Bà bầu ăn mận bắc có tốt không

Nhiều người vẫn nghĩ rằng mùa hè, ăn nhiều mận sẽ gây nóng, nổi mụn nhọt mà không dám thưởng thức. Vậy có phải ăn mận sẽ rất nóng và bà bầu tuyệt đối không được ăn? Câu trả lời là quả mận có rất nhiều công dụng, mẹ bầu vẫn có thể ăn nhưng ở một mức vừa phải nhé.

Công dụng của quả mận

Hỗ trợ hấp thu sắt

Quả mận có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua ngọt, giòn, nhiều nước và được nhiều người ưa thích. Theo y học cổ truyền, mận có vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Theo một số nghiên cứu cho thấy mận giàu các chất chống ôxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong cơ thể.

Trung bình mỗi quả mận có thể cung cấp 10% nhu cầu vitamin C thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày, giữ nướu răng luôn khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình hấp thu sắt của cơ thể.

Kích thích tiêu hóa

Mận có thể ăn trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc chế biến thành mận khô, mứt, giúp kích thích tiêu hóa, điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm ho… Nước ép từ quả mận có thể làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

Làm đẹp da

Nếu bạn dùng bã quả mận đắp lên mặt hàng ngày thì da bạn sẽ trở nên mịn màng hơn.

Giảm ốm nghén

Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu bị nghén và có cảm giác chán ăn thì quả mận là một giải pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng này. Trước mỗi bữa ăn, bạn có thể nhấm nháp một vài quả để ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Lưu ý

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý quả mận có vị chua, dễ sinh nóng ruột vì thế mẹ không nên ăn quá 10 quả mận/ngày, không nên ăn vào lúc đói và không lạm dụng vị chua để chấm nhiều muối. Khi ăn mận, bạn không nên gọt vỏ vì vỏ có rất nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn nên rửa sạch ngâm quả mận nước muối loãng trong khoảng 15-20 phút để đảm bảo an toàn trước khi ăn.

Một số món ăn từ quả mận

Sinh tố mận khô

Nguyên liệu

– Mận khô [5-10 quả]
– ½ quả táo
– 180ml sữa tươi không đường.

Thực hiện

– Mận khô bỏ hột

– Táo rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ.

– Cho hỗn hợp táo, mận, sữa tươi vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.

Vì mận khô đã ngọt sẵn nên mẹ không cần cho thêm đường vào sinh tố. Bạn có thể xay chung hỗn hợp với đá bào hoặc đổ ra ly bỏ và cho thêm đá viên rồi thưởng thức.

Nước mận

Nguyên liệu

– 250g mận đỏ
– 80g đường trắng
– 250ml nước lọc

Thực hiện

– Mận rửa sạch và ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo

– Dùng dao sắc nhẹ nhàng gọt bỏ lớp vỏ mỏng của quả mận.

– Cho nước, đường trắng vào nồi và đun đến khi đường tan hết

– Thả từng quả mận vào nồi nước đường, đun sôi thêm khoảng 5-8 phút. Bạn cần hớt lớp bọt trắng để nước mận được trong.

– Sau khoảng 8 phút, vớt quả mận ra để lên mâm đặt nơi thoáng gió, quả mận sẽ tự khô và se lại. Bạn hãy cất quả mận vào hộp để bảo quản cẩn thận.

– Nước mận để nguội rồi cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.

– Mỗi lần pha nước mận, bạn chỉ cần rót chút nước mận, thêm một vài quả mận khô và đá viên là có thể thưởng thức được.

Với hương vị độc đáo, màu sắc quyến rũ, đây sẽ là đồ uống giải khát tuyệt vời cho mẹ và các thành viên gia đình trong mùa hè này!

Mận là món ăn tủ của các mẹ bầu bởi vị chua ngọt đặc trưng. Có nhiều thông tin cho rằng mẹ bầu không nên ăn quả này vì dễ gây nóng trong. Vậy thực hư có bầu ăn mận được không? Bài viết dưới đây sẽ có những giải đáp xác đáng cho các mẹ.

Nội dung bài viết

  • I. 3 tháng đầu có bầu ăn mận được không?
    • 1. Bà bầu có ăn được mận miền Bắc không?
    • 2. Có bầu ăn mận miền Nam được không?
  • II. Tìm hiểu về tác dụng đặc biệt của mận đối với bà bầu
    • 1. Mận miền bắc
    • 2. Mận Miền nam
  • III. Tác hại của mận đối với bà bầu nếu sử dụng sai cách
  • IV. Hướng dẫn chọn lựa mận đạt tiêu chuẩn tốt cho bà bầu

I. 3 tháng đầu có bầu ăn mận được không?

Trước khi giải đáp 3 tháng đầu có bầu ăn mận được không? Cùng Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội đôi nét về loại quả này.

Mận ở miền Bắc và miền Nam khác nhau. Ở miền Bắc, loại quả này thường sẽ xuất hiện nhiều vào mùa hè. Mận có vị chua ngọt và mọng nước, khi chín có màu đỏ tím. Còn mận miền Nam ở miền Bắc gọi là quả roi. Mận miền Nam có màu sắc, vị giống mận miền Bắc nhưng hình thù khác.

1. Bà bầu có ăn được mận miền Bắc không?

Vào độ mùa hè từ tháng  5 – 7, mận miền Bắc sẽ được bày bán phổ biến. Loại quả này là món khoái khẩu của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là chị em ốm nghén thích ăn chua. Vậy bà bầu có ăn được mận miền Bắc không?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng ăn mận sẽ nóng, mẹ bầu không nên ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định mẹ bầu có thể ăn mận miền Bắc. Nhưng cần phải đảm bảo ăn với liều lượng hợp lý.

Sở dĩ, mẹ bầu có thể đưa loại quả nào vào thực đơn ăn uống của mình vì có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, phải kể đến hàm lượng Vitamin A dồi dào. Ngoài ra, còn phải kể đến một số thành phần dinh dưỡng sau:

  • Protein;
  • Chất xơ;
  • Đường;
  • Vitamin B1, B2, PP, C;
  • Canxi;
  • Magie ;
  • Sắt;
  • Kali;
  • Phốt pho;
  • Kẽm.

Có thể thấy, giá trị dinh dưỡng của mận miền Bắc không hề nhỏ. Mẹ bầu có thể bổ sung các chất dinh dưỡng qua loại quả này. Với mận miền Bắc, mẹ bầu có thể bổ sung ở 3 tháng đầu hay các tháng còn lại đều được.

2. Có bầu ăn mận miền Nam được không?

Có bầu ăn mận miền Nam được không? Cũng như mận miền Bắc, chị em có bầu vẫn có thể ăn mận miền Nam để bổ sung chất dinh dưỡng. So với mận miền Bắc, mận miền Nam cũng chứa bảng thành phần dinh dưỡng vô cùng ấn tượng.

  • Canxi;
  • Carbohydrates;
  • Protein;
  • Vitamin B1, B2, B3, C;
  • Chất béo;
  • Magie ;
  • Kẽm;
  • Phốt pho.
Mận là một trong những món rất được bà bầu yêu thích

Tóm lại, có bầu ăn mận được không, câu trả lời là có. Dù là mận miền Bắc hay miền Nam chị em đều có thể ăn khi có bầu. Chỉ cần đảm bảo ăn đúng cách, tần suất phụ hợp sẽ không gây hại cho thai nhi và thai phụ.

⭐⭐⭐⭐ BẠN ĐANG QUAN TÂM: Bà bầu ăn quýt được không? – 5+ Lợi ích bất ngờ từ quýt

II. Tìm hiểu về tác dụng đặc biệt của mận đối với bà bầu

Không chỉ chứa bảng thành dinh dưỡng ấn tượng, mận còn được chứng minh mang đến nhiều công dụng tốt cho mẹ bầu. Ngay sau đây chúng tôi sẽ tiết lộ những lợi ích từ mận.

1. Mận miền bắc

Loại trái cây này có thể ăn theo nhiều cách khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất phải kể đến món mận xóc muối. Hoặc đơn giản các mẹ bầu có thể rửa sạch rồi ăn không, chấm muối tùy sở thích. Bổ sung mận đúng cách sẽ giúp mẹ bầu mang đến những công dụng sau:

  • Cung cấp nước: Để phòng tránh tình trạng mất nước 3 tháng đầu, bên cạnh uống nước đầy đủ, mẹ bầu có thể ăn mận. Trong mận chứa lượng nước cao sẽ là nguồn bổ sung nước lý tưởng cho mẹ bầu.
  • Tốt cho mắt: Với những chị em văn phòng làm việc nhiều với máy tính càng nên bổ sung mận. Mận được chứng minh rất tốt cho sức khỏe mắt của mẹ bầu.
  • Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng Vitamin C có trong mận giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt, phòng tránh nhiều bệnh lý. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng này còn có ích trong việc cải thiện làn da mẹ bầu.

  • Bổ máu: Sắt cũng là thành phần dinh dưỡng có trong quả mận. Việc cung cấp đủ sắt cho cơ thể sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu máu.
  • Tốt cho tim mạch: Lượng Kali trong mận rất tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu. Giúp mẹ bầu trong tránh các bệnh lý về huyết áp trong thai kỳ.
  • Giảm nôn và ốm nghén: Đây là công dụng tuyệt vời nhất và là lý do vì sao mẹ bầu thích ăn mận. Vị chua ngọt của mận chính là giải pháp hiệu quả giúp mẹ bầu tránh bị ốm nghén, ăn ngon miệng hơn.

2. Mận Miền nam

Không kém cạnh so với mận miền Bắc, mận miền Nam cũng đem đến cho mẹ bầu rất nhiều công dụng. 

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong quả mận miền Nam hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh bị táo bón.
  • Lợi tiểu: Hàm lượng nước trong mận miền Nam nhiều hơn mận miền Bắc. Loại quả này còn được biết đến với công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu cho mẹ bầu.
  • Bổ sung canxi: Nếu mẹ bầu đang được chỉ định bổ sung canxi thì đường bỏ lỡ lượng canxi có trong mận. Khi được cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp mẹ phòng tránh các bệnh về xương khớp.
  • Giúp phát triển xương và răng thai nhi: Mẹ bổ sung mận trong 3 tháng đầu còn giúp hệ xương, răng của thai nhi phát triển tốt.

III. Tác hại của mận đối với bà bầu nếu sử dụng sai cách

Mận mang đến nhiều công dụng là vậy, song các bác sĩ luôn nhắc nhở mẹ bầu cần ăn đúng cách. Bởi nếu ăn sai cách, ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu đối mặt với các biến chứng sau:

  • Hại thận: Đây là hệ quả đầu tiền nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều mận. Bởi trong mận có nhiều Oxalate, tác động xấu đến việc hấp thụ canxi để cung cấp cho hai mẹ con. Khi canxi bị tích tụ ở thận lâu ngày sẽ khiến thận bị tổn thương.

  • Hàm lượng axit cao: Với những mẹ bầu có tiền sử về bệnh dạ dày sẽ gây nhiều triệu chứng khó chịu. 
  • Gây nóng: Với mận miền Bắc, mẹ bầu ăn nhiều sẽ gây nóng trong khiến da mặt nổi mụn. Ngoài ra, lượng đường trong mận nếu bổ sung quá nhiều khiến nhiệt cơ thể tăng gây mệt mỏi. 

IV. Hướng dẫn chọn lựa mận đạt tiêu chuẩn tốt cho bà bầu

Một trong những lưu ý khi ăn mận dành cho sản phụ đó là nên chọn quả tươi, ngon, đảm bảo dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có kinh nghiệm chọn mận ngon.

Hiểu được điều đó, ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chọn mận ngon cho mẹ bầu.

  • Mận miền Bắc: Ưu tiên chọn những quả căng nóng, sờ cứng, màu đẹp mắt. Mận không có dấu hiệu bị hỏng, côn trùng cắn. Mận còn nguyên cuống sẽ tươi vì mới được hái. Nên chọn mận vừa có màu đỏ và xanh, vỏ phủ lớp phấn trắng.
  • Mận miền Nam: Cũng tương tự, chị em nên chọn những quả mận còn nguyên cuống. Hình thức bên ngoài đẹp mắt, không bị dập, quả nhìn căng bóng. 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý về liều lượng, chỉ nên ăn khoảng 10 quả mỗi ngày để tránh những tác hại trên. Đồng thời, không nên ăn lúc đói để tránh gây hại dạ dày.

Trên đây là thông tin giải đáp có bầu ăn mận được không? Mẹ bầu có thể yên tâm đưa mận vào danh sách những trái cây tốt cho mẹ bầu. Lưu ý, hãy chọn quả tươi ngon, đảm bảo sạch sẽ an toàn. Đồng thời với số lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ.

Tại sao bà bầu không nên ăn mặn?

Hàm lượng axit cao: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ thấy khó chịu, gây ợ chua, và đầy hơi, đau bụng… Gây nóng: Ăn quá nhiều mận hậu có thể sinh nhiệt, gây nóng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm da mẹ bầu mọc mụn.

Ăn mận có tác dụng gì khi mang thai?

Mận – Trái cây bổ máu cho bà bầu Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung đủ chất sắt và vitamin C với quả mận. Cứ 100 gram mận sấy khô sẽ cung cấp 1.2mg sắt, chất chống oxy hóa, carbohydrate. Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn mận tươi, mận sấy khô, uống nước ép mận với lượng vừa đủ.

Quả gì bổ sung sắt cho bà bầu?

Mận – Trái cây bổ dưỡng dành cho bà bầu..
Bưởi – Trái cây chứa nhiều chất sắt cho các bà bầu..
Lựu là món khoái khẩu của nhiều mẹ bầu..
Táo là trái cây chứa nhiều chất sắt không thể bỏ qua..
Quả xoài giúp bổ sung chất sắt đáng kể.
Kiwi với hàm lượng dinh dưỡng giá trị.
Trái cây chứa nhiều chất sắt – Dâu tây là lựa chọn hàng đầu..

Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Chôm chôm là một nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng và giúp giải quyết gần như tất cả các vấn đề về da cho bà bầu. Bà bầu ăn chôm chôm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da sau sinh, cũng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, ngứa và lão hóa da.

Chủ Đề