An bún, phở có tốt không

“Ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như thần dân và ăn tối như kẻ hành khất" - câu nói này đã đủ để nói lên tầm quan trọng của bữa sáng. Chỉ khi chúng ta duy trì thói quen ăn sáng đầy đủ, đúng cách thì mới có đủ năng lượng để làm việc và đảm bảo sức khỏe dài lâu.

"Đặc sản" trong các bữa sáng của người Việt Nam thường là bún phở, với đa dạng thể loại từ bún ngan, phở bò, phở gà, bún ốc, bún chả… loại nào cũng thơm lừng và đậm đà hương vị. Bún phở là thực phẩm rất ngon lành và giàu dinh dưỡng cho bữa sáng, nhưng đừng phạm phải những sai lầm dưới đây khi ăn vì bạn có thể “ôm họa”.

Sai lầm 1: Uống nhiều nước phở

Phở là một trong những loại thực phẩm chứa lượng muối rất cao. Theo PGS Lê Thị Bạch Mai [Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế]: Một bát phở bò chín chứa khoảng 3,8gr muối, còn trong bát phở tái là 3,34gr.

Trong khi đó, lượng muối khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] chỉ là 5gr muối/ngày. Ăn mặn thường xuyên sẽ làm loét dạ dày, tá tràng, suy thận, tăng huyết áp và dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ.

 Theo PGS,TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên: “Nước phở là nơi tập trung nhiều muối nhất. Để hạn chế "nạp" muối vào là nên ăn phần cái và ăn ít hoặc bỏ lại phần nước”.

Chuyên gia cũng cho hay, nhiều người thấy nước phở mặn thường cho thêm chút dấm hoặc chanh để nước phở nhạt hơn, tuy nhiên đây cũng chỉ là cách để đánh lừa vị giác, khiến chúng ta nạp thêm nhiều muối mà không hay.

Sai lầm 2: Ăn bún phở nhai nhanh, nuốt vội 

 Bún và phở đều là thực phẩm nhiều nước, vì vậy sẽ khiến người ăn có xu hướng nhai nhanh, nuốt vội. Thói quen ăn bún phở quá nhanh, nhai không kỹ sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày.

Sai lầm 3: Ăn bún phở quá nóng 

 Vào buổi sáng, còn gì tuyệt vời hơn việc được thưởng thức những bát phở nóng hổi. Khi được phục vụ tại bàn, bún hay phở đều nóng sốt, vừa thổi vừa ăn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO, nếu tiêu thụ thực phẩm quá nóng có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng , vòm họng vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương các cơ quan này. Đồng thời, đồ ăn quá nóng cũng làm hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột dễ bị tổn thương nặng nề. Để bảo vệ cho sức khỏe, các gia đình nên chờ cho bún phở nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C rồi mới ăn.

Sai lầm 4: Người mắc bệnh về tiêu hóa vẫn ăn nhiều bún phở 

 Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm [Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia], bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Lý do là bởi bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian ngâm, tinh bột sẽ bị lên men, tạo ra vị chua. Ngoài ra, những người đang mắc bệnh về tiêu hóa nếu ăn nhiều bún dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.

Sai lầm 5: Phụ nữ sau sinh vẫn ăn bún phở

Bún phở là những loại thực phẩm chứa ít protein nhưng lại chứa nguồn tinh bột dồi dào. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều bún bởi đây là thực phẩm được làm từ gạo ngâm nở chua, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của người mẹ do sau sinh sức khỏe còn yếu.

Bên cạnh đó, một số ít cơ sở sản xuất bún có thể sử dụng chất làm trắng hay hàn the... phụ nữ sau sinh nếu chẳng may ăn phải loại bún kém chất lượng như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

Rất nhiều người thắc mắc rằng, ăn cơm có tốt không hay ăn các loại bún miến phở sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Trên thực tế, mỗi món ăn đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào thể trạng, sở thích của từng người.

Cơm là loại thực phẩm chính trong bữa ăn của nhiều gia đình, thỉnh thoảng người ta mới đổi qua bún miến phở. "Ăn cơm có tốt không?" là câu hỏi mà những người đặc biệt chú ý tới sức khỏe của bản thân rất quan tâm. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể sự khác biệt của những người ăn cơm và người ăn bún miến phở trong thời gian dài để tìm ra câu trả lời.

