Bà bầu tháng cuối ăn kiwi có tốt không

Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, các mẹ cần bổ sung các loại vitamin khác nhau từ các loại trái cây khác nhau, vì vậy, việc tìm hiểu xem những loại trái cây tốt cho mẹ bầu trong từng giai đoạn mang thai là những loại nào là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 loại trái cây phù hợp với 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ cùng tham khảo nhé.

Chuối

Chứng táo bón trong giai đoạn 3 tháng cuối cùng khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu rất khó chịu, tuy nhiên mẹ cũng không cần lo lắng chuối có chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề này rất hữu hiệu. Không chỉ vậy, loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối này còn chứa nhiều kali, dưỡng chất giúp duy trì huyết áp, giúp mẹ khỏe con khỏe.

Thanh long

Bộ não thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ phát triển rất nhanh đồng nghĩa với việc con cần được bổ sung nhiều omega-3. Và thanh long là loại trái cây chứa nhiều hàm lượng omega-3 đáng kể, đặc biệt trong các hạt nhỏ của chúng. Ngoài ra, thanh long còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như Omega 6 – 9, vitamin C, canxi, chất xơ, protein… Mẹ cũng có thể, ăn thêm các loại trái cây như dâu tây, việt quất, mâm xôi cũng rất tốt cho sức khỏe.

Bưởi

Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu đừng quên ăn bưởi vì trong loại trái cây này có chứa hàm lượng vitamin C rất phong phú, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng đồng thời ngăn ngừa tình trạng vỡ ối sớm. Bên cạnh  đó, thành phần vitamin C cũng giúp mẹ hấp thụ sắt và canxi tốt hơn, giúp thúc đẩy sự phát triển của bé trong giai đoạn này.

Quả bơ đứng đầu trong danh sách những trái cây giàu nguồn axit béo omega 3. Nhờ nguồn chất béo lành mạnh dồi dào trong bơ mà trí thông minh thai nhi sẽ được tăng. Mẹ bầu ăn bơ trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ cung cấp lượng lớn axit béo không no giúp não bộ thai nhi phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, mẹ bầu trong những tháng thai kỳ cuối thường xảy ra hiện tượng tiền sản giật. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ bầu nên tích cực ăn bơ để cơ thể nhận được nguồn kali phong phú. Kali có tác dụng duy trì độ cân bằng điện giải trong tế bào ổn định huyết áp. Cứ 100 gam bơ cung cấp tới 14% RDA. Chính vì thế, ăn bơ trong thai kỳ sẽ giúp các bà bầu hạn chế chứng chuột rút ở chân và giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.

Quả kiwi

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, phụ nữ mang thai chỉ cần ăn 1 trai kiwi mỗi ngày là đã đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, lượng vitamin C có trong kiwi còn vượt xa cả “nữ hoàng” cam. 

Ngoài các công dụng trên, trái kiwi còn bổ sung nhiều dưỡng chất khác cho bà bầu như vitamin E, canxi, sắt, magie, kali… giúp thai kỳ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ sinh non trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng việc ăn kiwi cũng cần có những quy tắc riêng. Đặc biệt, bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng loại quả giàu dinh dưỡng này.

Kiwi từ lâu vẫn được biết đến như một loại quả có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Thế nhưng tác dụng của quả kiwi với bà bầu thì sao? Chúng tôi và các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Ăn kiwi có tốt cho bà bầu?

Mục Lục

  • Giới thiệu về quả kiwi
  • Tác dụng của quả kiwi với bà bầu
    • Bổ sung axit Folic
    • Bổ sung vitamin C, Kali và nhiều loại vitamin khác
    • Cung cấp đường tự nhiên
    • Chống táo bón
    • Những tác dụng khác của quả kiwi
  • Mẹ bầu ăn kiwi thế nào cho đúng?
    • Chọn mua kiwi cho bà bầu
    • Bà bầu ăn kiwi thế nào cho đúng?

Giới thiệu về quả kiwi

Quả kiwi hay còn gọi là quả dương đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, di thực sang New Zealand từ đầu thế kỷ 20. Ngày nay, kiwi được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ New Zealand hoặc Trung Quốc. Vụ mùa của kiwi thường vào khoảng tháng 4 đến tháng 12, tuy nhiên chúng ta có thể thưởng thức kiwi gần như quanh năm.

Quả kiwi hợp “gu” của rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Kiwi chứa gần 80 loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng lại không chứa cholesterol, ít đường và chất béo.

Dưới đây là thông tin dinh dưỡng có trong 100 gram kiwi:

Tác dụng của quả kiwi với bà bầu

Dưới đây là những tác dụng nổi bật nhất của quả kiwi với bà bầu.

Bổ sung axit Folic

Axit folic [vitamin B9] là một trong những dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Axit folic bảo vệ thai nhi không bị dị tật ống thần kinh cũng như có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé.

Nhờ hàm lượng axit Folic dồi dào [25 μg/100 gram kiwi], gấp 10 lần so với lượng folic trong táo và gấp 5 lần so với nho và lê. Kiwi chính là nguồn cung cấp folic rất tốt cho mẹ bầu. Với kiwi vàng, lượng folic còn gấp 3 lần so với kiwi xanh.

Bổ sung vitamin C, Kali và nhiều loại vitamin khác

Vitamin C là có vai trò quan trọng trong rất nhiều quá trình như: thụ thai và phát triển của bào thai, sản sinh năng lượng, tổng hợp và vận chuyển các chất trung gian của hệ thần kinh, trung hòa và đào thải chất độc, vv. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu mới đây thì việc bổ sung vitamin C còn có thể giúp giảm tỷ lệ sinh non. Trung bình, cứ 100 gram kiwi thì có tới 92,7 mg vitamin C, vượt nhu cầu hằng ngày của cơ thể người tới 103%. Chính vì vậy, kiwi còn được gọi với cái tên mỹ miều là “nữ hoàng vitamin C.”

Kiwi cũng rất giàu kali. Hàm lượng kali có trong 100 gram kiwi có thể cung cấp tới 34% nhu cầu cần thiết của cơ thể trong một ngày. Kali giúp mẹ bầu ổn định huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngoài vitamin C và Kali, kiwi còn chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất khác để giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh như: vitamin E, magie, canxi, phốt pho, kẽm, vitamin nhóm B, vv.

Cung cấp đường tự nhiên

Kiwi cũng chứa một lượng đường tự nhiên giúp mẹ bầu “thỏa mãn” cơn thèm ngọt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kì là một bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, bệnh không gây ra vấn đề cho bản thân người mẹ nhưng lại đe dọa sức khỏe của thai nhi.

Chống táo bón

Táo bón là nỗi “ám ảnh” của rất nhiều người, và 40% mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác “ám ảnh” này. Hiện tượng mang thai bị táo bón sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ [cảm giác khó chịu, không thoải mái, tinh thần sa sút], cùng với đó là cảm giác đầy bụng, chán ăn có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, táo bón làm chất thải tích tụ lâu trong cơ thể, các chất độc có trong chất thải có thể hấp thu ngược lại và lan truyền, gây hại cho cả mẹ và bé cưng trong bụng.

Để phòng chống táo và hạn chế táo bón khi mang thai, một trong những việc mẹ bầu cần làm là bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày. Và quả kiwi là một trong những nguồn cung cấp chất xơ rất tốt. Trung bình 1 quả kiwi có thể chứa tới 2,5 – 3 gr chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp kích thích đường ruột, tăng số lần đi tiêu, làm mềm phần giúp đi tiêu dễ dàng.

Ngoài ra, kiwi còn chứa Actinidin – một loại enzym tiêu hóa tự nhiên duy nhất của quả kiwi, có thể cải thiện sự tiêu hóa protiein trong cơ thể.

Những tác dụng khác của quả kiwi

  • Kiwi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị hen suyễn hoặc eczema.
  • Kiwi chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ các DNA không bị phá hủy, làm chậm quá trình lão hóa
  • Kiwi giúp giảm nguy cơ dẫn tắc nghẽn mạch máu tới 18% và giảm lượng chất béo trung tính ở trong máu tới 15%
  • Kiwi còn là nguồn cung cấp dồi dào chất điện phân potassium – một chất có vai trò giúp cơ thể cân bằng, kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Mẹ bầu ăn kiwi thế nào cho đúng?

Quả kiwi với bà bầu có tác dụng rất tốt. Thế nhưng ăn kiwi thế nào cho đúng và cách chọn kiwi ra sao?

Chọn mua kiwi cho bà bầu

Khi chín kiwi sẽ có vị ngọt, mềm. Vì thế lúc chọn mua kiwi, các mẹ có thể thử dùng tay ấn nhẹ, nếu thấy mềm tức là kiwi đã chín và ăn được ngay. Nếu kiwi chưa chín, các mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng 3-5 ngày, để kiwi chín nhanh hơn, các mẹ có thể bọc kiwi vào giấy. Kiwi vàng có thể ăn ngay khi mua ở siêu thị, chợ hay cửa hàng trái cây.

Bà bầu ăn kiwi thế nào cho đúng?

Tác dụng của kiwi với bà bầu là điều không thể chối cãi, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng không phải cứ ăn nhiều kiwi là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, một ngày chỉ nên ăn từ 1-2 trái kiwi mà thôi. Lần đầu ăn kiwi có thể có một vài triệu chứng như buồn nôn, nôn, nổi mẩn,…

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thuộc 1 trong các nhóm đối tượng sau đây thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kiwi:

  • Bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật
  • Bà bầu bị dị ứng mủ trái cây

Tóm lại, quả kiwi với bà bầu có rất nhiều tác dụng tốt. Ngoài ăn tươi, các mẹ có thể chế biến kiwi thành nhiều món khác nhau để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, hãy là một người dùng thông minh để dùng kiwi sao cho đúng các mẹ nhé!

Quả kiwi có tác dụng gì với bà bầu?

Với hàm lượng folate cao, kiwi là loại trái cây cần thiết bổ sung cho phụ nữ đang mang thai cũng như tốt cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Cụ thể, chất dinh dưỡng này kích thích sự sản xuất, hình thành và duy trì tế bào trong thời gian mẹ bầu mang thai.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu kiwi?

Quả kiwi rất giàu vitamin C và ít đường và chất béo, kiwi rất lý tưởng để tiêu thụ trong thai kỳ. Ngoài ra, nó không chứa cholesterol. Lý do duy nhất mẹ bầu có thể cần phải tránh là nếu mẹ dễ bị viêm dạ dày hoặc dị ứng di truyền. Ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày là hoàn toàn an toàn.

Bầu ăn kiwi như thế nào?

bầu ăn kiwi: Không phải lúc nào cũng tốt! Kiwi tuy tốt nhưng không phù hợp với tất cả các mẹ bầu đâu. Nếu thuộc những nhóm sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn kiwi. Bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng kiwi bởi hàm lượng oxalate có trong đó. Bà bầu bị dị ứng mủ trái cây.

Bầu nên ăn trái cây gì 3 tháng cuối?

3.1. Bưởi - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Bưởi là trái cây rất tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối mang thai. ... .
3.2. Dâu chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho não bộ thai nhi. ... .
3.3. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn quả gì? ... .
3.4. Chuối. ... .
3.5. Bơ ... .
3.6. Quả mơ ... .
3.7. Việt quất. ... .
3.8. Lựu..

Chủ Đề