Bài tập thanh toán quốc tế nhờ thu

Với xu thế thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Việc giao dịch và mua bán toàn cầu trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Cùng với quá trình trao đổi mua bán đó thì câu hỏi đặt ra là việc thanh toán quốc tế sẽ được thực hiện như thế nào?

Và làm sao để hai chủ thể ở hai quốc gia cách xa nhau có thể mua bán được với nhau. Sau đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ chia sẻ cho các bạn về một số phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng trong thương mại quốc tế hiện nay.

1. Khái niệm thanh toán quốc tế

Có thể hiểu thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trảquyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác. Hoặc giữa một quốc gia có thể với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

2. Đặc trưng của thanh toán quốc tế

        + Đồng tiền tính toán: dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.

        + Đồng tiền thanh toán: có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.

        + Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng. Có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hoặc có thể là một nước thứ 3.

        + Việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định.

Thời gian thanh toán là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng

Có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:

  • Trả tiền trước: bên người nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng.
  • Trả tiền ngay: người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.
  • Trả tiền sau: Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.

Là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tùy từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.

3. Vai trò của phương thức thanh toán quốc tế

  • Xác định được chính xác thời gian thanh toán đúng hạn
  • Đảm bảo tính chặt chẽ trong hợp đồng mua bán giữa các bên
  • Hạn chế các rủi ro về khoảng cách địa lý, văn hóa, pháp luật và phong tục tập quán theo từng vùng miền
  • Là căn cứ để xác định và truy cứu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp.

4. Các phương thức thanh toán quốc tế

Tùy vào mỗi phương thức thanh toán sẽ có mức độ an toàn và chi phí khác nhau. Do đó, việc chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào mối quan hệ của đối tác với bạn, tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như mức độ rủi ro của giao dịch. Trong một số trường hợp còn tùy thuộc vào quy định của quốc gia để chọn phương thức thanh toán quốc tế cho phù hợp.

4.1 Thanh toán bằng tiền mặt

Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu dùng tiền mặt để trả cho người xuất khẩu. Hiện nay, phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế, chỉ sử dụng trong trường hợp mua bán qua biên giới.

Thanh toán bằng tiền mặt phân thành 2 loại: + Thanh toán bằng tiền mặt trả một lần: là thanh toán toàn bộ trị giá hàng theo một trong những điều kiện sau:
  • Khi nhận được giấy báo bằng điện tín của người xuất khẩu là hàng sẵn sàng để bốc xếp.
  • Khi nhận được giấy báo bằng điện tín của thuyền trưởng là hàng đã được bốc xếp lên boong tàu ở cảng xuất phát.
  • Khi người xuất khẩu giao bộ chứng từ hàng hóa theo hợp đồng cho người nhập khẩu.
  • Khi người xuất khẩu giao bộ chứng từ hàng hóa có số ngày hoặc số giờ ưu đãi. Trong trường hợp này người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải có bảo đảm của ngân hàng.
+ Thanh toán bằng tiền mặt trả từng phần: được thực hiện bằng một số lần theo mức độ giao hàng nhiều hay ít, theo điều kiện. Có thể trả theo từng tháng, nửa năm, hàng quý, …

Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt trả từng phần phụ thuộc vào tình hình giao hàng đã cam kết từ trước. Phần thanh toán chủ yếu, trả sau khi hàng đã đươc xếp vào tàu hay chyển giao các giấy tờ hàng hóa. Phần còn lại trả sau khi người nhập khẩu nhận được hàng hoặc khi hết thời gian giao hẹn.

Thanh toán bằng tiền mặt trả từng phần thường áp dụng nhiều nhất trong mua bán thiết bị đắt tiền, thời gian sản xuất dài

4.2 Thanh toán bằng điện chuyển tiền

Khái niệm:

Đây là phương thức người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng của mình chuyển cho người xuất khẩu, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền nhất định, do người xuất khẩu yêu cầu.

Các bên tham gia:
  • Người nhập khẩu – người trả tiền: yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
  • Người xuất khẩu – người thụ hưởng
  • Ngân hàng của người nhập khẩu – Ngân hàng chuyển tiền
  • Ngân hàng của người xuất khẩu: – Ngân hàng đại lý
Quy trình thực hiện:
Dien chuyen tien

[1] Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình trả tiền cho nhà xuất khẩu

[2] Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển tiền và gửi giấy báo nợ tới ngân hàng nhập khẩu

[3] Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài gửi tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo nợ cho bên xuất khẩu.

[4] Nhà xuất khẩu khi nhận được tiền thì giao hàng theo yêu cầu.

Ưu điểm của phương thức điện chuyển tiền:
  • Đơn giản và thuận tiện
  • Tốc độ nhanh chóng

          + Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán L/C

          + Người mua không bị đọng vốn khi ký quỹ L/C

          + Chứng từ hàng hóa đơn giản hơn

Nhược điểm:
  • Chứa đựng nhiều rủi ro do không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của hai bên mua và bán
  • Người mua trả tiền sau khi đã nhận được chứng từ và hàng hóa nên có xu hướng chậm trả hơn so với yêu cầu đã thỏa thuận.
  • Người bán khó thu tiền đúng kỳ hạn
Lưu ý:
  • Nên sử dụng phương thức điện chuyển tiền nếu người mua và người bán có quan hệ tin cậy, hợp tác lâu dài và tín nhiệm lẫn nhau.
  • Chỉ thực hiện chuyển tiền sau khi đã nhận được chứng từ hàng hóa hoặc sau khi đã nhận được hàng hóa
  • Phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

4.3 Thanh toán nhờ thu

Khái niệm:

Đây là phương thức nhà xuất khẩu sẽ nhờ một ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Sử dụng một trong các công cụ thanh toán gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc quốc tế, hóa đơn thu tiền.

Có hai loại nhờ thu:

Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán mà người bán nhờ ngân hàng của mình thu hộ tiền căn cứ vào chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại.

Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào chứng từ tài chính mà còn căn cứ vào bộ chứng từ thương mại

Có hai loại nhờ thu kèm chứng từ:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ [D/P]: sử dụng trong buôn bán trả tiền ngay.

Nhờ thu đổi chứng từ [D/A]: sử dụng trong trường hợp người bán cấp tín dụng cho người mua.

Các bên tham gia:
  • Người xuất khẩu: – người ủy thác thu
  • Ngân hàng chuyển chứng từ – ngân hàng
  • Ngân hàng thu hộ
  • Người nhập khẩu – trả tiền hoặc ngân hàng do người nhập khẩu chỉ định
Quy trình thực hiện: Nhờ thu phiếu trơn:
Nhờ thu phiếu trơn

[1], [2] Bên mua và bên bán đàm phán và ký kết hợp đồng

[3] Người xuất khẩu sau khi gửi hàng và chứng từ cho người nhập khẩu sẽ lập một hối phiếu và viết yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng  của mình đòi tiên hộ.

[4] Ngân hàng bên xuất khẩu gửi ủy nhiệm thu kèm hối phiếu cho ngân hàng bên người nhập khẩu tại nước ngoài.

[5] Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền

[6] Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu

[7] Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.

[8] Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận tới nhà xuất khẩu.

Lưu ý:

Phương thức này ít được sử dụng do không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau.

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Nhờ thu kèm chứng từ

[1] Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo như hợp đồng đã ký kết.

[2] Người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền.

[3] Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa và nhờ thu sang ngân hàng bên người nhập khẩu, để nhờ thu tiền.

[4] Ngân hàng bên người nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ.

[5] Người nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng bên người nhập khẩu.

[6] Ngân hàng bên nhập khẩu chuyển trả tiền cho ngân hàng bên người xuất khẩu.

[7] Ngân hàng bên người xuất khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu.

Lưu ý:

Phương thức nhờ thu chứng từ đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu do ngân hàng bên nhà xuất khẩu khống chế được chứng từ hàng hóa đối với người nhập khẩu. Tuy nhiên người bán vẫn không khống chế được quyền trả tiền của người mua.

4.4 Thanh toán bằng thư tín dụng [L/C]

Khái niệm:

Là sự thỏa thuận trong đó ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Phân loại L/C
  • Thư tín dụng không hủy ngang
  • Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận
  • Thư tín dụng chuyển nhượng
  • Thư tín dụng tuần hoàn
  • Thư tín dụng đối ứng
  • Thư tín dụng giáp lưng

Để tìm hiểu từng phương thức thanh toán bằng thư tín dung [L/C] các bạn nhấn vào đây

Các bên tham gia
  • Người mua hàng – người mở thư tín dụng
  • Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua hàng, cấp tín dụng cho người mua hàng
  • Người bán hàng – người hưởng thụ
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng – ngân hàng của người hưởng thụ.
Quy trình thực hiện:
Thư tín dụng chứng từ

[1] Người nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán với người xuất khẩu.

[2] Người nhập khẩu mở thư tín dụng trả cho người xuất khẩu qua ngân hàng của mình hoặc ngân hàng khác theo thỏa thuận trong thời hạn nhất định.

[3] Ngân hàng mở L/C nước nhập khẩu lập thư tín dụng gửi ngân hàng đại lý thông báo mở L/C.

[4] Ngân hàng [nước xuất khẩu] thông báo mở L/C cho người xuất khẩu.

[5] Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì giao hàng. Nếu không thì yêu cầu ngân hàng mở L/C điều chỉnh cho phù hợp hợp đồng.

[6] Người xuất khẩu giao hàng xong, lập bộ chứng từ gửi ngân hàng mở L/C xin thanh toán.

[7] Ngân hàng mở L/C kiểm tra phù hợp thì thanh toán, không phù hợp thì không thanh toán

[8] Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu, nhận tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì chuyển chứng từ cho người nhập khẩu

[9] Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, trả tiền.

Ưu điểm thanh toán L/C
  • Ngân hàng là người trung gian thu hộ, chi hộ nên đảm bảo tính chặt chẹ trong điều kiện thanh toán
  • Là phương thức thanh toán hữu ích  cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu
  • Người xuất khẩu rủi ro ít, ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C
  • Người nhập khẩu: đảm bảo việc chuyển hàng.
Nhược điểm:
  • Tốn nhiều thời gian do thực hiện nhiều bước
  • Việc lập chứng từ phải có độ chính xác cao
  • Tốn kém chi phí cho việc bảo quản hàng ở cảng nhập khẩu
  • Nhà xuất khẩu chậm nhận được tiền
  • Chi phí giao dịch ngân hàng lớn

Trên đâu là bài viết về các phương thức thanh toán quốc tế. Hy vong qua bài viết này các bạn biết đươc ưu, nhược điểm của từng phương thức thanh toán quốc tế. Từ đó chọn cho mình phương thức phù hợp với từng trường hợp riêng. Nếu các bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ với OZ Việt Nam qua hotline: 0972433318 để được giải đáp cũng như được tư vấn cho tiết hơn.

Hệ Thống bài trắc nghiệm của bạn về thanh toán quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề