô khuẩn

– Chai nước muối sinh lý

– Băng dính hoặc băng cuộn

– Găng tay y tế

1.3 Quy trình các bước rửa thay băng vết thương khâu tại nhà

Bước 1: Người trực tiếp thay băng cho bệnh nhân cần rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng. Sau đó đeo găng tay y tế nếu có thể.

Bước 2: Chủ động tẩm ướt băng che vết thương bằng nước muối sinh lý trong vòng 15 phút.

Bước 3: Nhẹ nhàng bóc băng ra khỏi vết khâu.

Bước 4: Dùng gạc ẩm tẩm nước muối lau rửa sạch dịch đọng bề mặt và các vảy bám ở miệng vết thương.

Bước 5: Nặn dịch tụ bên trong vết khâu [đây là bước quan trọng nhất].

Tiến hành nặn dịch theo 2 kỹ thuật: Ấn 2 mép vết thươngLăn tròn gạc dọc theo vết khâu. Các bạn có thể tham khảo xem Video nặn dịch vết thương TẠI ĐÂY!

Bước 6: Sát khuẩn vết thương.

Pha loãng cồn i-ốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5

Sau đó dùng gạc tẩm dung dich cồn pha loãng trên sát khuẩn dọc theo thứ tự các đường 1 – 2 – 3 – 4 – 5 [với cách A] hoặc theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 [với cách B].

Sát khuẩn vết thương

Bước 7: Băng lại vết thương bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính.

2. Theo dõi, nhận định đánh giá vết thương khâu

2.1 Các dấu hiệu bình thường của vết thương

– Đau tại chỗ vết khâu: Thông thường bệnh nhân đau nhất trong khoảng 3 ngày đầu. Sau đó đau sẽ dịu dần. Cảm giác đau này có thể điều trị bằng thuốc giảm đau được dùng đúng liều lượng và thời gian.

– Sưng nề, đau nhức phía ngọn chi sau vết khâu: Khi bị vết thương sẽ làm đứt các tĩnh mạch dưới da. Điều này sẽ làm cản trở dòng máu từ phía ngọn chi chảy về tim gây ứ trệ tuần hoàn. Tùy thuộc vào mức độ ứ trệ mà tạo ra hiện tượng sưng nề, đau nhức nhiều hay ít. Để khắc phục ta cần hạn chế vận động, đồng thời gác cao ngọn chi để máu về tim dễ dàng hơn. Vết thương ở cẳng – bàn tay thì cần có dây treo cao tay vào cổ. Vết thương ở cẳng – bàn chân cần gác cao chân khi ngủ và nghỉ ngơi.

2.2 Các dấu hiệu bất thường khi rửa vết thương khâu

– Rỉ nhiều máu tại vết khâu

– Đau đớn liên tục nhiều ngày và tăng dần.

– Vết thương sưng, nóng, đỏ

– Vùng da xung quanh phù nề căng mọng, tụ nhiều dịch dưới miệng vết khâu.

– Vết thương tăng tiết dịch thấm băng qua từng ngày hoặc rỉ dịch mủ tanh hôi

– Bục chỉ vết khâu

– Bệnh nhân sốt

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên liên hệ với phẫu thuật viên của mình hoặc liên hệ với Bác sĩ Luân để nhận được sự tư vấn và xử trí đúng nhất.

3. Vấn đề vệ sinh cơ thể

Cần tránh để vết thương đã khâu bị dính ướt trong 24 giờ đầu ngay sau khi phẫu thuật. Vào ngày đầu hậu phẫu, ta có thể lau mình bằng khăn vắt khô thay vì tắm rửa như thông thường.

Qua ngày thứ hai, nếu bạn chỉ vận động hạn chế, cơ thể không bài tiết nhiều mồ hôi thì bạn nên hạn chế tắm rửa.

Trong trường hợp cần phải vệ sinh cơ thể, nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn và che chắn kỹ lưỡng cho vùng phẫu thuật. Tránh để nước bẩn, xà phòng rơi vào.

Tuyệt đối không tắm bồn hay ngâm người. Khi vết thương bị ngâm trong nước, biểu bì da có khuynh hướng mềm ra, làm hở các đường chỉ khâu. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn thường trú trên da và các chủng ngoại lai vào trong vết thương.

Sau khi tắm, nhanh chóng lau khô người cũng như lau nhẹ nhàng vùng da xung quanh vết thương bằng khăn sạch.

4. Những việc tuyệt đối không được làm khi rửa vết thương khâu

– Rắc thuốc bột, đắp thuốc lá lên vết khâu

Dịch rỉ ra từ vết thương trộn với bột hay lá đắp lên tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chưa rõ hiệu quả của việc rắc thuốc bột hay đắp thuốc lá đến đâu nhưng việc này chắc chắn sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương.

– Ngâm vết thương vào nước trầu không hay các dung dịch dân gian khác

Như đã nói ở trên, khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước, biểu bì da có khuynh hướng mềm ra. Điều này tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Để vết thương luôn khô ráo là tốt nhất.

– Rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già

Đây là sai lầm nhiều người gặp phải. Bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn cực mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn chúng còn phá hủy ngay cả các tế bào lành. Chất này chỉ được các bác sĩ sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch để khâu xử trí ban đầu. Những ngày sau, nếu dùng lại oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành. Vết thương sẽ lâu lành. Sử dụng cồn i-ốt pha loãng để rửa vết thương là tốt nhất.

5. Những loại thực phẩm nên kiêng để sẹo liền đẹp

Theo kinh nghiệm dân gian; đối với những vết thương đòi hỏi yêu cầu thẩm mỹ cao khi liền sẹo, nhất là vết thương vùng mặt; ta nên kiêng một số thực phẩm:

– Rau muống

Rau muống có tính mát, vị ngọt, ngoài ra theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Tuy nhiên khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống. Rau muống thúc đẩy mạnh quá trình tái sinh tế bào, tăng sinh mạnh mẽ collagen. Điều này khiến cho tình trạng tái tạo thừa da và đùn lên, hình thành sẹo lồi.

– Thịt gà

Theo kinh nghiệm từ dân gian, vết thương đang lên da non thì không nên ăn thịt gà, Vì ăn thịt gà sẽ làm vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành hơn.

– Thịt bò

Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất, giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. Tuy nhiên khi vết thương đang lên da non thì không nên ăn. Thịt bò khiến vết thương sậm màu hơn và làm thành sẹo thâm.

– Đồ nếp

Đồ nếp là loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn loại thực phẩm này làm cho vết thương có hiện tượng sưng lên, vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da.

– Thịt chó

Theo Đông y thì thịt chó có tính nóng và không tốt cho ai có vết thương hở. Khi da đang trong qua trình hình thành ăn thịt chó dễ hình thành sẹo lồi do da mới bị cứng và sần hơn.

– Hải sản

Vết thương đang liền có đặc điểm rất nhẹ cảm với các chất gây dị ứng. Hải sản là nhóm thực phẩm có tỷ lệ dị ứng cao với nhiều người. Ăn vào thời điểm này có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại chính vết thương, dễ viêm nhiễm dẫn tới sẹo xấu hơn.

– Trứng

Trứng cũng chứa rất nhiều protein và vitamin giúp vết thương mau lành. Tuy nhiêu ăn trứng có thể khiến vùng da sau khi lành vết thương có màu trắng hơn bình thường, loang lổ màu da gây mất thẩm mỹ.

– Đồ ăn cay nóng và các chất kích thích

Đây là những thực phẩm sẽ khiến vết thương của bạn mưng mủ, lâu lành hơn.

Để biết rõ hơn những thực phẩm nào nên kiêng tuyệt đối, những thực phẩm nào cần cân nhắc và những thứ gì nên ăn sẽ giúp ích cho vết thương. Mời các bạn xem thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành

6. Khi nào sẽ tháo chỉ vết thương khâu?

Khi bác sĩ đóng vết thương bằng các loại chỉ thông thường, bạn cần quay lại để cắt chỉ theo hẹn. Thời gian phổ biến để tháo chỉ khâu của vết thương sau phẫu thuật dao động trong khoảng 5 đến 21 ngày; tùy thuộc vào phẫu thuật bạn đã thực hiện.

Thời gian tháo chỉ theo khuyến cáo:

– Da đầu: 10 – 12 ngày.

– Tai: 4 – 6 ngày.

– Mặt: 4 – 5 ngày.

– Lông mày: 4 – 5 ngày.

– Mí mắt: 4 – 5 ngày.

– Môi: 4 – 5 ngày.

– Khoang miệng: 6 – 8 ngày.

– Cổ: 5 – 6 ngày.

– Ngực: 10 – 12 ngày.

– Lưng: 10 – 12 ngày.

– Bụng: 10 – 12 ngày.

– Chi: 10 – 14 ngày.

– Đầu gối, khuỷu tay: 12 – 14 ngày.

– Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.

– Vết thương bị khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường

– Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác

– Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

– Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.

– Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Video liên quan

Chủ Đề