Bản án ly hôn là gì năm 2024

Theo luật sư Huỳnh Công Thư, Đoàn LS tỉnh Long An, hiện tượng “ly hôn” là hiện tượng xã hội, nó xuất hiện cùng với hiện tượng “kết hôn” khi con người bắt đầu cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng. Khái niệm “ly hôn” là một thuật ngữ pháp luật hôn nhân & gia đình, mà dân gian thường gọi là “ly dị”, Khái niệm này lần đầu tiên được đề cập ở Việt Nam từ Luật Hôn nhân và gia đình 1959 ở miền Bắc. Sau ngày đất nước thống nhất, Quốc Hội ban hành Luật Hôn nhân và gia đình 1986, khái niệm này được dùng chung cho cả nước.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Chỉ có tòa án là cơ quan duy nhất có quyền thụ lý ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định.

VIDEO: Nóng bỏng phiên tòa xét xử tranh chấp ly hôn giữa vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng khi tình trạng gia đình trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tòa án có thể căn cứ vào tình trạng của hôn nhân, mục đích của nó đã đến mức trầm trọng hay chưa để có thể ra phán quyết chấp nhân cho ly hôn hay là không, trừ trường hợp thuận tình.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền dân sự của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và phải được bảo đảm thực hiện. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

tin liên quan

Việt kiều Mỹ 'cày' gì để có nhiều tiền: 'Tôi làm rửa chén, chùi toilet!'

Tuy nhiện, để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, luật không cho phép người chồng được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp, không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định pháp luật.

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

tin liên quan

Việt kiều Mỹ ‘cày’ gì để có nhiều tiền: Góc khuất vô hình của giấc mơ Mỹ

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn Shutterstock

Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Hôn nhân chấm dứt cũng có thể đồng nghĩa với việc sở hữu chung tài sản cũng chấm dứt, tòa án ngoài giải quyết vấn đề quan hệ hôn nhân, còn phải giải quyết luôn vấn đề chia tài sản chung và vấn đề cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mắc các chứng bệnh về thể chất và tâm thần mà không thể tự nuôi sống được bản thân.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  1. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  1. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  1. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Hôn nhân chấm dứt cũng có thể đồng nghĩa với việc sở hữu chung tài sản cũng chấm dứt Ảnh minh họa TNO

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Quan hệ về con chung

tin liên quan

‘Chúng tôi có rất nhiều tiền, chúng tôi vẫn ly hôn’

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

tin liên quan

Vụ ly hôn nghìn tỷ, nghĩ đến hợp đồng tiền hôn nhân của Tổng thống Donald Trump

Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con và không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng;

- Giấy đăng ký kết hôn [bản chính];

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của các con;

- Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu tòa án phân chia.

Tòa án cấp huyện sẽ giải quyết ly hôn đối với công dân cư trú trong nước, tòa án cấp tỉnh sẽ thụ lý giải quyết vụ án ly hôn mà một trong các đương sự hiện đang cư trú tại nước ngoài.

Bản án ly hôn bao lâu thì có hiệu lực?

Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì sau khi Toà án ra quyết định ly hôn, việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực ngay; nếu là đơn phương ly hôn thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, không có kháng cáo của vợ chồng hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì bản án ly hôn sẽ có hiệu lực pháp luật.

Sau bao lâu thì được trích lục bản án ly hôn?

– Thời gian cấp trích lục bản án ly hôn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên Tòa xét xử vụ án đơn phương. – Thời gian cấp trích lục quyết định ly hôn là 05 ngày làm việc, tính từ ngày ra quyết định ly hôn.

Bao lâu thì nhận được quyết định ly hôn của tòa?

Mất bao lâu thì có giấy quyết định ly hôn? Quyết định giải quyết ly hôn được Tòa án ban hành khi kết thúc việc giải quyết vụ án ly hôn. Theo đó, thời gian ban hành quyết định ly hôn là 07 ngày kể từ ngày các bên ký thỏa thuận đồng thuận ly hôn tại Tòa án hoặc 10 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

Sau khi ly hôn bao lâu thì được kết hôn với người khác?

Ly hôn bao lâu thì được kết hôn lại? Theo Khoản 1 Điều 57 của luật Hôn nhân – gia đình 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc sau bao nhiêu năm ly hôn thì mới có thể kết hôn lại.

Chủ Đề