90 tấn vàng bằng bao nhiêu tiền

Các nhà khoa học ước tính, có khoảng một gram vàng hòa tan trong mỗi 100 triệu tấn nước biển ở Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Ở một số nơi khác trên thế giới, ví dụ Biển Địa Trung Hải, nồng độ vàng có thể cao hơn một chút, IFL Science hôm 24/5 đưa tin.

Dù rất loãng, nhưng theo một ước tính cũ của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), có tổng cộng khoảng 20 triệu tấn vàng trong nước biển trên Trái Đất.

Việc xác định giá trị cụ thể của khối lượng lớn như vậy rất khó, hơn nữa, giá vàng cũng thay đổi liên tục. Tuy nhiên, theo một ước tính vào giữa tháng 5/2023, một tấn vàng có thể trị giá hơn 57.000.000 USD. Với mức này, vàng trong các vùng biển trên thế giới sẽ trị giá hơn 1,14 triệu tỷ USD.

Con số trên nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng việc khai thác không hề đơn giản. Vàng cực kỳ loãng trong đại dương rộng lớn. Do đó, một bể bơi Olympic cũng chỉ chứa một lượng vàng ít ỏi.

Hiện tại, không có cách nào hiệu quả về chi phí để khai thác vàng từ đại dương và kiếm lợi. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature năm 1941 trình bày một "phương pháp điện hóa" nhằm chiết xuất vàng từ nước biển. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình này lại đắt gấp 5 lần giá trị của số vàng thu được.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Journal of the American Chemical Society năm 2018 mô tả một vật liệu có thể hoạt động như bọt biển, giúp nhanh chóng chiết xuất một lượng vàng nhỏ từ nước biển, nước ngọt, thậm chí từ bùn thải.

Phương pháp này được cho là có thể hút 934 milligram vàng chất lượng tốt chỉ trong hai phút. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đến mức đủ để mang lại lợi nhuận vẫn cực kỳ khó. Hiện tại, công nghệ này chỉ được phát triển như một biện pháp để thu hồi lượng nhỏ vàng bị mất trong quá trình sản xuất.

Một khía cạnh khác cần quan tâm là tác động tiềm ẩn đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Giới chuyên gia chưa rõ chính xác việc khai thác vàng từ biển quy mô lớn sẽ như thế nào, nhưng nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường biển. Việc khai thác kim loại hiếm dưới đáy biển sâu đã được triển khai và có khả năng gây hại nghiêm trọng.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng lượng vàng mà họ nắm giữ trong kho dự trữ ngoại hối, nâng tổng số vàng dự trữ lên mức cao nhất trong 31 năm vào năm 2021.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổ chức nghiên cứu quốc tế về ngành công nghiệp vàng, các ngân hàng trung ương đã tích lũy hơn 4.500 tấn vàng trong thập kỷ qua. Tính đến tháng 9/2021, tổng dự trữ vàng trên toàn cầu đạt khoảng 36 nghìn tấn, mức lớn nhất kể từ năm 1990 và tăng 15% so với một thập kỷ trước đó.

Giá trị của đồng USD so với vàng đã giảm mạnh trong thập kỷ qua, do việc nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn đã tiếp tục thúc đẩy nguồn cung tiền tệ của Hoa Kỳ.

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đang bắt đầu thắt chặt các biện pháp kiểm soát đối với tín dụng, song các ngân hàng trung ương khác vẫn tiếp tục chuyển sang vàng, phản ánh những lo ngại toàn cầu về chế độ tiền tệ dựa trên đồng USD.

Ngân hàng trung ương Ba Lan (NBP) đã mua khoảng 100 tấn vàng trong năm 2019 và vẫn tiếp tục mua vào kim loại quý này. Hoạt động mua vàng của các nền kinh tế mới nổi đang diễn ra hết sức sôi động.

Trong 9 tháng kể từ đầu năm 2021, Thái Lan đã mua khoảng 90 tấn vàng, Ấn Độ mua 70 tấn vàng và Brazil mua 60 tấn vàng.

Không giống như trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và các tài sản khác định giá bằng đồng USD, vàng không có lãi suất. Nhưng ngân hàng trung ương Hungary đã tăng gấp 3 lần lượng dự trữ vàng của mình, lên hơn 90 tấn vào năm 2020 vì kim loại này không có rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác.

Trước đây, các ngân hàng trung ương của Nga và một số quốc gia khác ít mua vàng với số lượng lớn. Tuy vậy, tình hình hiện nay đã thay đổi khi các ngân hàng này đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD.

Gần đây, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi, vốn có xu hướng giảm giá trị đồng tiền và các ngân hàng trung ương ở Đông Âu có quy mô kinh tế hạn chế, trở thành những nhà thu mua vàng đáng kể.

Đối mặt với sự sụt giá liên tục của đồng nội tệ, Kazakhstan đã tăng mạnh tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương và các tổ chức công đã bắt đầu tăng lượng vàng dự trữ vào khoảng năm 2009 hiện lại có xu hướng bán vàng để tăng lượng nắm giữ tài sản bằng USD như trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển mạnh nhất vào những năm 1990 với tư cách là siêu cường duy nhất sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, bởi vậy lợi nhuận tạo ra từ các tài sản tính bằng đồng USD rất hấp dẫn đối với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến dòng tiền chảy ra khỏi các kênh đầu tư, kể cả trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, dẫn đến giá trị tài sản bằng USD giảm.

Nhà phân tích thị trường Itsuo Toyoshima cho biết, niềm tin vào tài sản định giá bằng đồng USD hiện đã “giảm sút”.

Cuộc khủng hoảng kéo theo sự sụt giảm lợi suất trái phiếu dài hạn của Hoa Kỳ do làn sóng nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn, khiến việc nắm giữ các tài sản bằng đồng USD trở nên kém hiệu quả hơn.

Nhà phân tích tài chính và kim loại quý Koichiro Kamei cho biết, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có sức mạnh tín dụng yếu và họ bắt đầu “bảo vệ tài sản của mình bằng vàng”.

Sự hiện diện của đồng USD trong dự trữ ngoại hối đang giảm xuống, trái ngược với sự gia tăng của vàng. Năm 2020, tổng giá trị của số lượng đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm.

Sự suy giảm này một phần là do giá trị của đồng USD so với vàng cũng giảm trong dài hạn. Kể từ khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố quyết định chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng vào năm 1971, giá trị của đồng tiền này đã giảm xuống khoảng 1/10 so với mức cũ vì nguồn cung USD đã tăng khoảng 30 lần trong 50 năm qua.

Fed đã tuyên bố ngân hàng này sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ siêu lỏng và dự kiến rằng sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Nhưng các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có khả năng tiếp tục chuyển