Bài tập nhận biết các chất hóa học lớp 8 có bản

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 8 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 8.

  • Các dạng bài tập Chất, nguyên tử, phân tử
  • Phương pháp phân biệt chất và vật thể lớp 8
  • Phương pháp xác định thành phần cấu tạo nguyên tử
  • Phương pháp tính khối lượng nguyên tử
  • Phương pháp phân biệt đơn chất và hợp chất
  • Cách xác định công thức hoá học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
  • Cách xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất
  • Cách lập công thức hóa học của một chất theo hóa trị
  • Các dạng bài tập Phản ứng hoá học
  • Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
  • Bài tập lập phương trình hóa học và cách giải
  • Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học
  • Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải
  • Các dạng bài tập Mol và tính toán hoá học
  • Bài tập xác định số mol và cách giải
  • Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, lượng chất và cách giải
  • Tỉ khối của chất khí và cách giải bài tập
  • Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất và cách giải
  • Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố và cách giải
  • Bài tập tính theo phương trình hóa học và cách giải
  • Bài tập có chất dư trong phản ứng và cách giải
  • Tính hiệu suất phản ứng và cách giải bài tập
  • Các dạng bài tập Oxi - không khí
  • Bài tập lý thuyết về oxi, không khí, sự cháy và cách giải
  • Phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi và cách giải
  • Phân loại và gọi tên oxit và cách giải bài tập
  • Xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học và cách giải bài tập
  • Điều chế oxi và cách giải bài tập
  • Các dạng bài tập Hiđro - nước
  • Bài tập lý thuyết về hiđro, nước và cách giải
  • Khử oxit kim loại bằng H2 và cách giải bài tập
  • Bài tập về phản ứng oxi hóa khử và cách giải
  • Điều chế H2, phản ứng thế và cách giải bài tập
  • Kim loại tác dụng với nước và cách giải bài tập
  • Oxit tác dụng với nước và cách giải bài tập
  • Nhận biết, phân biệt chất hóa học và cách giải bài tập
  • Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập
  • Các dạng bài tập Dung dịch
  • Bài tập về dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa và cách giải
  • Các dạng bài tập về độ tan và cách giải
  • Nồng độ phần trăm của dung dịch và cách giải bài tập
  • Nồng độ mol của dung dịch và cách giải bài tập
  • Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước và cách giải bài tập
  • Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước và cách giải bài tập
  • Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng và cách giải
  • Pha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau và cách giải

Bài tập Hóa 8

Các dạng bài tập Hóa 8 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp toàn bộ các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong chương trình môn Hóa học lớp 8.

Bài tập Hóa 8 được biên soạn dưới nhiều hình thức khác nhau. Những bài tập Hóa 8 được sắp xếp từ dễ đến khó để các bạn học sinh tiện theo dõi trong học tập. Qua tài liệu này các bạn có thể học một cách đầy đủ lý thuyết và làm quen các bài tập hóa học căn bản lớp 8 để vận dụng một cách nhuần nhuyễn hơn khi giải bài tập. Ngoài ra để học tốt môn Hóa 8 các bạn tham khảo thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa 8

Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ:

= Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b [hoặc b’]; y = a [hoặc a’]

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C [IV] và S [II]

Bước 1: Công thức hóa học của C [IV] và S [II] có dạng

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2

Bài tập vận dụng:

Bài tập số 1: Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a] C [IV] và S [II]

b] Fe [II] và O.

c] P [V] và O.

d] N [V] và O.

Đáp án

a] CS2

b] FeO

c] P2O5

d] N2O5

Bài tập số 2: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

a] Ba [II] và nhóm [OH]

b] Cu [II] và nhóm [SO4]

c] Fe [III] và nhóm [SO4]

Đáp án

a] Ba[OH]2

b] CuSO4

c] Fe2[SO4]3

Bài tập số 3: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối:

a/ Cu và O

b/ S [VI] và O

c/ K và [SO4]

d/ Ba và [PO4]

e/ Fe [III] và Cl

f/ Al và [NO3]

g/ P [V] và O

h/ Zn và [OH]

k/ Mg và [SO4]

Đáp án hướng dẫn giải

a/ CuO

d/ Ba3[PO4]2

g/ P2O5

l/ FeSO3

b/ SO3

e/ FeCl3

h/ Zn[OH]2

m/ CaCO3

c/ K2SO4

f/ Al[NO3]3

k/ MgSO4

Bài tập số 4: Trong các công thức hoá học sau đây, công thức hoá học nào sai? Sửa lại cho đúng: FeCl, ZnO2, KCl, Cu[OH]2, BaS, CuNO3, Zn2OH, K2SO4, Ca2[PO4]3, AlCl, AlO2, K2SO4, HCl, BaNO3, Mg[OH]3, ZnCl, MgO2, NaSO4, NaCl, Ca[OH]3, K2Cl, BaO2, NaSO4, H2O, Zn[NO3]2, Al[OH]2, NaOH2, SO3, Al[SO4]2.

Đáp án

FeCl2

ZnO

AlCl3

Al2O3

Na2SO4

Ca[OH]2

Al[OH]3

NaOH

CuNO3

Zn[OH]2

Ba[NO3]2

ZnCl2

KCl

BaO

SO3

MgO

Na2SO4

Al2[SO4]3.

II. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz

Cách 1.

  • Tìm khối lượng mol của hợp chất
  • Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng
  • Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

Hoặc %C = 100% - [%A + %B]

Ví dụ: Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính là canxi photphat có công thức hóa học là Ca3[PO4]2

Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.

MCa 3 [PO 4 ] 2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol

Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất

Trong 1 mol Ca3[PO4]2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol nguyên tử O

Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Phân đạm urê, có công thức hoá học là [NH2]2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

a] Khối lượng mol phân tử ure

b] Hãy xác định thành phần phần trăm [theo khối lượng] của các nguyên tố

Bài tập số 2: Tính thành phần phần trăm [theo khối lượng] của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a] Fe[NO3]2, Fe[NO3]2

b] N2O, NO, NO2

III. Lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần phần trăm [%] về khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

  • Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
  • Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
  • Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

Ví dụ: Một hợp chất khí có thành phần % theo khối lượng là 82,35%N và 17,65% H. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết tỉ khối của hợp chất khí với hidro bằng 8,5.

Hướng dẫn giải

Khối lượng mol của hợp chất khí bằng: M = d,MH 2 = 8.5,2 = 17 [gam/mol]

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H.

Công thức hóa học của hợp chất trên là NH3

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Đáp án hướng dẫn giải

%O = 100% − 40% − 20% = 40%

Gọi CTHH của hợp chất là CuxSyOz

Ta có: 64x : 32y :16z = 40 : 20 : 40

⇒ x:y:z = 40/64 : 20/32 : 40/16

⇒ x:y:z = 1:1:4

Vậy CTHH đơn giản của hợp chất B là: [CuSO4]n

Ta có: [CuSO4]n = 160

⇔160n =160

⇔ n = 1

Vậy CTHH của hợp chất B là CuSO4

Bài tập số 2: Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 [g/mol], thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

Bài tập số 3: Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

- Phân khối của hợp chất là 160 đvC

- Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

IV. Lập CTHH dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

1. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay

. Tìm công thức của hợp chất

2. Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. [Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x,y]

=> CTHH

Ví dụ: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy

Ta có:

CTHH: Fe2O3

Bài tập vận dụng

Bài tập số 1: Tìm công thức hóa học của một oxit nito, biết tỉ lệ khối lượng của nito đối với oxi là 7:16. Tìm công thức của oxit đó

Đáp án hướng dẫn giải

CTHH dạng tổng quát là NxOy

CÓ: mN/mO = 7/20

=> nN/nO . MN/MO = 7/20

=> nN/nO . 14/16 = 7/20

=> nN/nO= 2/5

hay x : y= 2: 5

=> CTHH của oxit là N2O5

Bài tập số 2: Phân tích một oxit của lưu huỳnh người ta thấy cứ 2 phần khối lượng S thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit lưu huỳnh?

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi x, y lần lượt là số ml của S và O

Do tỉ lệ số mol của các chất chình là tỉ lệ giữa sô phân tử của nguyên tố cấu tạo nên chất

⇒ CTTQ: SxOy

Theo đề bài, ta có: mS/mO = 2/3

=> 32x/16y = 2/3

=> 96/x = 32/y

=> x/y = 32/96 = 1/3

=> x = 1;

y = 3

=> CTHH: SO3

Bài tập số 3: Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca : N : O lần lượt là 10 : 7 : 24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N : O = 1 : 3.

B. Bài tập tính theo phương trình hóa học

I. Phương trình hóa học

1. Cân bằng phương trình hóa học

a] CuO + H2 → CuO

b] CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

c] Zn + HCl → ZnCl2 + H2

d] Al + O2 → Al2O3

e] NaOH + CuSO4 → Cu[OH]2 + Na2SO4

f] Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

g] Fe[OH]3 → Fe2O3 + H2O

h] H3PO4 + Ca[OH]2 → Ca3[PO4]2 + H2O

i] BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba[NO3]2

k] FeO + H2SO4 → Fe2[SO4]3 + SO2 + H2O

2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1] Photpho + khí oxi → Photpho[V] oxit [P2O5]

2] Khí hiđro + oxit sắt từ [Fe3O4] → Sắt + Nước

3] Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

4] Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

5] Sắt + đồng [II] sunfat → Sắt [II] sunfat + đồng

3. Chọn CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các phương trình hóa học sau:

1] CaO + HCl → ?+ H2

2] P + ? → P2O5

3] Na2O + H2O →?

4] Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4 + ?

5] Ca[HCO3]2 → CaCO3 + CO2 + ?

6] CaCO3 + HCl → CaCl2 + ? + H2O

7] NaOH + ? → Na2CO3 + H2O

4. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn

1] FexOy + H2 → Fe + H2O

2] FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O

3] FexOy + H2SO4 → Fe2[SO4]2y/x + H2O

4] M + H2SO4 → M2[SO4]n + SO2 + H2O

5] M + HNO3 → M[NO3]n + NO + H2O

6] FexOy + H2SO4 → Fe2[SO4]2y/x + SO2 + H2O

II. Tính theo phương trình hóa học

Các công thức tính toán hóa học cần nhớ

=> m = n.M [g] =>

Trong đó:

n: số mol của chất [mol]

m: khối lượng [gam]

M: Khối lượng mol [gam/mol]

=>

=>

V: thề tích chất [đktc] [lít]

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a] Lập PTHH.

b] Tính khối lượng ZnO thu được?

c] Tính khối lượng oxi đã dùng?

Lời giải

a] PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

b] Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol

0,2mol ?mol ?mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = [0,2.2]/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c] Số mol khí O2 đã dùng là: nO 2 = [0,2.1]/2 = 0,1 mol

=> Khối lượng O2 là: mO 2 = n.M = 0,1.32 = 3,2 gam

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Tính thể tích của oxi [đktc] cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.

Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành [đktc].

Bài tập 3: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R [có hoá trị I] tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo [ở đktc] theo sơ đồ p/ư:

R + Cl2 ---> RCl

a] Xác định tên kim loại R

b] Tính khối lượng hợp chất tạo thành

Bài tập 4: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Al + HCl → AlCl3 + H2

a] Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

b] Tính thể tích[ở đktc] của khí H2 sinh ra.

c] Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.

d] Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.

Bài tập 5: Cho 5 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2 [đktc]. Số mol Mg có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?

Bài tập 6: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 [đktc]. Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?

Bài tập 7: Chia 22,0 g hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với O2thu được 15,8 g hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V [lít] khí H2 [đktc]. Giá trị của V là bao nhiêu?

Bài tập 8: Đốt 26 gam bột kim loại R hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 32,4 gam [giả sử hiệu suất phản ứng là 100%]. Kim loại R là

Bài tập 9: Hòa tan 25,2gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Tính thể tích dung dịch KMnO4.

Bài tập 10: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 [đktc]. Tính khối lượng muối khan thu được?

III. Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

=> A và B là 2 chất phản ứng hết [vừa đủ]

=> Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

=> Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Gợi ý đáp án

;

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình: 1 mol 2 mol 1 mol

Theo đầu bài : 0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ:

→ Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro [đktc].

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Bài tập 2: Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4g H2SO4.

a] Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?

b] Tính thể tích H2 thu được ở đktc?

c] Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?

Bài tập 3: Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19 g HCl

a] Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam

b] Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?

Bài tập 4: Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 [đktc] rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

..................

Mời các bạn tải File về để xem thêm nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề