Bài tập khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo trang 13

Lữ Ngọc My My Ngày: 21-09-2022 Lớp 7

278

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 13 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Mở đầu trang 70 KHTN lớp 7: Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Khi khoảng cách đầu tự do của thước và mép bàn khác nhau thì khi ta gảy, đầu thước sẽ có độ dao động mạnh yếu khác nhau, vì vậy âm phát ra khác nhau.

1. Độ to của âm

Luyện tập trang 70 KHTN lớp 7: Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ [a] và gõ mạnh [b].

Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ

Biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị

Trả lời:

Biên độ dao động ở hình b lớn hơn biên độ dao động ở hình a.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 71 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 1 và hoàn thành các thông tin theo mẫu Bảng 13.1.

Phương pháp giải:

Thực hiện thí nghiệm

Trả lời:

Gảy dây chun Biên độ dao động của dây chun [lớn/nhỏ] Âm phát ra [to/nhỏ]
Nhẹ Nhỏ Nhỏ
Mạnh Lớn To

Câu hỏi thảo luận 2 trang 71 KHTN lớp 7: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun

Trả lời:

Biên độ dao động của dây chun càng lớn thì âm phát ra của dây chun càng to và ngược lại, biên độ dao động của chun càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ.

Luyện tập trang 71 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm với thước thép [như hình 13.2] để kiểm tra mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra và biên độ dao động của nguồn âm

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện thí nghiệm

Câu hỏi thảo luận 3 trang 71 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 2 và thực hiện các yêu cầu sau:

a] So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa.

b] So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa.

c] Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm.

Phương pháp giải:

Thực hiện thí nghiệm

Trả lời:

a] Độ to của âm phát ra từ âm thoa to nhất khi gõ vào âm thoa mạnh nhất và độ to của âm thoa nhỏ nhất khi gõ vào âm thoa nhẹ nhất.

b] Biên độ lớn nhất khi gõ vào âm thoa mạnh nhất, bên độ nhỏ nhất khi gõ vào âm thoa nhẹ nhất.

c] Độ to của âm nghe được càng mạnh thì biên độ dao động của sóng âm càng lớn, độ to của âm nghe được càng yếu thì biên độ của sóng âm càng nhỏ.

2. Độ cao của âm

Luyện tập trang 72 KHTN lớp 7: Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động trong mỗi giây để phát ra nốt La [A4] có tần số 440 Hz?

Phương pháp giải:

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.

Trả lời:

Trong 1 giây, đàn phát ra tần số 440 Hz

=> Dây đàn thực hiện được 440 dao động.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 73 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:

a] Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn?

b] Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn?

c] Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm.

Phương pháp giải:

Thực hiện thí nghiệm

Trả lời:

a] Âm phát ra bởi âm thoa khi gõ mạnh nhất nghe bổng nhất.

b] Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa khi gõ mạnh nhất có tần số lớn nhất.

c] Âm phát ra càng cao [càng bổng] khi tần số âm càng lớn. Âm phát ra càng thấp [càng trầm] khi tần số càng nhỏ.

Vận dụng trang 73 KHTN lớp 7: Truy cập trang web sau:

Nhấn nút “Play” để nghe. Kéo nút trượt tăng dần tần số. Độ cao của âm nghe được liên hệ như thế nào với tần số âm?

Phương pháp giải:

Sử dụng điện thoại quét mã QR, nhấn nút “Play” và nghe

Trả lời:

Tần số càng lớn thì độ cao của âm càng bổng. Tần số càng nhỏ thì độ cao của âm càng trầm.

Bài tập [trang 73]

Bài 1 trang 73 KHTN lớp 7: Tần số vỗ cánh của ruồi đen khi bay vào khoảng 350 Hz, của muỗi vào khoảng 600Hz. Âm thanh phát ra khi bay của ruồi đen hay muỗi nghe bổng hơn? Vì sao?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet

Tần số càng lớn thì âm phát ra càng bổng. Tần số càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.

Trả lời:

Tần số phát ra của loài muỗi khoảng 600 Hz, tần số phát ra của loài ruồi đen khoảng 350 Hz

=> Tần số của muỗi lớn hơn tần số của ruồi

=> Âm thanh phát ra khi bay của muỗi nghe bổng hơn ruồi đen

Bài 2 trang 73 KHTN lớp 7: Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường thực hiện các thao tác như thế nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn.

Trả lời:

Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn thường gảy đàn mạnh yếu khác nhau.

Độ mạnh yếu khi gảy đàn khác nhau dẫn đến dao động của âm khác nhau, từ đó biên độ cũng khác nhau => Thay đổi được độ to.

Bài 3 trang 73 KHTN lớp 7: Em hãy tạo ra âm thanh từ một cái thước thép như Hình 13.2. Lần lượt thay đổi độ dài phần tự do của thước và lắng nghe âm thanh của chúng. Độ cao của âm phát ra liên hệ như thế nào với độ dài phần tự do của thước?

Phương pháp giải:

Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn.

Trả lời:

Độ dài phần tự do của thước càng dài thì biên độ dao động càng lớn

=> Độ cao của âm phát ra càng lớn.

=> Độ cao của âm tỉ lệ với độ dài phần tự do của thước.


Mở đầu

  • Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Bài 2. Nguyên tử
  • Bài 3. Nguyên tố hóa học
  • Bài 4. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chủ đề 2. Phân tử

  • Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
  • Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
  • Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

Chủ đề 3. Tốc độ

  • Bài 8. Tốc độ chuyển động
  • Bài 9. Đồ thị quãng đường - thời gian
  • Bài 10. Đo tốc độ
  • Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông

Chủ đề 4. Âm thanh

  • Bài 12. Mô tả sóng âm
  • Bài 13. Độ to và độ cao của âm
  • Bài 14. Phản xạ âm

Chủ đề 5. Ánh sáng

  • Bài 15. Ánh sáng, tia sáng
  • Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng
  • Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Chủ đề 6. Từ

  • Bài 18. Nam châm
  • Bài 19. Từ trường
  • Bài 20. Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
  • Bài 21. Nam châm điện

Chủ đề 7. Trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật

  • Bài 22. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  • Bài 23. Quang hợp ở thực vật
  • Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
  • Bài 25. Hô hấp tế bào
  • Bài 26. Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
  • Bài 27. Trao đổi khí ở sinh vật
  • Bài 28. Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
  • Bài 29. Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật
  • Bài 30. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

  • Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật
  • Bài 33. Tập tính của động vật

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  • Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật

  • Bài 37. Sinh sản ở sinh vật
  • Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

  • Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Video liên quan

Chủ Đề