Thuốc mỡ bảo vệ da phải dùng tá dược thuốc nhóm

Thuốc kháng sinh có rất nhiều hoạt chất, thuộc nhiều nhóm khác nhau. Thuốc kháng sinh được bào chế dưới nhiều dạng như: bột pha tiêm, dung dịch tiêm, viên nén, viên nang... Tuy nhiên, trên thực tế không phải kháng sinh nào cũng có dạng bào chế thuốc mỡ bôi da. Vậy thuốc mỡ kháng sinh có những lưu ý gì khi sử dụng?

Thuốc mỡ bôi da là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất hiện nay. Tá dược chính của các loại thuốc mỡ bôi da là các chất béo [vaseline, lanolin].

Thuốc mỡ bôi da làm tăng khả năng hấp thu của da, vì vậy các hoạt chất sẽ ngấm sâu hơn so với các dạng thuốc bôi ngoài da khác. Tuy thuốc mỡ có khả năng làm mềm da nhưng lại làm trở ngại sự bài tiết của da, gây bít da, hạn chế đổ mồ hôi, gây xung huyết. Bên cạnh đó, thuốc mỡ bôi da có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn da, gây giãn mạch hoặc co mạch. Tùy theo tá dược, thuốc mỡ sẽ ngấm vào da nhiều hay ít, ngấm nông hay sâu.

Hiện nay, mặc dù có đến hàng trăm hoạt chất kháng sinh khác nhau đã được bào chế và đưa vào lâm sàng điều trị. Tuy nhiên có rất ít hoạt chất kháng sinh có thể dùng được ngoài da và được bào chế thành thuốc mỡ kháng sinh.

  • Thuốc mỡ kháng khuẩn có hoạt chất là kháng sinh ErythromycinClindamycin là 2 loại thuốc mỡ thường được sử dụng nhất trong điều trị mụn trứng cá mủ và viêm nang lông.
  • Các loại thuốc mỡ kháng sinh có hoạt chất là mupirocin, polymyxin, bacitracin và neomycin là những loại thuốc mỡ bôi da thường được dùng trong điều trị nhiễm trùng da như chốc... Trong đó, Bacitracin là một kháng sinh thông dụng để chữa các nhiễm khuẩn, thuốc giúp diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, từ đó gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn. Trước đây thuốc dùng để tiêm nhưng có độc tính cao với thận, vì vậy hiện này chỉ dùng bôi ngoài da.

Ngoài ra, thuốc mỡ kháng sinh còn có tác dụng rất tốt trong việc dự phòng nhiễm trùng ở các vết thương ngoài da, điều trị một số bệnh về mắt như: nổi chắp, viêm kết mạc cấp [đau mắt đỏ] và mạn tính, loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ...

Để chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da, bôi thuốc mỡ kháng sinh lên bề mặt bị nhiễm khuẩn từ 1-5 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn tại mắt, bôi 1 dải mỏng [khoảng 1cm] thuốc mỡ kháng sinh tra mắt lên kết mạc, tần suất bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM: Tìm hiểu về thuốc mỡ Tetracyclin

Thuốc mỡ Tetracyclin điều trị một số bệnh về mắt

Viêm da tiếp xúctác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da chứa hoạt chất polymyxin, bacitracin và neomycin, Vì vậy, tốt nhất nên tránh sử dụng các loại thuốc này kéo dài nếu có thuốc khác thay thế thích hợp hơn.

Một số trường hợp dị ứng nặng như hội chứng Stevens - Johnsonhội chứng Lyell có thể là do các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da tác dụng tại chỗ đã được ghi nhận.

Để tránh tác dụng phụ, người bệnh sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da phải phù hợp với bệnh lý, giai đoạn và mức độ bệnh, vùng da bị bệnh, đôi khi còn cần phải cân nhắc đến độ tuổi, giới tính. Không tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không chỉ tác dụng ngoài da, các thuốc mỡ bôi da còn có thể ngấm qua da đi vào máu và cho tác dụng toàn thân. Như vậy, thuốc mỡ bôi da có vẫn có cả tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng, đặc biệt khi bôi cho trẻ em hoặc bôi lên diện tích da rộng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không dùng dạng thuốc mỡ bôi da lên trên các tổn thương hở đang ở giai đoạn cấp tính hoặc đang bị chảy nước. Thuốc mỡ bôi da thường được sử dụng cho tổn thương giai đoạn mãn tính. Khi bôi lên vùng da có vết thương hở cần phải rất thận trọng, vì hoạt chất kháng sinh có trong thuốc mỡ kháng khuẩn có thể hấp thu qua vết thương hở và gây ra tác dụng phụ.

Người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh vì có một số thuốc có thể gây phát ban da

Phụ nữ có thai nên được bác sĩ tư vấn rõ ràng lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da. Bởi một số thuốc có thể gây phát ban da hoặc gây phản ứng dị ứng chậm. Ở những người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc có thể dẫn đến trạng thái giống sốc sau khi người bệnh bôi thuốc ngoài da.

Ngoài ra, người bệnh cũng không tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh quá thường xuyên hơn so với chỉ định, dùng kéo dài hơn hoặc sử dụng trên vùng da rộng lớn hơn. Thông thường một đợt bôi thuốc kéo dài từ khoảng 10-15 ngày, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng bệnh, tái khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình > Tư vấn GDSK > Dược lâm sàng

Thuốc dùng ngoài da

Ngày đăng: 02/08/2017

Bản in

Thuốc dùng ngoài da là dạng thuốc có thể chất mềm, dùng để bôi lên da hay niêm mạc để bảo vệ da, chữa bệnh ngoài da hoặc đưa thuốc thấm qua da để có tác dụng điều trị tại chỗ và/hoặc toàn thân.

Thuốc dùng ngoài da cũng có rất nhiều dạng khác nhau: dạng mỡ, kem, thuốc băng dán, thuốc lỏng dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương, dạng thuốc bột [ví dụ bột bỏng]... Hiện nay phổ biến nhất là các dạng thuốc mỡ dùng ngoài da hoặc kem bôi da được đựng trong các tuýp hoặc ống như kem đánh răng bằng chất dẻo hoặc kim loại dễ bóp.

Không dùng cùng lúc nhiều loại thuốc bôi ngoài da

Các dạng thuốc dùng ngoài da

Thuốc mỡ mềm: thuốc có thể chất mềm gần giống mỡ lợn hoặc vaselin. Hoạt chất được phân bố trong tá dược là các chất dầu, mỡ hoặc sáp.

Bột nhão [paste]: dạng thuốc mỡ trong đó các dược chất rắn không tan ở dạng bột chiếm tỉ lệ lớn [khoảng 40%].

Sáp: thuốc mỡ có thể chất dẻo do có một tỉ lệ lớn sáp, parafin hoặc alcol béo cao [ví dụ như cao sao vàng, bạch hổ hoạt lạc cao...].

Kem [cream]: dạng thuốc có thể chất mịn màng có chứa một lượng lớn các tá dược lỏng có cấu trúc nhũ tương.

Gel: dạng thuốc chính chứa một lượng lớn các chất keo thân nước trương nở và tạo gel khi điều chế.

Khi điều chế các dạng thuốc bôi ngoài da nói trên, nhà sản xuất tùy theo tính chất dược lý của hoạt chất mà chọn các loại tá dược khác nhau để sao cho thuốc có tác dụng làm dịu da, bám tốt trên da nhưng dễ rửa sạch khi bôi xong. Đối với một số thuốc bôi với mục đích không điều trị bên ngoài da mà muốn cho thuốc tác dụng vào bên trong vùng được bôi thì chất tá dược phải chọn loại sao cho dược chất thấm sâu vào trong.

Đối với các thuốc dùng với mục đích điều trị ngoài da cần chọn loại thuốc mỡ hoặc kem bôi có tác dụng bảo vệ da, sát trùng, chống nấm ngoài da. Những thuốc này đã được nghiên cứu sản xuất bằng các loại tá dược sao cho thuốc không có khả năng thấm sâu vào bên trong da, đồng thời lại có tác dụng bịt kín trên da ngăn cản dược chất thẩm thấu vào trong. Bản thân da lành lặn vốn không phải là cơ quan hấp thu thuốc mà ngược lại nó là hàng rào của cơ thể chống lại sự xâm nhập ngoại mô vào cơ thể.

Một số thuốc mỡ dùng ngoài da nhưng với mục đích cho dược chất thấm qua da và đi vào máu gây tác dụng tại chỗ hay toàn thân [ví dụ như các loại kem giảm đau] lại phải chú ý khi sử dụng nên bôi thuốc ở chỗ nào trên cơ thể. Nếu là những chỗ da mỏng như nách, bẹn, thái dương... dược chất dễ thấm vào hơn những chỗ da dày.

Một số dạng thuốc mỡ dùng ngoài phổ biến

Các loại cao xoa có mentol và một số loại tinh dầu khác: đây là dạng thuốc truyền thống rất thông dụng được mọi người dùng nhiều để giải cảm [cạo gió], chống rét, làm nóng bụng, chữa các chứng đau cơ kinh niên... Chú ý không dùng thuốc này ở trẻ em nhỏ tuổi, nhất là trẻ sơ sinh vì da trẻ mỏng nên thuốc có thể gây bỏng rát. Một số loại kem bôi có metyl salicylat phối hợp với các loại tinh dầu có tác dụng giảm đau tận gốc, hiệu quả nhanh được dùng trong tập luyện thể thao khi bị sang chấn. Thoa kem lên chỗ đau xong cần xoa bóp kỹ để tăng tác dụng.

Trong các chứng đau khớp cũng thường dùng thuốc này để kháng viêm, giảm cơn đau rất tốt.

- Các loại thuốc mỡ trị bệnh ngoài da như thuốc DEP trị ghẻ, ASA trị nấm, BSI trị hắc lào, ketoconazol trị nấm, vảy nến... khi bôi lên vùng da bị bệnh cần làm sạch để tăng tiếp xúc giữa thuốc và da.

- Thuốc mỡ có povidon iodin 10%: đây là thuốc sát trùng có iod dùng để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn ở các vết thươngnhỏ, nông hoặc các vết bỏng, điều trị hỗ trợ một số bệnh ngoài da do vi trùng hoặc nấm. Ngoài ra còn dùng để sát trùng trước khi phẫu thuật. Khi sử dụng các thuốc sát trùng ngoài ra có iod nói chung cần thận trọng đối với những vùng da mỏng, nhất là đối với trẻ em. Tránh tình trạng dùng quá nhiều lần ở một vùng da mỏng có thể gây kích ứng da hoặc tăng iodin quá mức ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

- Kem bôi hoặc gel có chứa chất kháng viêm corticoid [ví dụ: flucina], chất kháng sinh [chlorocid], chất nội tiết tố [oestrogel] hoặc chất kháng virút [zovirax] có thể ở dạng đơn chất hoặc phối hợp nhiều thành phần. Trên thị trường có rất nhiều biệt dược loại này. Đây là các thuốc dùng ngoài để điều trị các bệnh ngoài da tại chỗ hoặc có tác dụng toàn thân. Tuy là thuốc dùng ngoài nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách vẫn có thể bị các phản ứng có hại của các hoạt chất trong thuốc như là dùng đường uống hoặc tiêm. Vì vậy, đều phải sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Một số hoạt chất kể trên là loại thuốc chống chỉ định dùng cho trẻ em.

- Hiện nay có một số dạng thuốc dùng ngoài da được bào chế thành miếng dán ngoài da có tác dụng kéo dài. Một số thuốc là dạng bào chế kỹ thuật cao mà phần lớn là thuốc nhập ngoại. Đã có các dạng thuốc là hệ điều trị qua da TTS [transdermal therapeutic systems] ví dụ như TTS chứa nitroglycerin dùng cho bệnh tim mạch. TTS được dán ở những vùng da mỏng theo kiểu như băng dính và giải phóng dược chất từ từ trong khoảng 5 - 10 ngày tùy từng biệt dược. Trên thị trường cũng có dạng thuốc giảm đau miếng dán như salonpas được mọi người hay sử dụng vì tiện lợi.

Một số lưu ý

Khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cần chú ý một số điểm sau:

Xem xét kỹ hạn sử dụng. Mỗi khi bôi thuốc xong cần đậy nắp kỹ và để tuýp thuốc bảo quản ở nơi khô, mát.

Để thuốc xa tầm tay của trẻ.

Không bôi thuốc lên các vùng da nhạy cảm nếu không phải do yêu cầu điều trị để tránh kích ứng da. Tuyệt đối không nên bôi thuốc lên da xong rồi lại băng kín lại bằng khăn hoặc quấn tã lót quá chặt.

Không trộn thêm vào thuốc các loại thuốc bột khác để tránh các tương kỵ hoá học làm giảm hoạt tính của thuốc.

Không bôi cùng lúc nhiều loại thuốc mỡ lên vùng da được điều trị. Tuy là thuốc dùng ngoài nhưng cũng phải thận trọng khi sử dụng và tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Đối với dạng thuốc dùng ngoài da, đa số không có dạng bào chế riêng dành cho trẻ em. Vì vậy, cần thận trọng khi chọn thuốc sao cho mục tiêu an toàn cho trẻ phải đặt lên hàng đầu. Khi chọn thuốc dùng ngoài da cho trẻ em cần lưu ý thêm một điều là da của trẻ mỏng và nhạy cảm hơn da của người lớn, chưa bị sừng hóa nhiều nên dược chất cũng dễ đi qua hơn. Do đó, phải lựa chọn loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đối với những thuốc kích ứng da hoặc dễ gây bỏng rát, tuyệt đối không nên dùng cho trẻ em. Những thuốc dùng ngoài da có chứa các hoạt chất chống chỉ định cho trẻ em cũng không được dùng, vì tuy là thuốc dùng ngoài song vẫn có khả năng gây ra những phản ứng có hại rất nguy hiểm đối với trẻ em.

ThS. LÊ QUỐC THỊNH

Lần xem: 7323

Go top

Bài viết khác

  • An toàn người bệnh trong sử dụng thuốc. [ 15/09/2022]
  • Các loại thuốc chống đột quỵ tốt nhất hiện nay. [ 23/05/2022]
  • Phương pháp điều trị Covid 19: Thuốc điều trị và các liệu pháp khác [ 28/02/2022]
  • FDA chấp thuận thuốc Daridorexant điều trị chứng mất ngủ của người lớn. [ 14/02/2022]
  • Tóm tắt mức độ của các khuyến cáo quản lý viêm loét đại trực tràng chảy máu. [ 10/12/2021]

  • Lịch khám
  • Lịch trực
  • Đăng ký khám bệnh
  • Khám cùng chuyên gia
  • Dịch vụ khám bệnh
  • Bảng giá dịch vụ y tế

Tin nổi bật

  • Bảng phân trực các khoa Lâm sàng [từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 9 năm 2022].

  • Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - đơn nguyên - các khoa CLS [từ ...

  • Truyền thông Phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.

  • Hưởng ứng ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2022.

  • An toàn người bệnh trong sử dụng thuốc.

Video liên quan

Chủ Đề