2. sau khi đun phần nước thì thấy hiện tượng gì? so sánh muối thu được với muối ban đầu?

Bài thực hành số 1: Tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp

Nội dung bài 3 bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp chương 1 hóa học 8. Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản. Nắm được một số quy tắc an toàn trong thí nghiệm. Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

I. Tiến hành thí nghiệm tính chất nóng chảy của chất tách – tách chất từ hỗn hợp

Trước khi tiến hành cần tìm hiểu “Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm” [xem ở trang 154] và làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản.

Một số dụng cụ thí nghiệm:

1.Ống nghiệm

2.Kẹp ống nghiệm

3.Cốc

4.Phễu

5.Đũa thủy tinh

6.Đèn cồn

Cách sử dụng hoá chất:

– Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.

– Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác [ngoài chỉ dẫn]

– Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ, bình ban đầu.

– Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là hoá chất gì.

– Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

1. Thí nghiệm 1

Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

– Lấy 1 ít lưu huỳnh, parafin cho vào từng ống nghiệm.

– Đun 2 ống nghiệm, có cắm sẵn nhiệt kết.

→ Quan sát sự thay đổi trạng thái của parafin

→ Ghi nhiệt độ

* Hiện tượng:

Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

* Giải thích:

Nhiệt độ nóng chảy của parafin = 42 – 62 độ C

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh = 113 độ C

Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi 113 độ C > 100 độ C

2. Thí nghiệm 2

Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

– Cho hỗn hợp muối ăn và tinh bột vào nước

– Xếp giấy lọc, lọc dung dịch muối

– Đun nóng, nước bay hơi, còn lại là muối kết tinh.

Nhận xét:Khi lọc thu được cát trên bông và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

II. Báo cáo tường trình thí nghiệm tính chất nóng chảy của chất tách – tách chất từ hỗn hợp

Bài 1 [trang 13 sgk Hóa 8]: So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi 113 độ C > 100 độ C.

Cách giải khác:

+ Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin.

+ Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Bài 2 [trang 13 sgk Hóa 8]: Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình tiến hành.

Khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Cách giải khác:

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Bản Tường Trình Bài Thực Hành Số 1 Hóa Học Lớp 8

Tên thí nghiệm

Cách tiến hành

Hiện tượng

Kết quả – giải thích

Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát

Lấy 2 thìa hỗn hợp muối an và cát cho vào cốc nước, khuấy đều

Muối ăn tan trong nước còn cát không tan

Thu được hỗn hợp muối ăn, cát, nước

Lọc hỗn hợp nước, muối ăn, cát

Cát bị giữ lại trên giấy lọc

Tách được cát ra khỏi hỗn hợp

Lấy 1 ít nước lọc cho vào bát sứ đun trên ngọn lữa đèn cồn cho đến khi nước bay hơi hết

Trên bát sự còn lại một chất rắn màu trắng

Chất rắn màu trắng là muối ăn ⇒ Thu hồi được muối ăn

Cách giải khác:

Bản Tường Trình Hóa Học 8 Bài Thực Hành 1

Họ và tên: …………………………………………………………………….

Lớp…………………………………..

Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất và tách chất từ hỗn hợp

Phần I. Phần đánh giá

Nhận xét

Điểm

Thao tác TN

[3đ]

Kết quả TN

[2đ]

Nội dung tường trình [3đ]

Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

[2đ]

Tổng số

[10 đ]

Phần II. Phần thực hành

1. Thí nghiệm 1:Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh

Cách tiến hành: Lấy mỗi ít mỗi chất vào hai ống nghiệm. Đặt đứng hai ống nghiệm và nhiệt kế vào một cốc nước. Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế, đồng thời quan sát chất nào nóng chảy. Khi nước sôi thì ngừng đun.

Câu hỏi 1: So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất?

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy:

+ Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin

+ Nhiệt độ nóng chảy của parafin khoảng 42 – 62 độ C

+ Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng 113 độ C

Câu hỏi 2: Chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước 113 độ C > 100 độ C

2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:

Cách tiến hành: Bỏ hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước, khuấy đều. Đổ nước từ từ theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy được phần nước lọc vào cốc. Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết. Khi đun nóng, để ống nghiệm hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ông nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau mới đun phần đáy ống. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

Câu hỏi: Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình trên.

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

Trả lời hoạt động mục II trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đề bài

Hoạt động: Thực hiện ở nhà

Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?

Chuẩn bị: 1 cốc, 1 thìa, muối ăn, nước

Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết. Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.

Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu


Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

- Dung dịch thu được có vị mặn của muối

- Khi cô cạn, nước bay hơi, chất rắn thu được có màu trắng, vị mặn là muối ăn ban đầu


Loigiaihay.com




Bài tiếp theo

  • Trả lời câu hỏi mục III trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có gọi là huyền phù không? 2. Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

  • Trả lời hoạt động mục III trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    Phân biệt huyền phù với dung dịch Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứ hai. Khuấy đều hai cốc. Để yên 2-3 phút. Quan sát và trả lời câu hỏi: 1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù? 2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

  • Trả lời câu hỏi mục IV trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    Nêu vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước

  • Trả lời hoạt động mục IV trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    Sự hòa tan của một số chất rắn Chuẩn bị: 3 ống nghiệm, thìa, muối ăn, đường, bột đá vôi, nước. Tiến hành: Rót cùng một thể tích nước [khoảng 5 mL] vào 3 ống nghiệm Thêm vào mỗi ống nghiệm 1 thìa chất rắn lần lượt là muối ăn, đường và bột đá vôi [mỗi thìa khoảng 1 gam] và lắc đều ống nghiệm khoảng 1-2 phút. Quan sát. Quan sát và trả lời câu hỏi 1. Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước 2. Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước

  • Trả lời câu hỏi mục IV trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức

    Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay lạnh? Vì sao?

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học cực hay

Trang trước Trang sau

- Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Ví dụ:

+ Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước lỏng chuyển thành hơi nước và ngược lại.

+ Hòa tan đường saccarozơ dạng hạt vào nước được dung dịch trong suốt, không nhìn thấy hạt đường nhưng nếm thấy vị ngọt.

- Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

Ví dụ:

+ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo thành khí có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

+ Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống [canxi oxit] và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

Ví dụ 1: Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong quá trình sau:

“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống [canxi oxit] và khí cacbonic. Cho vôi sống vào nước được chất mới là canxi hiđroxit.”

Hướng dẫn giải:

Giai đoạn “đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp” là hiện tượng vật lý do chất chỉ giảm kích thước còn vẫn là chất ban đầu.

Giai đoạn “ nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic” là hiện tượng hóa học do dưới tác dụng của nhiệt độ đá vôi đã biến đổi thành hai chất khác là vôi sống và khí cacbonic.

Giai đoạn “ Cho vôi sống vào nước được chất mới là canxi hiđroxit” là hiện tượng hóa học do cho vôi sống vào nước được chất mới.

Ví dụ 2: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

b. Khí metan [CH4] cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống [CaO] vào nước được canxi hiđroxit [Ca[OH]2].

Hướng dẫn giải:

Các hiện tượng vật lý là a, c do không có sự tạo thành chất mới.

Các hiện tượng hóa học là b, d do chất biến đổi tạo thành chất khác.

Ví dụ 3: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý?

a. Quá trình quang hợp của cây xanh.

b. Quá trình lên men rượu.

c. Nước đá chảy thành nước lỏng.

d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Hướng dẫn giải:

Hiện tượng vật lý là c và d.

Câu 1: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi

A. Trạng thái tồn tại của chất.

B. Nguyên tử này thành nguyên tử khác

C. Chất này thành chất khác.

D. Nguyên tố này thành nguyên tố khác.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Câu 2: Khi hoà tan muối ăn vào nước đã xảy ra hiện tượng

A. Vật lí.

B. Hoá học.

C. Cả hiện tượng vật lí và hoá học.

D. Không có hiện tượng gì.

Hiển thị đáp án

Chọn A

Khi hòa tan muối ăn vào nước xảy ra hiện tượng vật lý do không có sự tạo thành chất mới.

Câu 3: Hiện tượng vật lý là

A. hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới.

B. hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

C. hiện tượng chất bị phân hủy.

D. hiện tượng biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.

Hiển thị đáp án

Chọn B

Câu 4: Khi đốt nến [làm bằng parafin], nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn diễn ra hiện tượng hóa học là

A. Nến chảy lỏng thấm vào bấc.

B. Nến lỏng chuyển thành hơi.

C. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.

D. Không có giai đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Do giai đoạn này xảy ra hiện tượng parafin biến đổi có tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.

Câu 5: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là

A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.

B. Sự xuất hiện chất mới.

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Hiển thị đáp án

Chọn B

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý

a. Pha loãng nước muối.

b. Nước đá chảy thành nước lỏng.

c. Lưu huỳnh cháy trong không khí.

d. Đốt than.

A. Tất cả đáp án

B. a,b,c

C. a,

D. c,d

Hiển thị đáp án

Chọn C

Câu 7: Hiện tượng hóa học là

A. Thanh sắt bị dát mỏng.

B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

D. Đốt cháy mẩu giấy.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Câu 8: Các hiện tượng sau, hiện tượng nào không phải là hiện tượng hoá học?

A. Khi nung nóng đá vôi [canxi cacbonat] thì thấy khối lượng giảm đi.

B. Rượu để lâu trong không khí bị chua.

C. Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

D. Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng phủ một lớp màu đen.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Câu 9: Hiện tượng hóa học là

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Hòa tan đường vào nước.

C. Cầu vồng xuất hiện sau mưa.

D. Đun sôi nước.

Hiển thị đáp án

Chọn A.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

A. Gỗ cháy thành than.

B. Cơm bị ôi thiu.

C. Sữa chua lên men.

D. Nước bốc hơi.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề