Ảnh hưởng của thể dục thể thao đến hệ tuần hoàn

Lợi ích của tập luyện đối với tim mạch

Trong quá trình tập luyện, nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của hệ cơ xương khớp tăng rất cao, quá trình điều tiết cân bằng giữa sản nhiệt - thải nhiệt và thăng bằng kiềm toan của cơ thể là rất lớn, sự lưu chuyển máu mạnh mẽ hơn, đòi hỏi quả tim và tuần hoàn mạch máu phải hoạt động thích nghi.

Luyện tập TDTT một cách có hệ thống, tim sẽ dần thích nghi với lượng vận động thể lực. Hiệu quả của các bài tập lên tim phụ thuộc vào tần số, cường độ và thời gian luyện tập. Về mặt cấu trúc, kích thước các tế bào cơ tim tăng làm cho khối cơ tim lớn hơn, thành buồng tim dầy hơn và thể tích buồng tim tăng. Nhờ đó làm tăng thể tích tâm thu [lượng máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhát bóp] và lưu lượng phút [lượng máu được bơm ra khỏi tim trong một phút] của tim. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi và lúc gắng sức dưới mức tối đa sẽ có xu hướng giảm mà vẫn đảm bảo khả năng cung cấp máu, như thế quả tim đã thích nghi và hoạt động hiệu quả hơn.

Tập luyện lâu dài và đều đặn gia tăng đáng kể cả thành phần huyết tương và tế bào máu, làm tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy. Thể tích máu tăng làm tăng lượng máu trở về tim dẫn đến tăng thể tích của tim cuối kỳ tâm trương, góp phần làm tăng cung lượng tim và giảm tần số tim lúc nghỉ và trong các hoạt động gắng sức dưới tối đa.

Tập luyện có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Và đối với  một số bệnh cụ thể

Bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành liên quan tới những biến đổi bệnh lý và tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra ở thành của các mạch vành, còn được gọi là nhồi máu [thiếu máu] cơ tim, thường biểu hiện bằng chứng đau thắt ngực. Ít hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh.

Tác dụng của tập luyện đối với bệnh mạch vành: Làm giảm nhịp tim khi nghỉ thông qua những biến đổi về cấu trúc và chức năng của tim, dẫn tới giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm chứng đau thắt ngực; làm giảm huyết áp khi nghỉ và khi gắng sức, dẫn tới giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ; làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu, tác dụng tích cực lên các enzym tiêu fibrin, cùng với những biến đổi làm tăng thể tích huyết tương và giảm độ nhớt của máu dẫn tới giảm nguy cơ hình thành huyết khối ở hệ mạch vành…

Tuy nhiên bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, suy nhược nặng, rối loạn nhịp nặng như nhịp nhanh thất, block nhĩ - thất hoàn toàn, tăng huyết áp không kiểm soát, nhiễm khuẩn tiến triển tuyệt đối không được tập luyện TDTT.

Suy tim: Suy tim là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Những người bị suy tim thường bị suy giảm khả năng hoạt động thể lực do không đảm bảo cung cấp máu và oxy cho hệ các cơ quan vận động. Tuy nhiên, luyện tập phù hợp được chứng minh có tác dụng cải thiện rõ rệt các chức năng của tim. Do đó, tập luyện được khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim như một phần của việc điều trị.

Cân nhắc lựa chọn bài tập phù hợp với mức độ suy của tim và khả năng đáp ứng vận động của cơ thể. Trong quá trình tập, gắng sức vừa phải được coi là mức độ tập luyện phù hợp. Các bài tập tăng cường sức mạnh hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân suy tim cơ lực thường yếu, vì vậy nên giảm tải trọng và tăng số lần lặp lại mỗi bài tập. Tải trọng khuyến cáo khi tập không vượt quá 60% tải trọng tối đa có thể thực hiện. Nên tập các bài tập sức mạnh sau các bài tập tăng cường sức khỏe chung.

Các tình trạng suy tim mất bù, phình giãn cơ tim, bệnh van tim nặng [đặc biệt là hẹp động mạch chủ], viêm cơ tim hoạt động, tụt huyết áp, loạn nhịp nặng hay thiếu máu cơ tim cục bộ nặng tuyệt đối không được tập TDTT.

Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là tình trạng sai lệch trong phát sinh xung điện và/hoặc dẫn truyền xung điện trong tim. Luyện tập thể lực có tác động đến hệ phó giao cảm của thần kinh tự động, từ đó có thể ảnh hưởng tới các rối loạn nhịp theo nhiều hướng khác nhau.

Luyện tập sức bền đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh lý này bởi sức khỏe toàn thân được nâng cao sẽ giúp cải thiện khả năng dung nạp với những rối loạn chức năng tim mạch.

Những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất do tập luyện gây ra, rối loạn nhịp nhĩ tần số cao, loạn nhịp mới xuất hiện hoặc loạn nhịp chưa xác định đều không nên tập.

Cần lựa chọn loại hình vận động phù hợp với sức khỏe tim mạch của từng người.

Một số chú ý khi tập luyện

Mục tiêu chung của là nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe toàn thân thông qua tăng cường chức năng hệ cơ quan tim mạch. Vì vậy, tập luyện có tác dụng và ít gây căng thẳng khi huy động được nhiều nhóm cơ tham gia. Lợi ích có được của việc tập luyện là nhờ duy trì đều đặn, thường xuyên, một cách có hệ thống và phù hợp với đặc điểm trạng thái thể lực của mỗi người.

Mục tiêu chung của tập luyện thể lực đối với bệnh nhân tim mạch là nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe toàn thân thông qua tăng cường chức năng hệ cơ quan tim mạch. Vì vậy, tập luyện có tác dụng và ít gây căng thẳng khi huy động được nhiều nhóm cơ tham gia.

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân đánh giá mức độ thích hợp, khả năng hoạt động thể lực trước khi lựa chọn cường độ vận động cũng như đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện.

Phương pháp tập luyện hiệu quả và ít gây nguy hại là tập ngắt quãng, luân phiên giữa các bài tập khó và dễ, thời gian của mỗi bài tập không nên quá dài, cường độ [mức độ gắng sức] phụ thuộc vào từng đối tượng, tình trạng bệnh lý và các bài tập khác nhau.

Về cơ bản cường độ vận động phù hợp được xác định bằng tần số tim cần duy trì khi tập qua công thức: [220 - số tuổi] x [60% hoặc 70%]. Thời gian tập luyện trong khoảng 30-60 phút hàng ngày hoặc 150 phút hàng tuần được chứng minh có tác dụng tích cực lên hệ tim mạch.

Những người có thể trạng yếu, thời gian tập có thể rút ngắn hơn, hoặc thay vì tập luyện có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như làm vườn, lau nhà, hay tất cả các công việc sinh hoạt khác có thể.

Một số loại hình vận động phù hợp với những người có bệnh lý tim mạch là: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, aerobic, yoga, bóng bàn, cầu lông….

Khởi động kỹ trước mỗi buổi tập và thư giãn đủ sau khi tập nhằm giúp cơ thể cũng như hệ thống tim mạch thích nghi với lượng vận động.

Người tập cần biết cách tự kiểm tra, theo dõi nhận biết tình trạng sức khỏe và ảnh hưởng của tập luyện đối với sức khỏe qua tần số mạch khi tập, sau khi tập, sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ; cảm giác ngon miệng; thời gian và chất lượng giấc ngủ; sự thay đổi của trọng lượng cơ thể…thông báo kịp thời những biểu hiện bất thường cho nhân viên y tế để điều chỉnh, ngăn ngừa những biến cố do tập luyện gây ra.

Lưu ý sự tương tác giữa vận động trị liệu với các thuốc điều trị. Một số thuốc chẹn beta, kháng calcium, thuốc lợi tiểu có thể làm giảm khả năng hoạt động thể lực. Vì vậy cần đặt mục tiêu, khối lượng, cường độ vận động phù hợp trong thời gian dùng các thuốc này.


Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Hệ tuần hoàn bao gồm có quả tim , mạch máu và chất máu .tim có 4 ngăn, mach máu bao gồm có 2 vòng tuần hoàn [lớn và nhỏ] và các mao mạch.chất máu gồm có hồng cầu và bạch cầu...

Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn là mang máu và oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chở C02 và chác chất cặn bã ra ngoài thông qua hệ thống hô hấp ,tiêu hóa và bài tiế.

Máu có chức phận sau: 

chức phận hô hấp:nhờ có huyết tố [Hb] làm trung gian để nhận 02 và thải C02 ra ngoài.

chức phận dinh dưỡng :máu mang các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể...

chức phận bảo vệ :máu có sức đề kháng nhờ chất kháng thể bạch cầu 

Vai trò điều tiết và thống nhất cơ thể: máu giữ vững vai trò điều tiết thể dịch do đó mà toàn thể cơ thể hoạt động nhịp nhàng như một khối thống nhất.

Tác dụng: 

đối với quả tim:tập luyện có hệ thống một cách khoa học làm cho nhành cơ tim dày lên.do cơ tim dày lên cho nên cường tính tốt,tim co bóp khỏe.mỗi lần co bóp không còn máu dư trong buồng tim.

bình thường tim đập 60-80 lần /phút .mỗi lần đẩy đi 60-80 cm3 máu.trung bình mỗi phút đẩy đc 4l máu.khi hoạt động tdtt thì tim có thể đập tới 180 lần /phút.Mỗi lần co bóp tim đẩy đc 120cm3 và lượng máu đẩy đi tới 28-30 lit trong 1phut

quá trình tập luyện lâu dài sẽ làm cho tim thick nghi với hoàn cảnh vận động caovaf tim cũng dc phát triển.Tim phát triển làm khối lượng quả tim lớn dẫn đến lượng máu trong một lần sẽ co bóp tăng lên.Do vậy trong đk kiện bình thường thì số lần tim đập trong một phút sẽ giảm đi.làm cho tuổi thọ kéo dài.Đồng thời hiệu suất làm việc của người có tập luyện cũng cao hơn rất nhiều so với người ít tập luyện do khối lượng máu một lần co bóp khác nhau và số lần dự trữ nhịp đầy khi cần tăng cao của người có tập luyện cũng khác người ít tập

Đối với mạch máu và chất máu:

quá trình tập luyện sẽ tăng cường tính đàn hồi của mạch máu , xây dựng phản xạ co giãn mạch máu.Đây là biện pháp tốt để tránh bệnh cao huyết áp.đối với nguwofi tập luyện thi hồng cầu và bạch cầu đều tăng ,tỷ lệ sắc tố cũng đc tăng cường do vậy da dẻ của ng tập luyện thường cao hơn so với người ít rèn luyện

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề