Bài làm của học sinh giỏi Văn 12

Hôm qua [7.4], học sinh lớp 12 tại TP.HCM tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi văn cấp thành phố.

Cấu trúc đề vừa quen thuộc vừa sáng tạo. Đề không nêu ra một chủ đề ở phần đầu như đề thi tuyển sinh lớp 10 hay đề thi học sinh giỏi lớp 9 vừa qua. Theo đó, với văn bản mở đầu [người soạn đề dựa theo bài viết “Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD” của tác giả Nghinh Xuân] được xem là định hướng, gợi ý về chủ đề cho 2 câu hỏi bên dưới.

Đón nhận ý kiến trái chiều để phát triển bản thân

Từ câu chuyện bức vẽ hổ từ phía sau lưng của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch với ý kiến khen chê trái chiều của người xem, và bằng trải nghiệm cuộc sống của bản thân, đề yêu cầu thí sinh: “…Có nên chọn cho mình một lối đi riêng, khác biệt và sẵn lòng đón nhận những đánh giá trái chiều về lối đi ấy?”, [câu nghị luận xã hội, 8 điểm].

Đây là câu hỏi thú vị, đề cao ý thức phản biện của mỗi người, chấp nhận ý kiến trái chiều để phát triển bản thân. Với lứa tuổi học sinh [HS] THPT, vấn đề này rất cần thiết để các em tự khẳng định mình trong cuộc sống; tránh rập khuôn theo số đông, thần tượng. Hơn nữa, với HS lớp 12, các em cần phải ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp bản thân; có tầm nhìn xa rộng, lâu dài, chứ không phải thực dụng trước mắt.

Giáo viên Nguyễn Thị Thương, Trường THPT Nguyễn Du [Q.10], nhận định: “Đề thi theo định hướng đổi mới, sáng tạo và phát huy được khả năng phản biện, những trải nghiệm của HS. Có thể khơi gợi trong các em chính kiến về cuộc sống, từ những vấn đề các em trải nghiệm, nhìn nhận bản thân, đặt vị trí của mình trong thời đại để đánh thức bản thân”.

Theo bà Thương, qua câu nghị luận xã hội viết về lối đi riêng, đề mang tính ứng dụng cao vì bản thân HS là những người trẻ. Ở lứa tuổi như thế thì đề thi đánh thức ý thức trách nhiệm, vừa thể hiện quan điểm cá nhân, góc nhìn của các em trước đời sống.

“Mặc dù không phải là vấn đề thời sự nóng bỏng nhưng đây là vấn đề thiết thực, đặc biệt trong thời đại có nhiều biến động thì người trẻ cần có những lối đi riêng”, bà Thương nhấn mạnh.

Còn thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hòa [Q.Bình Tân], cho rằng đây là một đề thi rất mở, HS tự do bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình trong bài văn. Suy nghĩ đó có thể là thuận hay trái chiều miễn sao lập luận tốt chắc chắn giám khảo sẽ trân trọng. Như vậy môn văn sẽ không còn bị giới hạn, bó buộc với một đề thi có tính an toàn, quy củ.

“Chọn cho mình một lối đi riêng thì sẽ thoát khỏi những gì quy củ, nhàm chán để mở ra cho mình một hướng mới làm cho cuộc sống thú vị hơn, bản thân sẽ có nhiều cơ hội hơn. Khi chọn một hướng đi mới thì bao giờ mình cũng khẳng định được cái cá nhân, giúp khẳng định cái tôi rõ ràng”, thạc sĩ Hoài nhắn nhủ với HS qua đề thi.

Còn ông Lê Hải Minh, giáo viên dạy ngữ văn tại Q.10, nhận xét: “Đề rất hay vì khuyến khích được HS phát biểu suy nghĩ và chính kiến của mình. Nhất là khi đối tượng dự thi là các em HS lớp 12 chuẩn bị bước vào đời sống xã hội. Đây là dịp để thầy cô lắng nghe những trải lòng của các em”.

“Sáng tạo văn chương” và “hiện thực đời sống”

Đó là trọng tâm yêu cầu ở câu nghị luận văn học [12 điểm]. Đề tài về mối quan hệ nghệ thuật và cuộc sống không mới nhưng cách tích hợp với văn bản mở đầu trên với câu hỏi này khiến cho thí sinh cảm thấy thú vị, có hứng thú khi làm bài.

Tuy nhiên, muốn đạt được điểm cao phần này, thí sinh phải vừa có kiến thức văn học vừa phải liên hệ đến thực tiễn đời sống. Nhất là về lý luận văn học phải thật vững chắc. Đặc biệt, phải biết lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu nào trong và ngoài chương trình để đưa vào nghị luận. Những tác phẩm có thể liên hệ phù hợp về đề tài này như Đời thừa của Nam Cao, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu …

Bà Nguyễn Thị Thương cho rằng câu nghị luận văn học là vấn đề muôn thuở của văn chương, đó là sáng tạo, thiên chức nhà văn, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Với đề này, HS cũng có nhiều đất để viết, thể hiện mình.

“Đề có sự thống nhất từ nghị luận xã hội đến nghị luận văn học: sự sáng tạo, dấu ấn riêng biệt của bản thân trong cuộc sống để tạo nên những giá trị cho xã hội. Dẫu đôi khi để sáng tạo nên giá trị đó, chúng ta sẽ phải đau, phải làm lại, phải lắng nghe góp ý…”, ông Lê Hải Minh nhắn gửi.

Tin liên quan

Việc tham khảo và làm thử những đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội của những năm trước sẽ là cơ hội cho học sinh luyện thi, cọ sát sớm, củng cố kiến thức với các dạng đề thi học sinh giỏi văn lớp 12. Bài viết dưới đây của luyện thi đại học Đa Minh sẽ cung cấp cho các sĩ tử những đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội cơ bản nhất.

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội gồm có mấy phần?

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội có hình thức thi là tự luận. Phạm vi kiến thức thi, sẽ theo phân phối chương trình chuẩn lớp 12. Kiến thức thi sẽ tính đến trước ngày thi 1 tuần.

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội gồm 2 câu có cấu trúc như sau:

  • Phần I là nghị luận xã hội: 1 câu [6.0 – 8.0 điểm], có thể là các hiện tượng đời sống đáng suy ngẫm, như tấm gương người tốt việc tốt, ý chí nghị lực,… hay cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, cần lên án, phê phán.
  • Phần II là nghị luận văn học: 1  câu [14.0 – 12.0 điểm], có thể là thơ hoặc văn xuôi, lí luận văn học hoặc lịch sử văn học.

Trong một đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội, chúng ta có thể dễ dàng thấy được 2 phần thi cùng với nội dụng thu riêng biệt theo 2 mảng khác nhau. Thang điểm của thi học sinh giỏi văn lớp 12 là 20 điểm. Thông thường bài thi sẽ có thời gian làm bài là 180 phút, không tính thời gian phát đề. Tùy theo cách thức triển khai ý và bố cục mà giám khảo chấm bài sẽ cho điểm thích hợp dựa trên barem điểm tính sẵn.

Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 12 thành phố Hà Nội là vấn đề rất được các sỹ tử quan tâm

Một số dạng đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội

Sau đây là 4 bộ đề thi từ năm 2014 đến năm 2021, các bạn học sinh lớp 12 có thể tham khảo và làm tử để ôm tập kiến thức cũng như text thử năng lực của bản thân tới đâu rồi nhé.

Thi thử đề thi học sinh giỏi văn là điều rất quan trọng

Bộ đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm 2014 – 2015

Câu 1 [8 điểm]

PHẦN THƯỞNG

Cuộc thi điền kinh không chuyên kết thúc. Mọi người đổ xô đến vây quanh nhà vô địch. Duy nhất một người đàn ông ôm hoa đi về phía người cán đích cuối cùng. Người của ban tổ chức thấy thế liền đi tới và nói: “Thưa ông, nhà vô địch của chúng tôi ở đằng kia cơ ạ”. Người đàn ông cười nói: “Hãng của chúng tôi trao cả giải thưởng cho người chạy chậm nhất  không bỏ cuộc”.

[ Trích “Sống trong chờ đợi”, Nguyễn Bích Lam, NXB Trẻ, 2011]

Câu 2 [12 điểm]

“ Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình

Sâu thẳm mình ư, lại là ta đấy

Ta gửi cho mình nhen thành lửa cháy

Gửi viên đã con mình lay động nên thành”

 [Trích “Mình và ta”, Chế Lan Viên toàn tập, NXB văn học 2002]

Bằng tri thức và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về những điều được Chế Lan Viên gửi gắm trong đoạn thơ trên.

Bộ đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm 2016 – 2017

Câu 1 [8 điểm]

Steve Jobs từng chia sẻ:

“Là người thợ mộc tài hoa đóng ra cái tủ đẹp, bạn sẽ không sử dụng mảnh gỗ tầm thường cho mặt lưng tủ dù nó luôn xoay úp vào trong tường. Chẳng ai có thể nhìn thấy song bản thân bạn biết rất rõ, nên sẽ luôn đóng cho nó tấm gỗ đẹp”.

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về “cái tủ đẹp” và những ngụ ý từ câu nói của Steve Jobs.

Câu 2 [12 điểm]

“Lãng mạn và hiện thực là hai khuynh hướng văn học có những đặc điểm khác biệt. Tuy nhiên trong một số tác phẩm đặc sắc của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, hai khuynh hướng ấy có sự giao và bổ sung cho nhau”.

Qua các truyện ngắn tiêu biểu đã học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bộ đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm 2018 – 2019

Câu 1 [8 điểm]

Có một câu chuyện như sau:

Một người thợ làm bút chì nói với cây bút chì vừa làm ra: “Trước khi ngươi được mạng ra thế giới bến ngoài, ta có vài điều căn dặn”. Cây bút chì chăm chú lắng nghe. Ông bắt đầu nói: “Đây là những điều vô cùng quan quan trọng. Ngươi không bao giờ được quên nếu ngươi muốn trở thành một cây bút chì tốt nhất có thể”.

Đau đớn khi bị gọt giũa hết lần này đến lần khác là những gì người phải trải qua. Tất cả những điều đó là cần thiết để ngươi trở thành cây bút chì tốt hơn.

Chỉ khi ngươi được một người khác sử dụng, cầm trong tay thì khi đó ngươi mới có thể làm được nhiều công việc, thậm chí có thể là những điều vô vùng vĩ đại.

Đừng lo lắng về những lỗi lầm người mắc phải. Tất cả chúng đều có thể sửa chữa được.

Trên bề mặt mà người được dùng đến, ngươi phải để lại dấu ấn riêng của mình. Trong bất kỳ điều kiện làm việc nào, ngươi cũng phải tiếp tục viết.

Những gì quan trọng nhất, tinh túy nhất và định nghĩa về ngươi luôn là những gì nằm sâu bên trong ngươi.

Chiếc bút chì cảm ơn người thợ và khắc cốt ghi tâm từng lời.

Những điều tâm đắc nhất mà anh/chị cảm nhận được từ câu chuyện trên?

Câu 2 [12 điểm]

 Nhà thơ Chế Lan Viên có những suy ngẫm đầy tâm huyết:

“Người tù tử hình kia, tình cờ trong túi còn hạt gạo

Biến thành con voi dâng cho vua đồ

Ổ,anh không biết biên đời anh thành tác phẩm dành cho đời

Nên đời chẳng biết lấy cơ gì để tha cho anh cả”

[Hạt gạo, trích Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002]

Anh/chị hiểu những câu thơ trên như thế nào? Bằng những trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ điều đó.

Bộ đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 năm 2020 – 2021

Câu 1 [8 điểm]

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: “Chinh phục một ngọn núi vẫn tốt hơn chinh phục hàng ngàn quả đồi thấp”.

[Theo /www.tudiendanhngon.vn]

Câu 2 [12 điểm]

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:

“ Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình”.

[Theo lý luận văn học, tập 1, NXB Đại học Sư Phạm 2011]

Bằng những trải nghiệm về thơ, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

>>Xem thêm:

Chiến thuật tìm dẫn chứng điển hình trong các đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội

Nếu không hiểu biết về vấn đề cần nghị luận, học sinh sẽ rất khó khăn trong việc tìm dẫn chứng. Kết quả là bài văn nghị luận trong đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội sẽ rơi vào tình trạng chung chung, thiếu chiều sâu và có sức thuyết phục kém. Vậy làm thế nào để tìm dẫn chứng điển hình trong bài văn nghị luận?

Để bài thi có tính thuyết phục và điểm cao học sinh cần đưa ra nhiều dẫn chứng thiết thực và có giá trị

Trên cơ sở nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ Văn 12, sẽ thường xoay quanh các vấn đề về tư tưởng, đạo lý, lỗi sống, các hiện tượng xã hội. Học sinh cần thu thập, tích lũy kiến thức về các vấn đề xã hội để tăng cường vốn kiến thức thực tế. Thường xuyên đọc sách, báo thậm chí các bài học trong sách giáo khoa, nghe và xem các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua đó, học sinh giỏi môn văn nên ghi lại chính xác các con số, sự kiện, nhân vật,… để dùng làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội của mình.

Mỗi bài nghị luận xã hội có 600 chữ có thể sử dụng khoảng ba đến năm dẫn chứng, các dẫn chứng phải đa dang, mới mẻ không trùng lặp và có tính thuyết phục cao. Dẫn chứng có thể lấy từ nhiều nguồn như danh ngôn, văn học, lịch sử, hay dẫn chứng từ đời sống và những dân chứng văn học có ý nghĩa thực tiễn. Với cách tìm dẫn chứng như trên, luyện thi đại học Đa Minh tin chắc rằng bài thi của bạn sẽ rất thuyết phục và đạt điểm rất cao đấy.

Để kết quả thi học sinh giỏi văn đạt điểm cao, ngay từ lúc học tập và ôn luyện bạn nên thường xuyên bổ sung và trao dồi kiến thức văn học của mình. Nên cạnh đó nên tham khảo những đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 thành phố Hà Nội của những năm trước để về thi thử xem năng lực tới đâu và củng cố kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi học sinh giỏi văn 12 thành phố Hà Nội nhé.

Video liên quan

Chủ Đề