Ban kiểm soát hợp tác xã có bao nhiêu người

Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, vừa khuyến khích kinh tế cộng đồng thành viên hợp tác xã, vừa tôn trọng và nâng cao vị thế kinh tế hộ thành viên, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Vậy thành lập hợp tác xã cần những hồ sơ gì? Thành lập hợp tác xã cấn có bao nhiêu thành viên sáng lập.

Thành lập hợp tác xã cấn có bao nhiêu thành viên sáng lập?

Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định khái niệm hợp tác xã như sau:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi thành lập hợp tác xã phải có tối thiểu 7 thành viên sáng lập.

Sáng lập viên hợp tác xã là ai?

– Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.

Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.

– Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân muốn trở thành thành viên hợp tác xã cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

+ Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

+ Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

+ Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã;

+ Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Thành viên hợp tác xã có các quyền như sau:

– Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ;

– Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ;

– Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã;

– Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên;

– Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật Hợp tác xã;

– Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã;

– Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc], ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;

– Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

– Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

– Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của điều lệ.

Thủ tục đăng ký hợp tác xã như thế nào?

Thành lập hợp tác xã được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Sáng lập và công tác chuẩn bị

Ở bước này sẽ phải thực hiện các công việc như sau:

+ Tìm sáng lập viên;

+ Sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cầu tham gia hợp tác xã;

+ Xây dựng dự thảo Điều lệ hợp tác xã;

+ Xây dựng dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã;

+ Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia hợp tác xã;

+ Lấy ý kiến đóng góp của dân [những người sẽ là thành viên] về dự thảo Điều lệ và Phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã;

+ Họp bàn cơ cấu tổ chức HTX, đề cử các chức danh Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Trưởng Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã

Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Nội dung của hội nghị bao gồm:

Thông qua dự thảo Điều lệ [xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã năm 2012].

– Thông qua Phương án sản xuất kinh doanh [Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT].

– Thông qua danh sách thành viên [Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT].

– Bầu cử hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, trưởng ban kiểm soát [Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT].

– Thông qua nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã.

Bước 3: Đăng ký thành lập hợp tác xã

Thành lập hợp tác xã bao gồm các hồ sơ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập HTX theo mẫu quy định ;

– Điều lệ của HTX được xây dựng theo Điều 21 Luật HTX;

– Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định ;

– Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục ;

– Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định;

– Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật HTX đã được biểu quyết thông qua.

Trên đây là nội dung bài viết thành lập hợp tác xã cần có bao nhiêu thành viên sáng lập? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hiện nay, Ban kiểm soát, kiểm soát viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào? Hãy cùng đi nghiên cứu những nội dung sau đây:

Theo Luật hợp tác xã năm 2012 quy định thì hợp tác xã và liên hợp tác xã được định nghĩa như sau:

“1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

“2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”

Theo Điều 39 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định về ban kiểm soát, kiểm soát viên

như sau:

  1. Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.
  2. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.

  1. Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
  2. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
  3. a] Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ;
  4. b] Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  5. c] Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc], thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  6. d] Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

đ] Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;

  1. e] Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;
  2. g] Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
  3. h] Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc] khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  4. i] Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
  5. k] Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này;
  6. l] Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và điều lệ.
  7. Thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên được hưởng thù lao và được trả các chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  8. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ của mình.”

  • Chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước do ai bổ nhiệm? Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên  theo quy định pháp luật hiện hành là gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những vấn đề này.   1. Bổ nhiệm chủ tịch HĐTV   Khoản 1…

  • Ban kiểm soát được lập ra bởi Hội đồng thành viên nhằm giúp Hội đồng thành viên kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán,… Vậy Luật Doanh nghiệp 2020 quy định ban kiểm soát và kiểm…

  • Ban kiểm soát được lập ra bởi Hội đồng thành viên nhằm giúp Hội đồng thành viên kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán,… Vậy ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước và…

  • Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc được coi là cơ quan hành pháp, cơ quan điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; còn Ban Kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp, cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và…

Video liên quan

Chủ Đề