Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Để chứng minh đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) ta chứng minh:

– a vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong (P).

– a song song với đường thẳng b mà b vuông góc với (P).

Bài tập chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Cho tứ diện ABCD có hai mặt và ABC và BCD là hai tam giác cân có chung đáy BC.

Điểm I  là trung điểm của cạnh BC.

a) Chứng minh $BC\bot (ADI)$

b) Gọi AH là đường cao trong tam giác ADI. Chứng minh rằng $AH\bot (BCD)$

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a) Do các tam giác ABC và BCD là hai tam giác cân nên tại A và D ta có: $\left\{ \begin{array}  {} AI\bot BC \\  {} DI\bot BC \\ \end{array} \right.$ (trong tam giác cân đường trung tuyến đồng thời là đường cao)

Do đó $BC\bot (ADI)$.

b) Do AH là đường cao trong tam giác ADI nên $AH\bot DI$

Mặt khác $BC\bot (ADI)\Rightarrow BC\bot AH$

Do đó $AH\bot (BCD)$

Bài tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. $SA\bot (ABCD)$. Gọi M và N lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các đường thẳng SB và SD.

a) Chứng minh rằng $BC\bot (SAB),CD\bot (SAD)$.

b) Chứng minh rằng $AM\bot (SBC);AN\bot (SCD)$.

c) Chứng minh rằng $SC\bot (AMN)$ và MN//BD

d) Gọi K là giao điểm của SC với mặt phẳng (AMN). Chứng minh rằng tứ giác AMKN có hai đường chéo vuông góc.

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a) Do $SA\bot (ABCD)\Rightarrow SA\bot BC$

Mặt khác ABCD là hình vuông nên $BC\bot AB$

Khi đó $\left\{ \begin{array}  {} BC\bot AB \\  {} BC\bot SA \\ \end{array} \right.\Rightarrow BC\bot (SAB)$

Tương tự chứng minh trên ta có: $CD\bot (SAD)$

b) Do $BC\bot (SAB)\Rightarrow BC\bot AM$

Mặt khác $AM\bot SB\Rightarrow AM\bot (SBC)$

Tương tự ta có: $AN\bot (SCD)$

c) Do $\left\{ \begin{array}  {} AM\bot (SBC) \\  {} AN\bot (SCD) \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} AM\bot SC \\  {} AN\bot SC \\ \end{array} \right.\Rightarrow SC\bot (AMN)$

Hai tam giác vuông SAB và SAD bằng nhau có các đường cao tương ứng là AM và AN nên CM = DN. Mặt khác tam giác SBD cân tại đỉnh S nên MN//BD.

d) Do ABCD là hình vuông nên $AC\bot BD$, mặt khác $SA\bot BD\Rightarrow BD\bot (SAC)$

Do $MN//BD\Rightarrow MN\bot (SAC)\Rightarrow MN\bot AK$

Bài tập 3: Cho tứ diện ABCD có ba cạnh AB, AC, AD đôi một vuông góc.

a) Chứng minh hình chiếu vuông góc của đỉnh A lên mặt phẳng (BCD) trùng với trực tâm của tam giác BCD.

b) Chứng minh rằng $\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{C}^{2}}}+\frac{1}{A{{D}^{2}}}$

c) Chứng minh rằng tam giác BCD có 3 góc nhọn.

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a) Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm A trên mặt phẳng (BCD) thì $AH\bot (BCD)$

Ta có $\left\{ \begin{array}  {} AD\bot AB \\  {} AD\bot AC \\ \end{array} \right.\Rightarrow AD\bot (ABC)\Rightarrow AD\bot BC$

Mặt khác $AH\bot BC\Rightarrow BC\bot (ADH)\Rightarrow BC\bot DH$

Tương tự chứng minh trên ta có: $BH\bot CD$

Do đó H là trực tâm của tam giác BCD.

b) Gọi $E=DH\cap BC$, do $BC\bot (ADH)\Rightarrow BC\bot AE$

Xét ∆ ABC vuông tại A có đường cao AE ta có: $\frac{1}{A{{E}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{C}^{2}}}$

Lại có: $\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{D}^{2}}}+\frac{1}{A{{E}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{C}^{2}}}+\frac{1}{A{{D}^{2}}}$(đpcm).

c) Đặt AB = x; AC = y; AD = z. Ta có: $\left\{ \begin{array}  {} BC=\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} \\  {} BD=\sqrt{{{x}^{2}}+{{z}^{2}}} \\  {} CD=\sqrt{{{y}^{2}}+{{z}^{2}}} \\ \end{array} \right.$

Khi đó $\text{cosB=}\frac{B{{C}^{2}}+B{{D}^{2}}-C{{D}^{2}}}{2.BC.BD}=\frac{{{x}^{2}}}{BC.BD}>0\Rightarrow \widehat{CBD}<{{90}^{\circ }}$

Tương tự chứng minh trên ta cũng có $\left\{ \begin{array}  {} \widehat{BDC}<{{90}^{\circ }} \\  {} \widehat{BCD}<{{90}^{\circ }} \\ \end{array} \right.\Rightarrow $ tam giác BCD có 3 góc nhọn.

Bài tập 4: Cho hình chóp S.ABC có $SA\bot (ABC)$, các tam giác ABC và SBC là các tam giác nhọn. Gọi H và K lần lượt là trực tâm của các tam giác ABC và SBC. Chứng minh rằng:

a) AH, SK, BC đồng quy.

b) $SC\bot (BHK)$.

c) $HK\bot (SBC).$

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a) Giả sử $AH\bot BC$ tại M.

Ta có: $\left\{ \begin{array}  {} BC\bot AM \\  {} BC\bot SA \\ \end{array} \right.\Rightarrow BC\bot (SAM)\Rightarrow BC\bot SM$

Mặt khác $SK\bot BC\Rightarrow $ S, K, M thẳng hàng do đó AH, SK, BC đồng quy tại điểm M.

b) Do H là trực tâm của tam giác ABC nên $BH\bot AC$

Mặt khác $BH\bot SA\Rightarrow BH\bot (SAC)\Rightarrow BH\bot SC$

Lại có: $BK\bot SC\Rightarrow SC\bot (BHK)$

c) Do $SC\bot (BHK)\Rightarrow SC\bot HK$, mặt khác $BC\bot (SAM)\Rightarrow BC\bot HK$

Do đó $HK\bot (SBC)$

Bài tập 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O và có SA = SC, SB = SD.

a) Chứng minh rằng $SO\bot (ABCD)$

b) Gọi I, K lần lượt là trung điểm của BA và BC. Chứng minh rằng $IK\bot (SBD)$ và $IK\bot SD$

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a) Do SA = SC $\Rightarrow $ ∆ SAC cân tại S có trung tuyến SO đồng thời là đường cao suy ra $SO\bot AC$

Tương tự ta có: $SO\bot BD\Rightarrow SO\bot (ABCD)$

b) Do ABCD là hình thoi nên $AC\bot BD$

Mặt khác $SO\bot (ABCD)\Rightarrow AC\bot SO$

Do vậy $AC\bot (SBD)$

IK là đường trung bình trong tam giác BAC nên $IK//AC$ mà $AC\bot (SBD)\Rightarrow IK\bot (SBD)$

Bài tập 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Mặt bên SAB là tam giác đều, SCD là tam giác vuông cân đỉnh S. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD.

a) Tính các cạnh của tam giác SIJ, suy ra tam giác SIJ vuông.

b) Chứng minh rằng $SI\bot (SCD);SJ\bot (SAB).$

c) Gọi H là hình chiếu của S lên IJ, chứng minh rằng $SH\bot (ABCD).$

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a) Ta có: ∆SAB đều cạnh a nên $SI=\frac{a\sqrt{3}}{2}$

Tứ giác IBCJ là hình chữ nhật nên IJ = BC = a

∆SCD là tam giác vuông cân đỉnh S $\Rightarrow SJ=\frac{CD}{2}=\frac{a}{2}$

Do đó $S{{J}^{2}}+S{{I}^{2}}=I{{J}^{2}}={{a}^{2}}\Rightarrow \vartriangle SIJ$ vuông tại S.

b) Do ∆SCD cân tại S nên $SJ\bot CD$

Do $AB//CD\Rightarrow SJ\bot AB$

Mặt khác $SJ\bot SI\Rightarrow SJ\bot (SAB)$

Chứng minh tương tự ta có: $SI\bot (SCD).$

c) Do $SI\bot (SCD)\Rightarrow SI\bot CD$

Mặt khác $CD\bot IJ\Rightarrow CD\bot (SIJ)\Rightarrow CD\bot SH$

Do $SH\bot IJ\Rightarrow SH\bot (ABCD)$

Bài tập 7: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A, điểm I và H lần lượt là trung điểm của AB và BC. Trên đoạn CI và SA lần lượt lấy hai điểm M, N sao cho MC = 2MI, NA = 2NS. Biết $SH\bot (ABC)$, chứng minh $MN\bot (ABC)$

Lời giải chi tiết

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Do điểm M thuộc đường trung tuyến CI và MC = 2MI

$\Rightarrow $ M là trọng tâm tam giác ABC $\Rightarrow M=AH\cap CI$

Ta có : $\frac{NA}{NS}=\frac{MA}{MH}=2\Rightarrow MN//SH$

Mặt khác $SH\bot (ABC)\Rightarrow MN\bot (ABC)$

Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng – Bài 3

 Tuyển tập các bài toán đường thẳng vuông góc với mặt phẳng nâng cao, có hướng dẫn giải chi tiết cho các bạn tự học

Để làm được tốt các bài tập trong phần này. Các bạn học sinh hãy nghe giảng các bài từ dễ đến khó như sau: 

Bài giảng 1: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng dễ nhất

Bài giảng 2: Sử dụng tính chất đường thẳng vuông góc mặt phẳng. Đặc biệt là SA vuông góc với đáy thì SA vuông góc với tất cả các đường thuộc đáy

Bài giảng 3: Vận dụng kiến thức để chứng minh các mặt bên của hình chóp là các tam giác vuông

Bài giảng 4: Vận dụng kiến thức để chứng minh yếu tố vuông góc. Các bài toán hình chiếu vuông góc của A trên các cạnh SB, SC, SD

Các bạn ủng hộ và đăng kí kênh youtube: Học toán cùng Nhân thành để được cập nhật những thông tin mới nhất, các bài giảng mới nhất môn Toán cả toán phổ thông và toán đại học

Bài tập vận dụng kiến thức

Bài 1: Cho hình chóp SABCD đáy ABCD là hình thang vuông tại A, B. Biết AD= 2AB =2BC , SA vuông góc với đáy (ABCD). Chứng minh rằng các mặt bên của hình chóp là các tam giác vuông

 Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng a, SAB là tam giác đều, SCD là tam giác vuông cân đỉnh S. Gọi I, J là trung điểm của AB và CD.

  1. Tính các cạnh của tam giác SIJ và chứng minh SI ⊥ (SCD), SJ ⊥ (SAB).
  2. Gọi SH là đường cao của tam giác SIJ. Chứng minh SH ⊥ AC và tính độ dài SH.
  3. Gọi M là điểm thuộc BD sao cho BM ⊥ SA. Tính AM theo a

Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. SAB là tam giác đều và SC = a√2. Gọi H, K là trung điểm của AB, AD.

  1. Chứng minh SH⊥  (ABCD).
  2.  Chứng minh AC ⊥ SK và CK  ⊥ SD

Bài 4: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình chữ nhật có AB = a, BC =a√3 , mặt bên SBC vuông tại B, SCD vuông tại D có SD = a√5

  1. Chứng minh SA ⊥ (ABCD) và tính SA.
  2. Đường thẳng qua A vuông góc với AC, cắt CB, CD tại I, J. Gọi H là hình chiếu của A trên SC, K và L là giao điểm của SB, SD với mp(HIJ). Chứng minh AK ⊥ (SBC) và AL ⊥ (SCD).
  3. Tính diện tích tứ giác AKHL.

Hướng dẫn giải: 

Bài tập tự luận chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Bài 5: Cho hình chóp SABC có  SA = SB = SC = a , ∠ASB = ∠ASC = 600, ∠BSC = 900  M là trung điểm của BC. Chứng minh  AB ⊥ AC  và  SM ⊥ ( ABC ) . 

Hướng dẫn giải 

Bài 6: Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc , H là hình chiếu vuông góc O trên mặt phẳng (ABC)

  1. Chứng minh BC ⊥ (OAH), AC ⊥ (OBH), AB ⊥ (OCH)
  2. Chứng minh H là trực tâm của tam giác ABC
  3. 1/OH2 = 1/ OA2 + 1/ OB2 + 1/OC2

Bài giảng video. Nếu thật sự có ý nghĩa. Hãy chia sẽ nó cho người thân thiết của bạn.