Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trong trường Tiểu học

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1- Quy mô trường, lớp, học sinh

-  Tổng số lớp : 33 lớp

- Tổng số học sinh toàn trường : 1481 em

       2- Số liệu đội ngũ cán bộ GV-CNV: 54 đồng chí

- Ban giám hiệu: 03 đồng chí

- Giáo viên:         43 đồng chí

- Nhân viên:        08 đồng chí

3- Thuận lợi:

    - Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai, sự quan tâm, ủng hộ của CMHS.

- Đội ngũ GV đảm bảo về số lượng, chất lượng. Hầu hết GV nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc được giao, luôn yêu nghề, mến trẻ.

- Phần lớn CMHS quan tâm đến công tác giáo dục, phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm lo HS.

   - Đảng viên, CBGVNV đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện trong công tác; an ninh trật tự nhà trường đảm bảo, tinh thần của CBGVNV ngày càng được nâng cao.

- Chi bộ lãnh đạo và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường. Đặc biệt luôn chú trọng đến quá trình thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Chính quyền và các đoàn thể.

          - Giáo viên xác định việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là trách nhiệm, đồng thời cũng là quyền lợi của mình vì vậy được sự ủng hộ và đồng thuận cao của CBGVNV.

          - Đa số đoàn kết, nhiệt tình, năng động trong mọi hoạt động, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình phát huy mạnh mẽ.

          Do dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến việc dạy của GV, việc cập nhật nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên cũng bị ảnh hưởng.

II- CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

  1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền

    - Căn cứ vào hướng dẫn của Ngành, nhà trường lãnh đạo tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở: Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường với nội dung phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo.

- Tuyên truyền đầy đủ các nội dung của; Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/03/2000 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường đến 100% CBGVNV nhà trường. Trọng tâm là Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua khen thưởng.

- Nhà trường quy định quyền của CBGVNV được biết các thông tin chủ trương của trường, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CBGVNV. Có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước tập thể về các công việc của trường như: Việc sử dụng công quỹ, thu chi tài chính, tài sản, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.

- Trường có quy chế và các hình thức để CBGVNV được bàn bạc tham gia ý kiến vào các chủ trương và nhiệm vụ công tác của trường, các ý kiến đóng góp được xem xét, cân nhắc để Hiệu trưởng quyết định. Thông qua các đoàn thể, Ban thanh tra nhân dân kiểm tra giám sát hoạt động của trường. Kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát đều được lãnh đạo trường tiếp thu nghiêm túc.

- Hiệu trưởng xác định rõ trách nhiệm của người lãnh đạo trường. Thông qua Hội nghị CBCC, lãnh đạo nhà trường báo cáo công việc trước CBGVNV để CBGVNV góp ý kiến đánh giá, đồng thời nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của CBGVNV.

  1. Hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Nhà trường tiếp tục chỉ đạo về thực hiện đổi mới dân vận, xây dựng bộ Quy chế dân chủ yêu cầu mỗi CB, GV,NV nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy tinh thần dân chủ, tinh thần năng động sáng tạo để thực thi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành quy chế và cá quy định hiện hành về công vụ. Việc thực hiện QCDC [các quy chế, quy ước] được ban hành trong nhà trường ngay từ đầu năm học:

1. Nội quy trường học.

2. Nội quy làm việc của giáo viên.

3. Nội quy làm việc của bảo vệ.

4. Quy ước nếp sống văn hoá trong nhà trường.

5. Quy chế về lề lối làm việc, mối quan hệ công tác của bộ phận chức năng chuyên môn.

6. QCDC trong công tác tuyển dụng, đào tạo, nâng lương khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá.

7. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

8. Quy chế  về hoạt động của ban thanh tra nhân dân.

9. Quy chế về tiếp phụ huynh và giải quyết khiếu nại tố cáo.

10. Quy chế công khai tài chính và quản lý sử dụng tài sản công.

11. Quy chế chi tiêu nội bộ

       - Công khai bộ Quy chế - Quy ước tại bảng công khai phòng Hội đồng nhà trường.

     - Nhà trường xác định việc thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị là một công việc có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì thực hiện tốt qui chế dân chủ sẽ phát huy quyền làm chủ của tập thể nhà trường, góp phần huy động mọi tiềm năng trí tuệ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỉ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ QUÝ I

1.Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị.

 - Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, BGH nhà trường cùng các đoàn thể trong nhà trường đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ” . Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của các đoàn thể mà 100% cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường đã nghiêm chỉnh chấp hành quy chế dân chủ.

     - Kết quả thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là quyền con người, quyền công dân, quyền dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Việc thể chế hóa và thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

       - Việc xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ đã có tác động tích cực đến cuộc vận động xây dựng Đảng ở cơ sở. Các đồng chí Đảng viên của Chi bộ đã phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hiện Qui chế dân chủ trong nhà trường. Trong quý I, nhà trường đã kết nạp được 2 đ.c vào Đảng và xét 2 đ/c được đi học bồi dưỡng Đảng viên mới.

       - Cũng từ việc xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm cao trong nhiệm vụ xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ trong nhà trường một cách hiệu quả nhất. Đồng thời tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng phát huy tốt khả năng chủ động , sáng tạo, gắn bó đoàn kết thống nhất, gương mẫu thực hiện tốt Qui chế dân chủ của cơ quan, từ đó có tác dụng động viên lôi cuốn quần chúng thực hiện tốt Qui chế qui ước dân chủ của nhà trường, góp phần tích cực vào việc ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

  - QCDC được thực hiện công khai, rõ ràng, minh bạch: Công khai thu, chi tài chính, chế độ chính sách đối với CB, GV, NV, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, khen thưởng, kỉ luật,… mọi chính sách, văn bản được in treo công khai trên phòng Hội đồng, có sự bàn bạc, thống nhất trong Hội đồng trường.

2. Thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Các chính sách, văn bản được phổ biến, tuyên truyền kịp thời. BGH kịp thời chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện để tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên, nhân viên.

- Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường góp phần to lớn xây dựng nhà trường đoàn kết, tiến bộ, giữ vững ổn định nội bộ, góp phần đưa nhà trường phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

- Trong quý I, nhà trường không có các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

- Kết quả tham mưu cho cấp ủy về công tác tuyên truyền, tập huấn công tác kiểm tra, giảm sát; công tác thi đua, khen thưởng về thực hiện QCDC ở cơ sở. Kết quả tham mưu về việc kiện toàn, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của ban chi đạo; sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

- Kết quả tham mưu sơ kết, tổng kết các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Đánh giá chất lượng tham mưu và hoạt động của Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở địa phương, đơn vị.

- Thực hiện Quy chế dân chủ tại nhà trường có tác dụng lớn tới cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng góp phần củng cố hệ thống chính trị nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan:

- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan đã đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của giáo viên, nhân viên, giúp đội ngũ phấn khởi đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia xây dựng thực hiện Quy chế Quy ước dân chủ, ngày càng củng cố lòng tin của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên vào các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, quyền làm chủ của người lao động được mở rộng.

       3. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc.

- Kế hoạch tháng được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch năm và bám sát kế hoạch của phòng giáo dục chỉ đạo, kế hoạch tháng được thống nhất trong chi bộ, ban giám hiệu sau đó lấy ý kiến của CBGV, NV trong khi họp hội đồng. Hàng tháng tổ chức đánh giá tháng trước và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo.

- Các kế hoạch liên quan đến tổ chuyên môn và các đoàn thể được trưởng các bộ phận triển khai kịp thời phù hợp với thời gian thực hiện, các kế hoạch được duyệt trước khi triển khai và có ghi chép cụ thể trong sổ sinh hoạt.

- Về triển khai công văn: BGH, công đoàn triển khai đầy đủ trước toàn thể hội đồng các loại công văn của cấp trên, thường xuyên nhắc nhở CBGV, NV trong quá trình thực hiện, đặc biệt các công văn liên quan đến tài chính, chuyên môn, các chế độ chính sách cũng như giáo dục pháp luật.

- Việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường đều được đưa ra bàn bạc trong chi bộ, ban giám hiệu, lấy ý kiến và công khai trước tập thể, do đó tất cả CBGVNV điều được biết và giám sát. Giá cả mua sắm, nơi mua sắm đều được công khai, tạo điều kiện cho CBGVNV giám sát.

- Các kế hoạch mà nhà trường xây dựng đều được công khai minh bạch, kế hoạch phối hợp với công đoàn được hưởng ứng tích cực và hoạt động có hiệu quả.

- Công tác chuyên môn: Triển khai đấy đủ các văn bản, kế hoạch, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy,

- Nhà trường đã xây dựng nội quy, quy định của cơ quan và triển khai  trước hội đồng lấy ý kiến tập thể, trong quá trình thực hiện phân công các bộ phận theo dõi, báo cáo để đánh giá xếp loại thi đua.

- BGH nhà trường tạo điều kiện cho CBGVNV học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Nội dung này luôn được chú trọng trong việc xét thi đua, bình chọn để khen thưởng và xây dựng đội ngũ   

- Triển khai đầy đủ các văn bản có liên quan, niêm yết tại văn phòng những thông tin, danh  sách CBGVNV  được hưởng các quyền lợi đúng theo qui định của pháp luật. Nhà trường hướng dẫn các văn bản chỉ đạo của PGD cụ thể, rõ ràng và đúng thời hạn.

- Chi trả lương hàng tháng, giải quyết các chế độ nghỉ sinh, làm thêm giờ, tiền thưởng, bảo hiểm… đúng thời gian, không thiếu sót, việc trừ lương hàng tháng theo qui định điều được triển khai đầy đủ để CBGV, NV được biết.

- Công khai tài chính theo thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. Công khai ngân sách giao hàng năm trước hội đồng nhà trường. Công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ phải đồng bộ, rộng khắp và thường xuyên, mặc dù không gặp được CBGVNV nhưng nhà trường vẫn chỉ đạo, họp trực tuyến nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBGVNV trong việc thực hiện quy chế dân chủ.

- Đảm bảo chi đủ lương, phụ cấp, công tác phí, …theo quy định. Trong quý I, nhà trường đã mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ dạy và học như: bàn ghế hỏng, đồ dùng sát khuẩn phục vụ chào đón học sinh đến trường,…

- Việc sử dụng kinh phí đều được công khai trong hội đồng trước khi thực hiện và công khai giá cả sau khi mua sắm, cung cấp nơi mua sắm để tiện cho CBGVNV kiểm tra, giám sát,

    Qua việc thực hiện QCDC ở trường đã phát huy tác dụng góp phần củng cố kỉ cương nề nếp trong nhà trường, tạo ra sức mạnh tổng hợp, xây dựng được bầu không khí dân chủ, đoàn kết trong đội ngũ CBGV, NV phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong các hoạt động của trường. Chất lượng dạy và học của trường vẫn giữ vững trong quận, tạo được niềm tin đối với cha mẹ học sinh và lãnh đạo các cấp chính quyền. Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có đơn thư khiếu kiện.

             IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

 - Việc thực hiện QCDC gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ luôn luôn được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBGVNV, việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,  thực hiện năm “Kỷ cương hành chính”, trật tự văn minh đô thị, thực hiện bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức , viên chức, người lao động trong cơ quan được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Nội dung này được đưa vào đánh giá thi đua hàng tháng đối với từng CBGVNV nên hiệu quả rất cao. 100% các đ/c CBGVNV thực hiện nghiêm túc.  

   - Đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường tạo ra nhiều phong trào thi đua trong các tổ chức và cá nhân. Các đoàn thể đã phát huy được vai trò chủ động tuyên truyền CBGVNV thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở phối hợp với Chính quyền trong các nhiệm vụ, đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy sức mạnh giữ vững an ninh trật tự nhà trường.

   - Phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ của toàn thể CBGVNV tham gia đóng góp ý kiến. Xây dựng nhà trường tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, nâng cao trách nhiệm của chi bộ, nhà trường, các đoàn thể, mỗi CBGVNV trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ.

- 100% CB-ĐV-GV-NV có ý thức tốt trong việc tham gia hội họp, xây dựng các nội quy, quy chế dân chủ trong nhà trường. Luôn có ý thức,trách nhiệm trong việc phê bình và tự phê bình giúp tập thể nhà trường giữ được khâu đoàn kết nội bộ.

- Hầu hết lực lượng đảng viên trong chi bộ là lực trẻ có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, tâm huyết với nghề và luôn có tinh thần trách nhiệm trong công tác và luôn gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời chấp hành nghiêm túc quy chế xây dựng dân chủ tại đơn vị.

2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

    - Ban Thanh tra nhân dân chưa phát huy đầy đủ chức năng của mình trong công tác giám sát kiểm tra đôn đốc cán bộ, viên chức trong việc thực hiện nghiêm Quy chế Quy ước dân chủ.

    - Việc kiểm tra đôn đốc của Ban chỉ đạo đôi lúc chưa thực hiện triệt để.

      * Nguyên nhân tồn tại hạn chế:

   - Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đều là CBGVNV kiêm nhiệm, công tác kiểm tra chưa chuyên sâu nên việc triển khai một số hoạt động còn hạn chế.

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ II NĂM 2022

1. Nhiệm vụ trọng tâm

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp của Chi ủy Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn và các đoàn thể nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, nhân viên quan điểm chỉ đạo của Đảng và kế hoạch chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Quận ủy Hoàng Mai.

- Gắn việc xây dựng Quy chế dân chủ với việc thực hiện nhiệm vụ Chỉ thị của ngành, địa phương góp phần tích cực xây dựng Đảng, chính quyền đấu tranh chống tham nhũng lãng phí.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các Quy chế Quy ước dân chủ.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường.

- Phát huy quyền làm chủ của toàn thể CB-GV-NV gắn liền với cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong công việc và thực hiện dân chủ trong đơn vị. Đồng thời, nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm xây dựng một đơn vị trường học dân chủ, vững mạnh. Trong năm, BGH và BCH Công đoàn nhà trường thông báo kịp thời đến các thành viên trong tập thể đơn vị biết rõ về các chủ trương, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục và các nội quy, quy định của nhà trường về thực hiện nhiệm vụ công tác của CB-GV-NV trong nhà trường. Không để một trường hợp đơn thư khiếu kiện và không có CB-GV-NV vi phạm nội quy, quy chế làm việc của nhà trường và của ngành.

- BGH nhà trường tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nội dung của Nghị định số 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong toàn thể CB-GV-NV.

2. Giải pháp thực hiện:

- BGH nhà trường thường xuyên chỉ đạo sâu sát công tác triển khai Nghị định số 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020, về việc Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; cập nhật kịp thời những văn bản, tài liệu tham khảo có liên quan đến công tác QCDC cho tất cả các CB-GV-NV tìm hiểu. Tích cực đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra sâu sát tình hình tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong đơn vị. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn công tác QCDC do các cấp tổ chức.

- Củng cố, duy trì việc tiếp phụ huynh học sinh xây dựng, đổi mới phương thức hoạt động, hộp thư góp ý của nhà trường, thông báo công khai số máy di động của ban lãnh đạo nhà trường. Thường xuyên tổ chức ý kiến của nhà giáo, cán bộ, công chức vào một số công việc quan trong nhà trường. Niêm yết công khai lịch công tác của nhà trường, các cán bộ giáo viên hàng ngày xem kế hoạch niêm yết của nhà trường tại văn phòng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử trong nhà trường.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường; hình thức kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

 - Ban Chỉ đạo tổ chức sơ kết 6 tháng, đánh giá kết quả đạt được; xây dựng nội dung chương trình kế hoạch cho các quý tiếp theo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị; kết quả tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, các ý kiến, các kiến nghị.... Đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi sách nhiễu, xâm phạm lợi ích chính đáng quyền làm chủ của người dân, cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, lao động và người học.

VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Để giúp Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có biện pháp và kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế Quy ước dân chủ có hiệu quả cao. Rất mong Ban chỉ đạo cấp trên tạo điều kiện tăng cường công tác bồi dưỡng và giúp đỡ cơ sở trong công tác chỉ đạo thực hiện cuộc vận động xây dựng và thực hiện Quy ước Quy chế dân chủ ngày một tốt hơn.

Trên đây là Báo cáo kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở quý I năm 2022 của trường Tiểu học Giáp Bát

Trường Tiểu học Giáp Bát trân trọng báo cáo!

Nơi nhận:

-Phòng GD&ĐT Quận [để b/c];

-Lưu VT.

Hiệu trưởng

                       Ngô Thị Hằng

Video liên quan

Chủ Đề