Bài học rút ra tử văn bản Vào phủ chúa Trịnh

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được những giá trị hiện thực của đoạn trích.

 - Hiểu được tâm trạng và tấm lòng của tác giả - một danh y giỏi.

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thể loại văn học trung đại – kí.

 3. Thái độ:

 Hiểu và trân trọng nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác.

II. Phương tiện dạy học:

 - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

 - HS: Sách giáo khoa, bài soạn

III. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp.

 2. Vào bài mới:

 Văn học trung đại rất đa dạng và phong phú về thể loại. Các em hãy kể một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu mà chúng ta đã học ở lớp 10.

Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu thêm về một thể loại. Đó là kí, qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Vào phủ chúa Trịnh [trích thượng kinh kí sự] Lê Hữu Trác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH [Trích Thượng kinh kí sự] Lê Hữu Trác I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được những giá trị hiện thực của đoạn trích. - Hiểu được tâm trạng và tấm lòng của tác giả - một danh y giỏi. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thể loại văn học trung đại – kí. 3. Thái độ: Hiểu và trân trọng nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác. II. Phương tiện dạy học: - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - HS: Sách giáo khoa, bài soạn III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Vào bài mới: Văn học trung đại rất đa dạng và phong phú về thể loại. Các em hãy kể một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu mà chúng ta đã học ở lớp 10. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu thêm về một thể loại. Đó là kí, qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh. 3. Nội dung: Hoạt động của gv Nội dung Hoạt động 1 - Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác. - Trình bày những nét chính về tác phẩm Thượng kinh kí sự Nhận xét, chốt ý [liên hệ Mê Kông kí sự] Thuyết giảng về nội dung đoạn trích. Hoạt động 2 Gọi hs đọc đoạn “Mồng 1 thuở nào!” “Họ bènphòng trà” - Nêu những chi tiết miêu tả quang cảnh phủ chúa [cách quan sát từ ngoài vào trong]. - Bên trong, cảnh như thế nào? Nhận xét, chốt lại ý, phân tích các chi tiết. Cho hs đọc đoạn “ông santhật kĩ”. - Nội cung được tác giả miêu tả ra sao? - Em có nhận xét gì về quang cảnh phủ chúa? - Cuộc sống, cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? [gợi cho học sinh trả lời] Nhận xét và tóm lại những ý chính cho học sinh ghi nhận. Hoạt động 3 Gọi học sinh đọc “Tôi khúm núm.sẽ mất” + Đối với việc chữa bệnh cho thế tử Cán, LHT đã tỏ thái độ ntn? [Ông nhận xét như thế nào về bệnh trạng của thế tử? Sau đó ông có suy nghĩ gì về việc chữa bệnh?] ? Từ những điều đó, em nhận thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở con người LHT? Liên hệ với tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Thái độ của tác giả trước cuộc sống giàu sang nơi phủ chúa? Gợi cho học sinh phân tích chi tiết tác giả sợ chữa lành bệnh sẽ bị phú quí ràng buộc. - Nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích [cách tả, cách quan sát,] Họat động 4: Tổng kết. Giáo viên tổng kết lại các ý chính về nội dung và nghệ thuật. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Lê Hữu Trác [1724-1791]. - Quê quán: làng Liêu xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. - Biệt hiệu: Danh y Hải Thượng Lãn Ông. → Ông gắn phần lớn cuộc đời, hoạt động y học và trước tác với quê ngoại ở Hà tỉnh. 2. Tác phẩm: Thượng Kinh Kí Sự - Là phần cuối của bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, tập kí sự bằng chữ Hán, gồm 66 quyển, hoàn thành 1783 . 3. Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”: Nội dung: Nói việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, vào phủ Chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán. II. Đọc hiểu văn bản 1. Quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ chúa a. Quang cảnh: - Quang cảnh phủ Chúa hiện lên trong bài kí: Đi từ cửa sau, phải qua nhiều lần cửa, hành lang dài “quanh co nối nhau liên tiếp”. - Trong khuôn viên: “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm”. + Lính canh cửa. + Ra vào phải trình thẻ. +“hậu mã quân túc trực”. - Bên trong phủ: nhà “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía”, đồ đạc sơn son thếp vàng. - Nội cung: qua nhiều lần trướng gấm, “sập thếp vàng”, “ghế bày niệm gấm”, “đèn sáp chiếu sáng” → tráng lệ, cao sang đầy quyền uy và khuôn phép. b. Cảnh sinh hoạt: - Lính canh cửa, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”, luôn có thị vệ, quân sĩ, phi tần chầu chực. - Lời lẽ, hành động: cung kính, Lê Hữu Trác “lạy bốn lạy” “nín thở đứng chờ ở xa”, đứng “khúm núm”, xem mạch , kê toa không được nói trực tiếp mà phải viết một tờ trình lên. - Lối sống: + Đồ đạt sơn son thếp vàng, “chiếu gấm”, “sập vàng”, “màn là”. + Mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ → Phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống giàu sang, xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa“Cả trời Nam sang nhất là đây”. 2. Thái độ và tâm trạng của tác giả - Đối với việc chữa bệnh cho thế tử Cán: + Xem mạch và chẩn đoán đúng bệnh “ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi”. + Kê toa thuốc→là thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm. - Không ham giàu sang, danh lợi. + Lúc đầu, ông muốn chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. + Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. => Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của LHT: một thầy thuốc có tài năng và y đức, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, khinh thường danh lợi. III. Tổng kết - Giá trị hiện thực của đoạn trích. - Nghệ thuật miêu tả. Củng cố và dặn dò: - Giá trị nội dung và nghệ thuật. Đặc điểm của thể kí. - Học bài, chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

1. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tàiTheo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là mộtkhâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâunày, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có mộtcuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãngquên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượtmình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thôngqua khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửigắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặtchẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi cóý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiềugóc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thànhnhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng caochất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Namhòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến củacác quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệuquả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp tích hợp. Phươngpháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiếtdạy vừa dạy kiến thức vừa dạy kỹ năng sống vừa dạy cách làm người. Khôngnhững thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môntrong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thuhút hơn đối với người tiếp nhận.Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” bởi thôngthường văn bản này được tiếp cận ở góc độ thể loại, trong khi đó để hiểu sâu sắcnội dung của văn bản cần kết hợp rất nhiều tri thức khác nhau về địa lí, lịch sử, yhọc, hội họa… Do đó việc tìm hiểu và thưởng thức một tác phẩm kí thời trungđại còn vấp phải những rào cản nhất định. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩnnghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thểloại mà còn phải biết tích hợp với những kiến thức liên môn học để giúp họcsinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của bài thơ. Hướng đến việcthực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Dạy họcvăn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác theo hướng tích hợp ”1.2. Mục đích nghiên cứu.Hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” theophương pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận vănbản một cách khoa học và sâu sắc hơn.1.3. Đối tượng nghiên cứu.- Học sinh lớp 11B3, 11B8 trường THPT Như Thanh năm học 2016-2017.- Văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” [Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD, năm 2007 ]1.4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp quan sát1- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh....- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.1.5. Điểm mới của đề tàiVới đề tài “Dạy học văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Tráctheo hướng tích hợp” tôi đã tiếp cận, soi rọi văn bản từ nhiều góc độ như gócđộ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại,…. để đổi mới cách dạy tác phẩm.Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân môn, nhiều ngành khácnhau từ lý luận văn học đến lịch sử, địa lí hay âm nhạc, hội hoạ….., tôi giúp họcsinh có một cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiềnđề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”. Từ đó, tôimong muốn mang đến cho các em một không khí lớp học sôi nổi để các emhứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận một văn bản kí sự.22. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn họcVăn học tồn tại trong một chu trình: tác giả - tác phẩm – độc giả. Bởi vậyhoạt động tiếp nhận có vai trò quyết định đến sự tồn tại văn học. Tiếp nhận vănhọc là hoạt động đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm, chiếm lĩnh giá trị vănhọc với mục đích giải trí, tìm hiểu nghiên cứu, học tập hoặc bồi dưỡng năng lựcsáng tác. Thông qua ngôn từ người đọc dùng trí tưởng tượng của mình, bồi đắpnhững khoảng trống để dựng lên một thế giới sinh động hoàn chỉnh, nhờ đó màhiểu biết đối tượng được thể hiện, thưởng thức cái hay, cái đẹp và hiểu đượctiếng nói của tác giả.Cùng một tác phẩm nhưng mỗi người đọc khác nhau lại có cách tiếp nhậnkhác nhau do sự chi phối của tuổi tác, trình độ, sở thích, tâm trạng…Do đó mỗibạn đọc ó một tác phẩm cá biệt trong thế giới tinh thần của mình sau khi chiếmlĩnh. Khoảng cách, sự thiếu tương đồng giữa nhà văn với bạn đọc là do sự cảmthụ thế giới và cách nhìn hiện thực. Một tác phẩm có thể có nhiều cách hiểunhưng cách hiểu nào phổ biến nhất thì tạm thời được chấp nhận. Do trình độthưởng thức mà nảy sinh “tầm đón nhận”. Tầm đón nhận được hiểu là vốn trithức, hiểu biết về văn chương, vốn sống và sự từng trải. Tầm đón nhận củangười đọc làm cho họ không thể hoặc có thể đánh giá được mức độ sáng tạo vàsự tiến bộ trong văn học, trong đó có thái độ từ chối tác phẩm. Tầm đón nhậnđược nâng cao dần trong quá trình học tập và tích lũy. Bởi vậy khi tiếp cậnnhững tác phẩm văn học trung đại, việc trang bị những kiến thức cơ bản nhất vềthời đại văn học này sẽ có giá trị không nhỏ làm nền tảng cho học sinh THPThiểu một cách sâu sắc những tác phẩm văn học cổ2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp giảngdạy ở nhà trường hiện nay.Khái niệm tích hợp [integration] được hiểu là sự hợp nhất, sự hoànhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp mộtcách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năngthuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nộidung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đềcập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong thực tế cókhá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, đa môn và xuyên môn.Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn đểtạo sự phong phú cho bài dạy.Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tấtyếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuấtphát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũngnhư trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phéphọc sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong mộtbài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tácphẩm văn học. Nó góp phần xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế3giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phươngpháp mới mẻ, mang tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiệnnay.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1. Thực trạng của giáo viênTrong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới,nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng độnghơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy côgiáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trongtừng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê vănchương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sựthay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếutính đồng bộ.Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy họctrong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng họcsinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viênchưa thấy được vai trò quan trọng của phần văn học trung đại nên đôi khi còndạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác,có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chấtthể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh.Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thayđổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thúvà ý nghĩa.2.2.2 Thực trạng của học sinhĐa phần học sinh không có hứng thú với phần văn học trung đại Việt Namcó rất nhiều lí do, như:- Học sinh ngày nay có vốn từ Hán Việt rất hạn chế. Đến với văn họctrung đại các em lập tức vấp phải hàng rào ngôn ngữ, những điển tích, điển cố,những thi liệu…tất cả đều xa lạ khó hiểu, điều này là một nguyên nhân làm giảmđi sự yêu thích hứng thú ở các em- Học sinh còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tínhchủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm. Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹtầm quan trọng của phần văn học trung đại Việt Nam, những lí do này khiến vănhọc cổ trở thành mọt món ăn tinh thần thiếu tính hấp dẫn với cả người dạy lẫnngười học.Trong đó phải kể đến nguyên nhân khoảng cách văn hóa –lịch sử quá lớn,khiến không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng khó hình dung được bối cảnhthời đại, khó nắm bắt được những quan niệm cũng như suy nghĩ của cha ông, từđó hạn chế trong tiếp nhận và cảm thụ những giá trị quý báu của các tác phẩmvăn học cổ.Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một sốgiải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học văn bản “Vàophủ Chúa Trịnh” để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng nhưgiúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Lê Hữu Trác.42.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.2.3.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bàiĐể có một bài giảng hoàn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhậntác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phầnquan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản Vào phủ Chúa Trịnhtôi đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài trong một tuần như sau:* Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống câu hỏibám sát sách giáo khoa, câu hỏi mở, mang tính cảm thụ.- Trình bày hiểu biết về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kísự”. Thử lí giải ý nghĩa của biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông- Tác giả có suy nghĩ như thế nào khi lần đầu tiên thấy được những quangcảnh nơi phủ Chúa?- "Vào phủ chúa Trịnh" tác giả không chỉ miêu tả cuộc sống cao sang nhàchúa mà còn ám chỉ một cách hài hước mỉa mai về sự xa hoa cũng như thái độlộng quyền của chúa Trịnh. Bằng cảm nhận của mình em hãy chỉ ra những chitiết chứng minh biểu hiện lộng quyền của nhà Chúa?- Hình ảnh thế tử Trịnh Cán được bao bọc trong no ấm, nhung lụa gợicho em suy nghĩ gì về cách sống của một số lớp người trẻ thời hiện đại?- Từ cách khám chữa bệnh của thần y Lê Hữu Trác cho em hiểu biết thêmgì v Tâm tư của Lê Hữu Trác khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?- Danh y Lê Hữu Trác là một tấm gương sáng người về y đức, xứng đángvới sự tôn vinh "lương y như từ mẫu". Từ tấm gương của người xưa em có suynghĩ gì về y đức ngày nay?* Biện pháp thứ hai: Tích hợp với công nghệ thông tin khi hướng dẫncác em tìm tài liệu tham khảo để bổ trợ kiến thức.Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉchuẩn bị bài bằng sách vở mà còn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằngcách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấnđề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôithường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tácgiả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Lê HữuTrác hoặc Vào phủ Chúa Trịnh …và tìm đọc các bài viết về tác giả, tác phẩm.Ví dụ:Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu TrácHải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác, một nho gia vàdanh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê. Ông sinh năm 1721, người xã Liêu xá, huyệnĐường Hào, trấn Hải Dương [nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên]. Ông thuộcdòng dõi một gia đình có nhiều đời đại đăng khoa. Cha và chú đều đỗ tiến sĩ và làmquan đến đại thần. Lúc còn trẻ, ông đã nổi tiếng hay chữ. Đến năm 20 tuổi, gặp buổinhiễu nhương, chúa Trịnh Giang độc đoán, giặc giã nổi lên khắp nơi, ông quyết địnhxếp bút nghiên theo việc đao cung. Đang ở trong quân ngũ, ông phải về quê ngoại làhuyện Hương Sơn [thuộc tỉnh Hà Tĩnh bây giờ] để thay người anh thứ năm phụngdưỡng mẹ già. Tại Hương Sơn, ông mắc phải một chứng bệnh dai dẳng, may nhờ5một y sĩ họ Trần cứu chữa. Từ đó, ông quyết định rời bỏ quan lộ, dốc lòng nghiêncứu y học, trở thành một y sĩ có tiếng. Ông mở trường dạy y học và trước tác một bộsách y khoa đồ sộ: Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Năm 1782, ông được quan ChínhĐường [Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo] tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho ThếTử Trịnh Cán [con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ]. Tuy việc chữabệnh không thành, ông đã phải ở kinh đô trong khoảng một năm. Cũng may là ôngvề nhà kịp trước khi xảy ra loạn Kiêu Binh, mở đầu một thời kỳ đại loạn trong lịchsử Việt Nam, kéo dài đến năm 1802 mới chấm dứt. Sau khi về, ông ghi lại nhữngđiều mắt thấy tai nghe tại kinh đô trong cuốn tùy bút “Thượng kinh ký sự”. Sách nàythường được in trong phần phụ lục của Y Tông Tâm Lĩnh. Ông mất năm 1791Thượng kinh kí sự - một tác phẩm đặc sắc thời trung đại“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viếtbằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ HươngSơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán.Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, ngườita có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấytai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lạinhững cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núicủa ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danhlợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở vẻ ngất ngưởng”…Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quêcha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn. “Thượng kinh kísự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thườngdanh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến. trong tậpkí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiềutrang đầy chất thơ. “Thượng kinh kí sự” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán rất đặcsắc và độc đáo của văn học trung đại Việt Nam.Trong văn học lịch triều, đây là một thiên kí sự hiếm có. Các nhà nho xưa ítkhi nói về mình. Nhưng trong cuốn này, tác giả đã không ngại để cái “Tôi” đóng mộtvai trò quan trọng. Ngoài ra, ông còn ghi lại những bài ngâm vịnh cùng nhiều danh sĩtại kinh đô. Vào năm 1924, bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật đã được đăng trongNam Phong Tạp Chí.2.3.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bảnĐể giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứngdụng một số biện pháp cụ thể như sau:*Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với phân môn Lý luận văn học để cungcấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại kíHành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hànhtrình khám phá thú vị nhưng cũng đòi hỏi người đọc có những định hướng tiếpnhận phù hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểuhơn và hứng thú hơn trong quá trình khám phá văn bản “Vào phủ Chúa Trịnh”, tôisẽ vận dụng các kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em6những kiến thức lý luận chung nhất về thể loại nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìmhiểu tác phẩm.Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, haykể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặctương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưngkhuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốttruyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sựkiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phươngthức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sựkiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự làbức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặtcủa nhân vật không thật rõ nét.* Biện pháp thứ hai: Tích hợp Tích hợp bộ môn địa lí để giới thiệu chohọc sinh về vị trí phủ chúa TrịnhPhủ chúa Trịnh - vốn có danh xưng chính thức là Chính phủ hoặc Soái phủhoặc Nội phủ đã từng là một công trình kiến trúc đồ sộ vào bậc nhất thời Lê trunghưng. Được xây dựng trong thời gian một thế kỷ rưỡi [1592 - 1749], công trìnhnày là một tòa thành, được xây bằng gạch, bao bọc nhiều cung điện, lầu các màcác đời chúa Trịnh đã lần lượt cho xây dựng. Ngoài ra, các chúa còn cho xâynhiều cung điện ngoài phủ.Tra cứu các bản đồ cổ, so sánh các địa danh của Thăng Long thế kỷ 17-18với bản đồ Hồng Đức [có từ trước khi có phủ chúa Trịnh-năm 1490 thời Lê sơ] vàthư tịch cổ thì phủ Chúa Trịnh nằm ở phía Tây Nam hồ Gươm. Nhưng về vị trí cụthể của phủ thì hiện nay đang có những giả thuyết khác nhau. Giả thuyết đượcnhiều người tán thành nhất: phủ Chúa là một hình chữ nhật tương ứng với các phốngày nay: hai bề dọc là hai đoạn đầu phố Bà Triệu và phố Quang Trung, hai bề7ngang là hai đoạn giữa phố Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo, ngõ-xóm Hạ Hồi [HàHồi], trên phần đất khoảng các làng Vũ Thạch Tiểu, Vũ Thạch Hạ, Hồi Thuần tổngTả Nghiêm, Phụ Khánh tổng Tiền Nghiêm huyện Thọ Xương phủ PhụngThiên Thăng Long. Nằm ở phía nam hồ Tả Vọng, có ba cửa: Chính môn ở phíaNam, Tuyên Vũ môn ở phía Đông, Diệu Công môn ở phía Tây. Xung quanh phủ cótường thành xây bằng gạch bao bọc. Bên trong có nhiều cung điện, lầu gác lộnglẫy, xa hoa.Di tích phủ Trịnh [thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá] thờixưa được coi là hành dinh của nhà Trịnh mỗi lần về quê bái yết tôn lăng, đồng thờilà công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Lê - TrịnhDi tích phủ Trịnh gắn với lễ hội thờ Minh khang thái vương Trịnh Kiểm - vịchúa đầu tiên của dòng họ Trịnh. Ông sinh năm 1503, mất ngày 18/2 âm lịch năm1570. Ông vốn quê ở làng Sóc Sơn, Biện Thượng [hay Sóc Sơn, Bồng Thượng], làngười có công sáng lập ra vương nghiệp nhà Trịnh. Các con cháu nối nhau làmchúa tới 12 đời, đã hình thành một gia đình phong kiến lớn từng được lịch sử nhắcđến với cụm từ “quyền khuynh thiên hạ”.Tượng Minh Khang thái vương Trịnh Kiểm*Biện pháp thứ ba: Tích hợp bộ môn Lịch sử giúp học sinh nhận thứcđược bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa TrịnhSau khi vua Lê Túc Tông mất năm 1504, các vua kế vị đều là những hônquân hoặc yếu ớt. Đến năm 1527, quyền thần Mạc Đăng Dung cướp ngôivua Lê Cung Hoàng rồi sáng lập nhà Mạc. Năm 1533, ở Thanh Hóa, một võtướng nhà Lê là Nguyễn Kim nổi dậy chống lại nhà Mạc, lập lại nhà Lê, ông8tìm được hậu duệ của nhà Lê là Lê Duy Ninh bèn lập làm vua tức là Lê TrangTông lấy danh nghĩa “ Phù Lê diệt Mạc”.Người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh là Trịnh Kiểm, người huyện VĩnhLộc, Thanh Hóa. Mẹ mất, nghe tin Nguyễn Kim nổi dậy dựng lại nhà Lê, TrịnhKiểm bèn đến xin gia nhập. Nhờ tài năng, ông được Nguyễn Kim tin cậy và gảcon gái là Ngọc Bảo cho. Nǎm 1539 ông được phong làm Đại tướng quân, tướcDực quận công. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền,được phong làm thái sư nắm toàn thể quân đội.Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay nắmtoàn bộ binh quyền, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vàotrấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.Đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh Nguyễn bùngnổ. Sau gần nửa thế kỷ chiến tranh, hai bên lấy sông Gianh [Quảng Bình] làmranh giới. Ngoài Bắc, Trịnh Tùng xưng Vương, xây vương phủ cạnh cung điệnvua Lê, nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê,nhân dân gọi là “ vua Lê- chúa Trịnh”.Trong lịch sử chế độ chuyên chế trung ương tập quyền [mọi quyền hànhtập trung vào tay người đứng đầu nhà nước - Ông vua chuyên chế] Việt Nam,chế độ Vua Lê - Chúa Trịnh [1545 - 1786] là một thể chế chính trị đặc biệt, cómột không hai. Chế độ Vua Lê - Chúa Trịnh không phải là sự chia đôi quyền lựcgiữa Vua Lê với Chúa Trịnh theo công thức cân bằng nhau 50/50; lại càng khôngphải là một sự “mặc cả” giữa Vua Lê với Chúa Trịnh trong những lúc gian truânbị nhà Mạc lật đổ; nhưng trên thực tế từ 1545 đến 1786 họ Trịnh đã nắm toàn bộquyền lực trong triều và thay mặt nhà vua điều hành đất nước. Bằng chứng trongthời kỳ này Chúa Trịnh đã nhiều lần “mượn danh” vua Lê mang quân đi tiễuphạt nhà Mạc [đến năm 1592 dẹp được] và cũng đã nhiều lần mang đại binh vàođánh các chúa Nguyễn ở Đàng trong nhưng không thành. Cho đến khi đất nướcbị chia cắt thành Đàng trong và Đàng ngoài [1672] thì thực chất cũng làsự phân chia quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh [ở Đàng ngoài],Nguyễn [ở Đàng trong] chứ không phải giữa Vua Lê với các Chúa Nguyễn, chonên sự tồn tại của Vua Lê trong thực thể chính trị này thực chất chỉ là “cáibóng”.* Biện pháp thứ tư:Tích hợp kiến thức xã hội, kiến thức y học, liên hệthực tế nhằm giáo dục nhân cách, bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinhTính hợp kiến thức xã hội, rèn kĩ năng sốngCâu hỏi: Hình ảnh thế tử Trịnh Cán được bao bọc trong no ấm,nhung lụa gợi cho em suy nghĩ gì về cách sống của một số lớp người trẻ thờihiện đại?GV dùng máy chiếu trình bày một số trường hợp thiếu tính tự lậpcủa trẻ em do gia đình quá bảo bọc9Việc coi trẻ như một “ông vua con”, “bà hoàng con” làm cho trẻ lớn lênnhưng lối sống, cách nghĩ vẫn chưa trưởng thành. Thương con, cha mẹ haynuông chiều và luôn đáp ứng những yêu cầu của con, hơn nữa muốn con toàntâm toàn ý cho việc học nên nhiều cha mẹ luôn chăm bẵm con, lâu ngày trẻ sinhlười biếng, vô tâm, vô cảm với cha mẹ, với những người xung quanh . Phảichăng, tình yêu của cha mẹ dành cho con phải là tình yêu có lí trí. Trong bài“Mẹ yêu con”, sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưađược con hiểu đúng, người mẹ đã tâm sự: “Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nênmẹ nói “không”trước những đòi hỏi vô lí của con khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ vềnhững điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ.Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt” [Theo “Tráitim người mẹ”,NXB Trẻ]Vậy nên, muốn cuộc sống thực sự có ý nghĩa mỗi người cần phải có bảnlĩnh, có tính tự lập để biết lựa chọn và hướng tới lối sống tích cực.Danh y Lê Hữu Trác là một tấm gương sáng ngời về y đức, xứng đángvới sự tôn vinh "lương y như từ mẫu". Từ tấm gương của người xưa em cósuy nghĩ gì về y đức ngày nay?Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạođức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Đạidanh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảovệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấyviệc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công”.Toàn bộ con người Lê Hữu Trác toát lên một nhân cách người Thầy thuốcvĩ đại. Nhân cách ấy thể hiện ở động lực, khát vọng mạnh mẽ là không ngừnghọc hỏi, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm để giúp đời, giúp người. Mọi suy nghĩ,hành động của Lê Hữu Trác được soi rọi bằng ánh sáng của tình cảm yêu thươngcon người. Tình yêu thương ấy lớn đến mức quên mình, sẵn sàng xả thân cứungười như một bậc thánh nhân.Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chàinghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khámbệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khóchịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng thángtrời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù laonào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…Những lời di huấn của bậc đại danh y đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự,nhiều thầy thuốc đã học tập và làm theo những lời di huấn quý báu đó, nhưngcũng còn không ít thầy thuốc chưa thông cảm với nỗi đau của người bệnh, chưacoi “trị bệnh cứu người” là mục tiêu theo đuổi trong suốt cuộc đời người thầythuốc. Tình trạng thầy thuốc có tay nghề kém, có thái độ thiếu văn hóa, thiếulịch sự với bệnh nhân vẫn còn tồn tại rất nhiều là những băn khoăn, lo lắng củatoàn xã hội về y đức.10Tích hợp với kiến thức y họcCâu hỏi: Từ cách khám chữa bệnh của thần y Lê Hữu Trác cho emhiểu biết thêm gì về việc chăm sóc sức khoẻ của bản thân?Sức khoẻ đối với con người là tài sản vô giá. Để có một cơ thể khoẻmạnh, trước hết mỗi cá nhân phải biết cân bằng âm khí và dương khí, sống giaohoà với thiên nhiên, luôn biết nuôi dưỡng thể chất mỗi ngày. Quá no ấm cũng làmột nguyên nhân của bệnh tật. Cần phải nhớ:“ Cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên.Chính khí ở trong mà thắng bệnh ở ngoài”*Biện pháp thứ năm: Tích hợp với công nghệ thông tin để làm phongphú bài dạy [trình chiếu các video, hình ảnh, giáo án điện tử].Trong quá trình giảng dạy việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáoviên giảng dạy một cách chủ động tích cực hơn và cũng góp phần không nhỏtrong việc tạo hứng thú cho học sinh. Đối với văn bản Vào phủ Chúa Trịnh khigiảng dạy ta có thể đưa các loại hình ảnh, video sau:- Hình ảnh: +Hình ảnh Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”+Đưa hình ảnh phủ Chúa Trịnh, phủ Trịnh, Nghè Vẹt….11Phủ TrịnhNghè Vẹt- Video: Danh y Lê Hữu Trác – Ngôi sao sáng của nền y học Việt Nam- Giáo án điện tử: Để làm phong phú sinh động tôi thường thiết kế giáo ánđiện tử ở dạng dễ hiểu nhất cho học sinh nhưng vẫn đầy đủ ý. Từ việc được nghegiảng, được xem các hình ảnh sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận nhằmkhắc phục trạng thái “ngại học” ở các em.* Biện pháp thứ sáu: Tích hợp kiến thức hội hoạ, tin học hướng dẫn họcsinh phác họa theo trí tưởng tượng không gian Phủ chúa TrịnhPhủ Chúa Trịnh đã từng là một công trình kiến trúc đồ sộ vào bậc nhấtthời Lê trung hưng, tuy nhiên năm 1787, khi họ Trịnh thất bại trong việc khôiphục lại địa vị, Trịnh Bồng chạy khỏi kinh thành, Lê Chiêu Thống ngầm chongười đốt phủ chúa đi. Đám cháy lan khắp hai phần ba kinh thành và cháy trongmười ngày liền làm mất đi một quần thể kiến trúc đẹp của Thăng Long - Hà Nội.Để giúp học sinh phần nào hình dung được quang cảnh xa hoa, tráng lệ củaphủ Chúa, giáo viên hướng dẫn học sinh phác họa trên giấy hoặc dùng đồ họa 3Dtrên máy vi tínhPhủ Chúa Trịnh – tranh vẽ thế kỉ XVII122.3.3. Giải pháp thứ 3: Tích hợp trong quá trình củng cố bài họcĐể củng cố bài học, tôi có thể sử dụng một trong các cách như đưa ra hệthống câu hỏi trắc nghiệm hoặc để kiểm tra mức độ tiếp nhận ở học sinh, sử dụng ýnghĩa thông điệp của tác phẩm như một đề nghị luận mở hoặc tổ chức trò chơi “ôchữ văn học”, sử dụng sơ đồ tư duy…để giúp học sinh nắm vững ý nghĩa tác phẩm.*Biện pháp thứ nhất: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệmCâu 1: Người mở đầu cho sự nghiệp của họ Trịnh là ai?A. Trịnh SâmB. Trịnh KiểmC. Trịnh TùngD. Trịnh DoanhCâu 2: Phủ chúa Trịnh nằm ở địa phận tỉnh nào ngày nay?A. Thanh HóaB. Hà NộiC. Nam ĐịnhD. Hải PhòngCâu 3: Dụng ý của tác giả khi dùng từ "thánh thượng" trong tác phẩm làgì?A. Đề cao vị thế và uy quyền của vua LêB. Nói lên ân đức to lớn của vua Lê với đất nướcC. Phản ánh sự lộng quyền của chúa Trịnh lúc bấy giờD. Cách gọi trang trọng chỉ ngôi thứ của vua quanCâu 4: Lối viết kí của Lê Hữu Trác trong đoạn trích có nét đặc sắc gì?A. Có nhiều chi tiết, sự việc mang tính hư cấu caoB. Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua việc miêu tả khách quanC. Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng đa nghĩaD. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp, mạnh mẽCâu 5: Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện được khá đầy đủ phẩm chấtcủa những ai?A. Nhà nho, nhà thơ, thầy thuốcB. Nhà nho, nhà thơ, ông quanC. Nhà văn, nhà thơ, ông quanD. Nhà văn, thầy thuốc, ông quanĐáp án: 1B, 2B, 3C, 4B, 5A*Biện pháp thứ hai: Sử dụng ý nghĩa thông điệp của tác phẩm như mộtđề nghị luận mởQua hình tượng lương y Lê Hữu Trác, cung cách sống và bệnh tình của thếtử Cán, anh [chị] hãy viết một bài văn [khoảng 600 chữ] với chủ đề: Bạn khôngchọn được nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.13Biện pháp thứ ba: Hoạt động tham quan, dã ngoạiTham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đốivới học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đithăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cáccông trình, có liên quan đến thời trung đại, giúp các em có được những kinhnghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.GV phối hợp với đoàn trường hướng dẫn các em tham quan di tích PhủTrịnh ở Vĩnh Lộc – Thanh Hóa, sau đó viết bài thu hoạch theo hình thức kí sự*Biện pháp thứ tư: Sử dụng trò chơi ô chữ văn họcĐể củng cố bài học hiệu quả ngoài các biện pháp trên tôi còn vận dụng tròchơi ô chữ văn học để củng cố kiến thức.- Giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi và các ô chữ . Sau khi dạy xongbài, giáo viên giành khoảng 5 phút để củng cố tác phẩm bằng trò chơi “Ô chữ vănhọc”:+Giáo viên chia học sinh làm 4 đội, mỗi đội cử ra một đội trưởng+Hình thức chơi: mỗi khi giáo viên đưa ra một ô chữ và đặt câu hỏi thìcác đội trưởng sẽ đại diện cho đội mình trả lời bằng hình thức giơ tay. Khi giáoviên hô bắt đầu, đội nào giơ tay nhanh hơn đội đó sẽ thắng.+Kết quả: Đội nào trả lời được nhiều ô chữ nhất đội đó sẽ thắng. Mỗi ôchữ tương ứng với 5 điểm. Nếu trả lời được ô hàng dọc thì được 10 điểm.Ô CHỮ VĂN HỌCCâu hỏi:Câu 1: Ông là tác giả của bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”?Câu 2: Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” thuộc thể loại gì?14Câu 3: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” tác giả Lê Hữu Trác đượcgọi đến khám bệnh cho nhân vật nào?Câu 4: Nhân vật này là ông tổ của dòng họ TrịnhCâu 5: Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” được viết bằng lại chữ nàyCâu 5: Những người trong phủ Chúa gọi chúa Trịnh Sâm là gì?Câu 6: Một tên gọi khác của Phủ Chúa?*Biện pháp thứ năm: Sử dụng sơ đồ tư duy2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmQua một thời gian nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạyhọc văn bản Vào phủ Chúa Trịnh để thử nghiệm kết quả tôi cho học sinh làm bàikiểm tra tại hai lớp11B3 và 11B8.Đề bài: Qua hình tượng lương y Lê Hữu Trác, cung cách sống và bệnhtình của thế tử Cán, anh [chị] hãy viết một bài văn [khoảng 600 chữ] với chủ đề:Bạn không chọn được nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽsống.15Kết quả bài làm thu được ở hai lớp 12A9 và 12A13 như sau:+ Trước khi ứng dụng SKKN:Kết quảLớpSĩ sốSLGiỏiKháTrung bìnhYếuTL% SLTL% SLTL% SLTL%11B340512,51537,51845,025,011B85048,01632,02448,0612,0+ Sau khi ứng dụng SKKN:Kết quảLớpSĩ sốGiỏiKháTrung bìnhYếuSLTL%SLTL%SLTL%SLTL%11B3401230,02357,50512,50011B8501020,02244,01836,000Kết quả bài làm cho thấy, tỉ lệ học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ, lô gic, sángtạo đạt giỏi, khá là 87,5% ở 11B3 và chiếm tới 64,0% ở 11B8 . Tỉ lệ học sinh cókết quả trung bình gần như rất thấp chỉ chiếm 12,5% ở 11B3 và 36,0% ở 11B8.Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng sáng kiến đã thực sự có được hiệu quả nhấtđịnh. Các em đã thực sự cảm thấy đam mê, hứng thú hơn rất nhiều với cách dạy- học tích hợp này.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ163.1. Kết luận:Đổi mới phương pháp dạy học là một “hành trình” không ít những khókhăn và thử thách song cũng là một hành trình đầy thú vị bởi qua đó người giáoviên thể hiện được tâm huyết và sự sáng tạo của mình trong vai trò người hướngdẫn học sinh khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Từ vai trò quan trọng ấy,thầy cô phải giúp các em hình thành niềm đam mê với văn chương và tự rút racho mình những bài học quý báu về đạo đức, về cách làm người. Muốn đạt đượcđiều ấy, giáo viên phải biết khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh, biến mỗigiờ học thành một “giờ khám phá” để các em thể nghiệm tài năng và tư duy củamình.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhàtrường tôi nhận thấy việc ứng dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy là vôcùng cần thiết giúp học sinh hiểu sâu sắc, thấu đáo tác phẩm cũng như tránhđược cảm giác ngại học. Mặt khác, với cách học này các em tỏ ra năng động vàtích cực hơn, mạnh dạn hơn. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm nằm ở tính khảthi của nó trong thực tế giảng dạy. Nó giúp người dạy dễ dàng thâm nhập vàthẩm thấu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Từ những thành công bước đầu sẽlà nguồn cổ vũ động viên không nhỏ để tôi tiếp tục ứng dụng cho học sinh trongnhững năm tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ bé vào “hành trình” nâng cao chấtlượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói riênghướng tới xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.3.2. Kiến nghị:Sau khi tổng kết thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số đề xuất sau:- Nên có phòng học chức năng để học sinh thuận lợi hơn trong học tập.- Cân đối kinh phí để tăng thêm các đồ dùng dạy học trong thư viện nhàtrường, hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên sử dụng phương pháp mới trong dạyhọc.- Nhà trường, các tổ chuyên môn cần khuyến khích hình thức, tự học tựnghiên cứu, hợp tác nhóm của học sinh theo sự hướng dẫn của giáo viên, từ đótạo điều kiện cho giáo viên và học sinh hợp tác làm việc nhằm cải thiện chấtlượng học tập giúp các em có một nền tảng kiến thức thật sự vững chắc.- Mở rộng đối tượng tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, khôngchỉ tập huấn cho tổ trưởng mà các giáo viên khác cũng được bồi dưỡng.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Nguyễn Thị Hồng17

Video liên quan

Chủ Đề