Bạch huệ là ai

Nữ danh ca tài tử Bạch Huệ tên thật là Huỳnh Thị Huệ, sinh năm 1933, tại Cần Thơ trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Là con gái của đôi vợ chồng nghệ sĩ Sáu Tửng - Kim Liên, em ruột của nhạc sĩ Huỳnh Anh.

Mới 13 tuổi, bà đã thuộc lòng bài vọng cổ 16 nhịp và hầu như có mặt khắp các “chiếu” tài tử ở vùng sông nước Cần Thơ; tham gia vào ban nhạc “Việt Nam cổ nhạc đoàn” của danh ca Tám Thưa.

Năm 14 tuổi, bà theo cha mẹ lên Sài Gòn và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Không chỉ biểu diễn cho đài phát thanh và các sân khấu, rạp hát tại Sài Gòn, bà còn được mời ca cho đài Pháp Á, thu âm tuồng tích và bài ca lẻ cho các hãng đĩa Asia, Hoành Sơn, Pathé…

Những năm đầu thập niên 1950, bà và nghệ sĩ Thành Công được độc giả của tờ báo Tiếng Dội bình chọn là Đệ nhất danh ca lúc bấy giờ.

Nghệ nhân dân gian đờn ca tài tử Bạch Huệ.

Từng có thời gian tham gia các đoàn cải lương Nữ Hoài Dung - Hoài Mỹ, Song Kiều, Kim Thanh, Tơ Đồng nhưng cuối cùng bà vẫn chỉ gắn bó với đờn ca tài tử.

Sau năm 1975, bà được mời về giảng dạy tại Viện Nghiên cứu âm nhạc TP.HCM, dạy lớp nâng cao nghệ thuật tài tử cải lương cho sinh viên khoa cải lương Trường Nghệ thuật Sân khấu 2, cố vấn cho CLB Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa TP.HCM.

Ở tuổi trên 70 bà vẫn được nhiều địa phương khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ… mời dạy ca cho các lớp ca tài tử từ vỡ lòng đến các lớp cao đồng thời cũng thường được mời ngồi ghế giám khảo ở nhiều cuộc thi đờn ca tài tử tại TP.HCM và các tỉnh.

Trước khi NSƯT Tấn Đạt qua đời thì ông và bà Bạch Huệ là đôi bạn diễn “song kiếm hợp bích” có mặt trong hầu hết các chương trình đờn ca tài tử hoặc lễ hội lớn của TP HCM. Lối ca chuẩn mực đúng chất tài tử của hai ông bà hiện nay có lẽ không còn mấy ai theo nổi.

Linh cữu của Nghệ nhân dân gian Bạch Huệ đang quàn tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ. Lễ động quan lúc 6g ngày 15/10 sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa./.

LIỄU PHẠM

Trước khi NSƯT Tấn Đạt qua đời thì ông và bà Bạch Huệ là đôi bạn diễn “song kiếm hợp bích” có mặt trong hầu hết các chương trình đờn ca tài tử hoặc lễ hội lớn của TP.HCM. Lối ca chuẩn mực đúng chất tài tử của hai ông bà hiện nay có lẽ không còn mấy ai theo nổi.

Nghệ nhân Bạch Huệ, quê Cần Thơ, con của vợ chồng nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Sáu Tửng - Kim Liên, nên từ 13 tuổi bà đã thuộc lòng nhiều bài bản và có mặt trong hầu hết các chiếu đờn ca tài tử miệt sông nước Hậu Giang. Khi lên Sài Gòn bà nhanh chóng nổi danh, hát ở Đài phát thanh Sài Gòn và trình diễn khắp các sân khấu, được mời thu âm cho các hãng đĩa nổi tiếng như Asia, Hoành Sơn, Pathé… Sau 1975, bà giảng dạy trong Viện Nghiên cứu âm nhạc TP.HCM, Trường Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, làm cố vấn cho Trung tâm văn hóa TP.HCM. Hơn 60 năm theo nghiệp, bà đã hướng dẫn cho biết bao người trẻ tìm đến với đờn ca tài tử.

Cuối đời, bà sống trong Viện Dưỡng lão nghệ sĩ [Q.8, TP.HCM] và vừa mất vào sáng 12.10, thọ 80 tuổi. Linh cữu quàn tại Viện Dưỡng lão nghệ sĩ, lễ động quan lúc 6 giờ ngày 15.10, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. 

Hoàng Kim

>> Nghệ nhân bí ẩn
>> Nghệ nhân với những cây đờn “độc”

Gắn bó với đờn ca tài tử từ thủa niên thiếu và nổi tiếng một thời, cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời, nghệ nhân Bạch Huệ vẫn dành hết tâm sức cho bộ môn nghệ thuật độc đáo này của vùng đất Nam Bộ. Một đời dành cho nghệ thuật, không dành được tài sản gì cho riêng mình lúc cuối đời, điểm kết thúc cho cuộc hành trình miệt mài rong ruổi chốn nhân gian của bà là hoa viên nghĩa trang Bình Dương, một “ngôi nhà” chung và cũng là chốn hương khói từ nghĩa cử của ban quản lý nghĩa trang dành cho người nghệ sĩ họ kính trọng, yêu mến.

Đã hơn 1 năm trở lại đây, những người có dịp ghé thăm Viện Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM khá quen với bóng dáng di chuyển lịch kịch với công cụ hỗ trợ của nghệ nhân Bạch Huệ trong bầu không khí cô tịch của Viện. Sinh thời, lúc tuổi đã cao, không khỏe trong người nhưng bà vẫn là một trong số ít các lão nghệ sĩ vẫn năng nổ và gắn bó với nghề. Ngoài công việc truyền nghề cho học viên của các câu lạc bộ trong và ngoài thành phố, bà vẫn đảm đương vai trò giám khảo của khá nhiều cuộc thi về đờn ca tài tử, vọng cổ.

Đúng ngày cả nước để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà cũng lặng lẽ ra đi, hưởng thọ 80 tuổi. Mặc dù là thời điểm quốc tang nhưng nghệ sĩ, học trò và nhiều khán giả từng hâm mộ vẫn không quản đường sá xa xôi, từ ngoại thành thành phố cho đến nhiều tỉnh, thành khác đều lặn lội về thắp hương cho người quá cố, trong đó có rất nhiều gương mặt nổi tiếng và có uy tín trong giới. Cựu ký giả Tần Nguyên, người quản lý chung của Viện Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM cho biết: một đời nổi danh, một đời thủy chung gắn bó với đờn ca tài tử, nghệ nhân Bạch Huệ là một trong những người từng được “tổ đãi”. Có danh, giàu nhiệt huyết nhưng cuối đời vẫn thanh bạch...

Không chỉ có uy tín với người trong nghề, với những người yêu thích và am hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc, Bạch Huệ là nghệ danh khó có thể thay thế trong đờn ca tài tử. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê  kể rằng, bà là một trong những gương mặt thực sự gắn bó và “nghiêm túc” với đờn ca tài tử nhất từ trước đến nay mà ông biết. Bạch Huệ là con gái nghệ sĩ Sáu Tửng, một trong những “tay đàn” nổi tiếng trước đây. Từ lúc Bạch Huệ 13, 14 tuổi đã ca rất hay. Khi bà nên danh, Giáo sư Trần Văn Khê đã ở Pháp nhưng thấy danh tiếng đã lan cả sang Pháp.

Nghệ nhân Bạch Huệ trong một buổi biểu diễn đờn ca tài tử lúc sinh thời.

Năm 1963, Giáo sư nhờ người quen về Việt Nam thâu đĩa để mang sang UNESCO, mặc dù không chỉ định ai nhưng họ chọn ngay Bạch Huệ. Ở đĩa hát này,  Bạch Huệ ca Tứ đại oán, danh cầm Sáu Tửng đàn kìm. Đĩa hát được nước ngoài biết đến, công nhận thông qua “kênh” UNESCO. Sau này, trở về nước, nhiều buổi tổ chức đờn ca tài tử, cùng tham gia với Bạch Huệ, ông thực sự rất thích cách ca của bà. Bạch Huệ thông minh, học nhanh, ca chính xác, nhịp nhàng và là một trong những người ca mấy bài tổ chắc nhất. Thời gian phối hợp với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mở lớp dạy nhạc cho bậc trên đại học, Giáo sư đã mời Bạch Huệ đến dạy. Bà rất nhiệt tình, không quản ngại khó khăn nhưng rất kỹ tính trong cách truyền dạy...

Thực tế, sự nghiêm túc với nghề của nghệ nhân Bạch Huệ nổi tiếng đến mức không ai không... lắc đầu và thán phục. Nhiều lần theo chân bà đến các buổi biểu diễn, truyền dạy học trò, cứ mỗi lần nghe nhạc công đánh thiếu, đánh sai một nốt nhạc hay người ca lỡ trật nhịp, chúng tôi lại thấy gương mặt bà khổ sở như người đang ăn cơm ngon lành cắn phải hạt sạn lớn kèm theo điệp khúc ca thán: bây giờ đám trẻ ca hư hết... Nhưng, ca thán thì cứ ca thán, truyền dạy thì vẫn cứ nhiệt tình truyền dạy. Đôi lần, bắt gặp bà hơ hải thuê xe ôm đến điểm diễn, tiền xe đi về gấp đôi thù lao được trả, nhiều người buột miệng bảo bà vơ việc làm gì cho nó khổ. Bà rầu rầu bảo: Lỡ mê ca rồi. Ăn cơm tổ đãi phải đền ơn tổ. Thấy đám trẻ thờ ơ với đờn ca tài tử, nhiều người ham ca mà ca trật hết, bà cầm lòng không đặng...

Cũng chính vì “cầm lòng không đặng” mà cho đến lúc cuối đời, bị ngã gẫy chân, chưa lành hẳn bà đã cặm cụi đi tham gia khá nhiều hoạt động. Nghệ nhân Hoàng Tấn, chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử TP HCM và cũng là đơn vị tổ chức truyền nghề cho hàng vạn học viên tại thành phố và các tỉnh lân cận cho biết: Sau giải phóng, Bạch Huệ bắt đầu tham gia công tác giảng dạy trong Trường Nghệ thuật sân khấu và tham gia hoạt động với các đơn vị văn hóa nghệ thuật. Ngay Nhạc viện, kể cả Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cũng mời đến giảng dạy.

Nhiều năm trở lại đây, bà là người cộng  tác đắc lực trong hoạt động chỉ dạy, truyền nghề. Tuổi cao, sức yếu, nhưng cứ 4 giờ sáng ngày cuối tuần là Bạch Huệ đã chuẩn bị sẵn sàng để tập hợp mọi người đến các điểm mở lớp dạy đờn ca tài tử, bất kể đó là điểm dạy nằm ở các quận, huyện ngoại thành hay tận Bình Phước, Bình Dương. Hiện nay, có cả trăm câu lạc bộ đờn ca tài tử đang hoạt động khá thường xuyên. Để  phong trào đờn ca tài tử được duy trì như hiện nay tại TP HCM, phải thừa nhận rằng có sự đóng góp rất tích cực của nghệ nhân Bạch Huệ.

Ngay trong ngày bà trút hơi thở cuối cùng, theo lịch sắp sẵn thì nữ nghệ nhân vẫn đang đảm nhận “nhiệm vụ” làm thành viên ban giám khảo của một cuộc thi đình đám trên đài phát thanh thành phố. Một trong những nhiệm vụ không ai buộc bà phải làm nhưng bà luôn buộc mình phải thực hiện. Bởi, nói theo cách của chính nghệ nhân Bạch Huệ lúc sinh thời thì đó là vì bà lo “đờn ca tài tử mai một”, lo “đám trẻ ca trật hết trơn, không giữ được cái chất của đờn ca tài tử” của cha ông nữa...

Ngọc Nguyễn

Tiểu Sử Ngân Tuấn     Tên thật: Đoàn Văn Đầy     Ngày sinh: 1968     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Nghệ sĩ Ngân Tuấn tên thật là Đoàn Văn Đầy, sanh năm 1968, nhà ở đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, con của ông Đoàn Văn Ngàn, làm nghề thợ mộc và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.     Trong gia đình, Ngân Tuấn có tất cả 15 anh chị em, Ngân Tuấn có 5 chị, 4 người anh, 3 em trai và 2 em gái, tất cả đều sinh sống bằng ngành nghề khác, chỉ riêng có Ngân Tuấn là theo nghề hát.      Từ trung phong phá lưới     Ngân Tuấn học văn hóa ở trường Phan Sào Nam gần rạp Long Vân, ngã bảy, đến lớp 8 thì em nghĩ học, gia nhập đội Bóng Đá Năng Khiếu Tao Đàn. Ở đội bóng này, Ngân Tuấn đá ở vị trí trung phong và được tặng danh hiệu « vua phá lưới ».     Trong một buổi tập dượt đá bóng, Ngân Tuấn bị chấn thương nơi đầu gối, phải nằm một chỗ dưỡng thương trong 6 tháng. Trong thời gian này, Ngân Tuấn giải buồn bằng cách nghe ca cổ nhạc ở đài phát thanh, anh đâm ra mê cổ nhạc n

Tiểu Sử Tấn Giao     Tên thật: Nguyễn Tấn Giao     Ngày sinh: 1971     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Tôi còn nhớ khoảng tháng 3 năm 1996, nhân dịp về quê hương thăm con cháu, tôi được các cháu dẫn đi xem hát cải lương ở rạp hát Hòa Bình, hình như đó là đêm phát huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1995. Đêm hát đó diễn nhiều trích đoạn tuồng cải lương hay trước năm 1975.     MC Thành Lộc giới thiệu trích đoạn Tiếng Hạc Trong Trăng do hai nghệ sĩ Tấn Giao thủ vai tướng cướp Thi Đằng và nữ nghệ sĩ Ngọc Tuyết trong vai cô gái mù Xuyên Lan.     Nguyễn Phương nhớ rõ cốt truyện tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng và nhất là hai vai tướng cướp Thi Đằng do nghệ sĩ Thành Được thủ diễn và vai cô gái mù Xuyên Lan do cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga thủ diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga.     Vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng hồi xưa được ông Trần Tấn Quốc và Ban chấm giải thưởng Thanh Tâm tặng giải vở diễn xuất sắc trong năm 1966, nghệ sĩ Thành Được cũng được t

Tiểu Sử Ngọc Bích     Trong số bốn diễn viên huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1967: Mỹ Châu, Ngọc Bích, Bảo Quốc, Phương Bình, nữ nghệ sĩ Ngọc Bích là nữ diễn viên chánh ở một đoàn hát duy nhất là đoàn cải lương Saigon 2 trong 15 năm liên tục. Sau khi rời đoàn cải lương Saigon 2, trong bốn huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1967 vừa kể thì nữ nghệ sĩ Ngọc Bích cũng là người lâu nhất không trở lại diễn trên sân khấu cải lương nữa.     Nữ nghệ sĩ Ngọc Bích tên thật là Trần Ngọc Bích, sinh ngày 02 – 11 – 1947 tại huyện Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ. Cha là ông Trần Văn Niếu làm thợ, mẹ là bà Nguyễn Thị Anh, buôn bán. Trong gia đình của Ngọc Bích không có ai theo nghề ca hát.     Là con gái lớn trong một gia đình nghèo có tới 11 người con, trong khi cha mẹ của Ngọc Bích phải lo bươn chải mưu sinh, có khi đến tối khuya mới về nhà nên Ngọc Bích phải giúp cho cha mẹ chăm sóc các em và quán xuyến mọi việc trong gia đình.     Ngoài những giờ học ở trường, về đến nhà thì Ngọc Bích

Tiểu Sử Dũng Thanh Lâm     Nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm tên thật là Paul Robert Bùi Văn Tâm [mang hai dòng máu Việt - Pháp], sanh năm 1942 [ tuổi Nhâm Ngọ] tại xã Linh Đông, quận Thủ Đức tỉnh Gia Định, là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, có tên thánh là Francisco.     Dũng Thanh Lâm học ở trường dòng Tabert Mossard ở Thủ Đức cho đến hết lớp 5, rồi được chuyễn về học ở trường Trung Học Tân Thanh ở Saigon.     Dũng Thanh Lâm mê cải lương từ nhỏ nên anh theo một người bạn để học đờn ca tài tử, anh có chất giọng tốt nên dễ thành công trong việc học ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc. Sau đó, anh được hai vợ chồng nghệ sĩ Hoàng Sương và Thu Vân dìu dắt vào học hát trong một đoàn hát cải lương ở tỉnh với nghệ danh là Minh Hùng. Hoàng Sương và Thu Vân chính là song thân của cô Thu Hồng, một nữ nghệ sị hữu danh hiện nay ở quận Cam Hoa Kỳ.           Bước đường nghệ thuật               Năm 1964, ông Bầu Ba Bản ký hợp đồng mời Minh Hùng về hát cho đoàn cải lương Thủ Đô và ông Bầu Ba Bản đ

Tiểu Sử Phượng Mai     Nữ nghệ sĩ Phượng Mai, sanh ngày 29/10/1956, con của 1 gia đình đông con. Cha mẹ của Phượng Mai có tất cả 13 người con mà Phượng Mai là con gái thứ 7, vì nhà nghèo, khổng thể nuôi 1 đàn con đông như vậy nên cha mẹ của Phượng Mai cho cô làm con nuôi của bà cô ngoại là nữ nghệ sĩ tiền phong Cao Long Ngà.     Gia đình của Phượng Mai bên nội, ngoại đều là những nghệ sĩ nổi danh trong sân khấu tuồng cổ. Phượng Mai thuộc về thế hệ thứ 5 trong gia đình nghệ sĩ nầy. Ông Ngoại là nghệ sĩ tài danh Cao Tùng Châu, bầu gánh hát bội Phước Tường. Nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà, em gái của ông Cao Tùng Châu là 1 diển viên hát bội tài danh được Hội Khuyến Lệ Cổ Ca liệt vào danh sách Ngũ Trân Châu của ngành hát bội, gồm có các viện ngọc quí như Cô Năm Nhỏ, Năm Đồ, Cao Long Ngà, Năm Sa Đét và Ba Út.          Tuy vai vế của nghệ sĩ Cao Long Ngà ngang hàng với bà nội, bà ngoại của Phượng Mai, nhưng bà cho Phượng Mai gọi bà bằng Má và gọi chồng bà, ông Sáu Xường bằng Cha.

Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại [hợp tác] lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu ma

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân     Nghệ sĩ [NS] Trường Xuân tên thật là Hồ Trường Xuân, sinh năm 1929 tại huyện Trà Ôn [Cần Thơ]. Sinh thời, ông ít tâm sự về gia thế. Người hiểu biết về gia đình ông cũng chỉ biết ông có 6 anh em. Ông là người duy nhất trong gia đình theo nghiệp hát. Ông từng có vợ và không có con, nhưng vợ chồng ông có hai con nuôi, một trai một gái...     Vợ ông sống bằng nghề nông ở huyện Trà Ôn... Đời đi hát rày đây mai đó, nên vợ chồng không sống gần nhau. Sau này khi hát ở SaiGon 1, ông có đưa người vợ này lên sống chung ở trụ sở đoàn này. Vợ chồng ông sống khá đạm bạc. Về cuối đời ông vẫn gắn bó với sân khấu, thủy chung cả với những nỗi buồn sân khấu thưa thớt như tuổi về chiều đơn độc...      ĐẾN VỚI SÂN KHẤU BẰNG NGHỀ... NHẮC TUỒNG     Mê nghề hát từ nhỏ. Khi còn đi học, ông đã được người anh ruột dạy cho một số bài bản để nghêu ngao. Đến năm 1943 vừa thi đậu bằng C.E.P.C.I, đúng dịp đoàn Tiến Hóa [bầu Trúc Viên] về hát ở Trà Ôn [Có các NS tài d

Tiểu Sử Ngọc Đợi     Ngọc Đợi sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bạc Liêu, nơi được xem là quê hương của hai loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử và Cải lương. Cũng chính quê hương đã nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật truyền thống trong con người Ngọc Đợi. May mắn của Ngọc Đợi được bén duyên với nghệ thuật từ thủa nhỏ vì xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố và hai anh trai của cô đều là những nghệ sĩ Đờn ca tài tử.     Năm lên 8 tuổi, cô bé Ngọc Đợi đã được bố mình - vốn là nghệ sĩ Đờn ca tài tử dạy cho những câu vọng cổ đầu tiên. Ngoài thời gian được bố dạy hát vọng cổ, Ngọc Đợi tự mày mò nghe băng đĩa, sưu tầm bài hát ca cổ chép vào sổ tay rồi tự ngâm nga mỗi khi một mình, để rồi chính những âm điệu, câu ca vọng cổ đã lôi cuốn và ngấm vào cô bé Ngọc Đợi lúc nào không hay.     Khi vừa học xong cấp hai, Ngọc Đợi đã thuộc rất nhiều bài Cải lương, hát rất đúng nhịp. Đặc biệt, Ngọc Đợi có thể hát rất nhiều thể loại, đặc biệt là thể loại ai oán mà nhiều n

Tiểu Sử Bửu Truyện      Bữu Truyện sớm nổi danh         Các nghệ sĩ Bữu Truyện, Thanh Thế, Bạch Lê và Bo Bo Hoàng là những nghệ sĩ nổi danh sớm hơn các bạn đồng học nghề trong đoàn Đồng Ấu Minh Tơ, có lẽ là vì Thanh Thế, Bữu Truyện, Bạch Lê, Bo Bo Hoàng được các đoàn hát khác mời cộng tác, được đi lưu diễn nhiều nơi và nhất là cả bốn nghệ sĩ nầy thu thanh trong các Ban Cổ Nhạc của Đài Phát Thanh Saigon và thu nhiều dĩa tuồng cải lương hồ quảng nên khán, thính giả được thưởng thức nhiều hơn các bạn khác trong những năm cuối thập niên 1960.     Nghệ sĩ Bữu Truyện tên thật là Nguyễn Văn Truyện, sanh năm 1945, con của nhạc sĩ đàn tranh Tám Chi, mẹ là nữ nghệ sĩ hát bội Tám Út. Bữu Truyện là anh trai lớn, kế đó là Bữu Châu [nghệ sĩ mất năm 1989], và ba em khác cũng là nghệ sĩ : Bữu Khánh, Mỹ Phụng, Bữu Ấn.     Lên 10 tuổi, Bữu Truyện được cha mẹ cho theo thầy Minh Tơ học hát trong đoàn Đồng Ấu Minh Tơ một lược với các bạn trẻ Thanh Tòng, Bạch Lê, Thanh Thế, Trường Sơn, B

Bộ ảnh đẹp về Sài Gòn xưa, trước năm 1975 Tìm thấy một Sài Gòn hoa lệ qua những bức ảnh màu cực đẹp hết sức quý giá. Những bức ảnh màu mộc mạc gợi nhớ về một đô thị hoa lệ từng đứng bậc nhất Đông Nam Á. Hình ảnh Việt Nam xin giới thiệu  bộ ảnh đẹp về Sài Gòn xưa, trước năm 1975. Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966 Bùng binh chợ Bến Thành Các bác tài xế xích lô máy Các em bé Sài Gòn thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến. Cảng Sài Gòn 1965 Trang phục Cảnh Sát Giao Thông ngày xưa Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi Chợ Lớn 1965 – góc Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương Chợ trời – nơi buôn bán những hàng hóa cũ City Hall – Tòa Đô Chánh 1968 Công Trường Lam Sơn Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình Đường Hai Bà Trưng 1968-1969 Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đường Trường Sơn Đường Nguyễn Văn Thinh 1967, nay là Mạc

Video liên quan

Chủ Đề