1. Quá trình tiêu hóa

Nhắc tới gạo, có 2 loại phổ biến nhất là gạo trắng và gạo lứt, chúng có cùng nguồn gốc nhưng chỉ khác nhau ở cách chế biến. Gạo trắng là những hạt gạo đã bị tách đi phần cám và mầm chỉ để lại nội nhũ trắng trong cùng, sau đó được chế biến để có mùi vị thơm ngon, kéo dài hạn sử dụng, nó chứa carbs rỗng vì không còn nguồn dinh dưỡng chính.

Trong khi đó, gạo lứt giữ nguyên toàn bộ hạt gạo, chứa cám, rất giàu chất xơ, mầm gạo chứa nhiều dinh dưỡng và lớp nội nhũ giàu carbohydrate. Nhìn chung, cơm là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ, đặc biệt gạo lứt có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa hơn gạo trắng.

Bún miến phở được làm từ gạo trắng, số ít trường hợp được làm từ gạo lứt, nó có hàm lượng đạm cao hơn cơm và ngoài ra còn chứa nhiều chất béo, vitamin, chất xơ. Trong quá trình nhào bột còn bổ sung thêm chất kiềm và một số chất phụ gia để điều chỉnh tính axit-bazơ.

2. Hàm lượng calo

100gr gạo chứa 180 calo, 100gr các loại mỳ nói chung chứa 220 calo. Dưới góc độ hàm lượng calo thì bún miến phở cao hơn so với cơm. Vì vậy, nếu là người đang trong quá trình giảm cân thì cần hạn chế tiêu thụ bún miến phở. Tuy nhiên, hàm lượng carbohydrate trong cơm không thấp nên bạn nên ăn vừa phải, tốt nhất là nên thay thế bằng gạo lứt.

Ngoài ra, khi ăn bún miến phở thường ăn kèm với các loại nước dùng chứa nhiều chất béo, nếu không cẩn thận bạn rất dễ ăn nhiều và tăng cân.

3. Hàm lượng các chất dinh dưỡng

Nhìn chung, hàm lượng các chất dinh dưỡng giữa cơm và bún miến phở không có quá nhiều sự chênh lệch. Chất dinh dưỡng trong cơm chủ yếu là tinh bột và protein, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành đường glucose và carbohydrate. Đối với bún miến phở cũng tương tự, nhưng cung cấp thêm chất béo để tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hơn.

Những thói quen nhiều người Việt làm hằng ngày là ”sát thủ” tàn phá cơ thể

Đôi khi, những thói quen nhỏ lại có có thể khiến cơ thể bị tổn hại hoặc xuống cấp trầm trọng. Ai cũng có những thói...

Ăn phở có tác hại gì?

Vì thế, bát phở trở thành "kẻ âm thầm hại sức khỏe". Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quá nhiều chất béo trong chế độ ăn sẽ dẫn tới tăng cân và nguy cơ đái tháo đường và bệnh tim mạch cao hơn. Còn quá nhiều muối trong chế độ ăn hằng ngày thể gây cao huyết áp và nguy hại cho tim, thận và mạch máu.

Ai không nên ăn phở?

Như vậy, người đau dạ dày cần hạn chế tối đa ăn phở. Hy vọng những lý giải trên về thắc mắc đau dạ dày ăn phở được không và gợi ý thực đơn tốt cho người đau dạ dày sẽ giúp các bạn có thêm thông tin và lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Ngày nào cũng ăn bún có sao không?

Khi ăn bún thường xuyên, những chất này tích lũy trong cơ thể một thời gian dài thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như: suy thận, suy gan, viêm loét dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa, ung thư dạ dày, rụng tóc… Đặc biệt với những người sau đừng nên ăn bún.

Cơm bún phở là những thức ăn chứa nhiều chất gì?

Cả cơmbún miến phở đều là những thức phẩm thiết yếu trong bữa ăn của nhiều gia đình, khoảng cách dinh dưỡng của chúng không quá lớn, chủ yếu tinh bột, đạm, đường, chất béo, một số nguyên tố vi lượng và vitamin.

Chủ Đề