Bài tập về oxit lớp 9

Oxit Axit và Oxit bazơ là những chất hóa học quan trọng, tham gia vào rất nhiều quá trình phản ứng khi các em học hóa học vô cơ, vì vậy đây là nội dung mà các em nên dành nhiều thời gian để học thật kỹ.

Nội dung bài viết này chúng ta sẽ cùng ôn lại một số kiến thức về Oxit, hệ thống lại các dạng bài tập về Oxit axit tác dụng với dung dịch kiểm, và ngược lại bài tập Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit để các em hiểu rõ hơn.

Bạn đang xem: Bài tập về Oxit axit tác dụng dunh dịch kiềm, Oxit bazơ tác dụng với Axit – Hóa 9 chuyên đề

I. Kiến thức cần nhớ về Oxit, phân loại oxit

1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Na2O, BaO, MgO,…

2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: CO2, SO2, SO3,…

3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Al2O3, ZnO, SnO, PbO

4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước

* Ví dụ: CO, NO,…

II. Các dạng bài tập Oxit

° Dạng 1: Bài toán Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit

* Phương pháp giải:

 Để giải bài tập dạng này ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Viết phương trình phản ứng: Oxit bazo + axit → muối + H2O

 * Ví dụ: CaO + HCl → CaCl2 + H2O

  Fe2O3 + H2SO4 → Fe2[SO4]3 + H2O

– Bước 2: Xác định số mol lượng chất đề bài cho sẵn

– Bước 3: Từ phương trình hóa học, áp dụng thêm một số định luật khác như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải quyết yêu cầu của đề bài

* Bài tập 1: Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề bài: Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?

Lời giải: 

– Theo bài ra, ta có: nCaO = m/M = 5,6/56 = 0,1 [mol].

– PTHH: CaO    +   2HCl → CaCl2 + H2O

            1 mol      2mol

           0,1 mol → x mol

– Theo PTPƯ ta có nHCl = 2nCaO = 2.0,1 = 0,2[mol]

⇒ mHCl = n.M = 0,2.36,5 = 7,3 [g]

 Từ công thức:

 

⇒ Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là 50[g].

* Bài tập 2: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là bao nhiêu?

Xem lời giải

• Đề bài: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là bao nhiêu?

• Lời giải:

– Theo bài ra, ta có: nMgO = m/M = 10/40 = 0,25 [mol].

– PTHH: MgO  +  2HCl → MgCl2 + H2O

             1 mol    2mol

            0,25  →  x? mol

⇒ Theo PTPƯ: nHCl = 2nMgO = 2.0,25 = 0,5[mol].

– Nồng độ của dung dịch HCl là: 

* Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam FeO cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề bài: Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam FeO cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là bao nhiêu?

Lời giải:

– Theo bài ra, ta có: nFeO = m/M = 14,4/72 = 0,2[mol].

– PTPƯ: FeO  +  2HCl → FeCl2 + H2O

            1mol    2mol

            0,2 →  x? mol

– Theo PTPƯ, ta có: nHCl = 2nFeO = 2.0,2 = 0,4[mol].

– Từ công thức:

⇒ Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hoàn toàn 14,4 gam FeO là 200[ml].

  *Ví dụ: CO2 + Ca[OH]2 → H2O + CaCO3↓

– Bước 2: Xác định số mol lượng chất đề bài cho sẵn

– Bước 3: Từ phương trình hóa học, áp dụng thêm một số định luật khác như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải quyết yêu cầu của đề bài

* Bài tập 1: Cho 1,68 lít CO2 [đktc] sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề bài: Cho 1,68 lít CO2 [đktc] sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu?

Lời giải:

– Theo bài ra: ta có: nCO2 = V/22,4 = 1,68/22,4 = 0,075 [mol].

– Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

 CO2   +   2KOH → K2CO3 + H2O

 1mol                    1mol

 0,075    →            x?mol

– Theo PTPƯ: nK2CO3 = nCO2 = 0,075[mol]

– Vì thể tích dung dịch trước và sau không thay đổi ⇒ Vdd = 250 ml = 0,25 lít

⇒ Nồng độ muối thu được sau phản ứng là: 

* Bài tập 2: Dùng 400ml dung dịch Ba[OH]2 0,1M hấp thụ hoàn toàn lít khí SO2 [đktc]. Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của là bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề bài: Dùng 400ml dung dịch Ba[OH]2 0,1M hấp thụ hoàn toàn lít khí SO2 [đktc]. Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của là bao nhiêu?

 Lời giải:

– Theo bài ra, ta có: VBa[OH]2 = 400[ml] = 0,4[l].

⇒ nBa[OH]2 = CM.V = = 0,1.0,4 = 0,04 [mol].

– Có PTPƯ:

    SO2     +   Ba[OH]2  →  BaSO3 + H2O

    1[mol]       1[mol]

    x?mol       0,04 mol

– Theo PTPƯ: nSO2= nBa[OH]2 = 0,04 [mol].

⇒ VSO2 = nCO2.22,4 = 0,04 . 22,4 = 0,896[lít].

Như vậy, với 3 dạng toán điểm hình: Oxit axit tác dụng với dụng dịch kiểm, Oxit bazo tác dụng với dung dịch axit và bài tập phản ứng giữa các oxit với nhau. Hy vọng các em sẽ hiểu rõ và vận dụng tốt để chuẩn bị cho các bài học tiếp theo.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề