Luật sư tập sự tiếng anh là gì lawyer năm 2024

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

XUNG QUANH CÁC TỪ TIẾNG ANH CHỈ NGHỀ LUẬT SƯ

Hồng Nhung – Giảng viên Global Education

Hỏi: Trong tiếng Anh, tôi thấy có những từ sau đều có nghĩa là luật sư: solicitor, lawyer, attorney, barrister, counsellor. Anh (chị) có thể giải thích giúp sự khác biệt giữa các từ này? Quách Thu Hương (Hà Nội)

Trả lời:Các thuật ngữ luật pháp này đều thuộc cùng một họ từ, nhưng khác nhau về cách sử dụng.

1. Solicitor là lawyer mà chịu trách nhiệm đưa ra những lời khuyên về pháp luật cho khách hàng và chuẩn bị các tài liệu pháp luật và các vụ kiện (cố vấn pháp luật). Các solicitor thường là chuyên trách về những mảng khác nhau: ví dụ như có cố vấn về luật gia đình và cố vấn về luật công ty. Các solicitors thì thường là không xuất hiện ở tòa án. Ta có thể xem ví dụ về cách sử dụng từ này:

“When my husband left me, I was advised to put the matter into the hands of a solicitor.” (Khi chồng tôi bỏ tôi, tôi được khuyên là nên giao vụ li dị đó cho một cố vấn pháp luật).

2. Attorney là một từ tiếng Anh Mỹ dùng thay cho từ lawyer trong Anh Anh. Ta có từ viết tắt D.A. (District Attorney- Ủy viên công tố quận) là chỉ một luật sư ở Mỹ làm việc cho nhà nước và đại diện cho nhà nước đóng vai trò khởi tố. Tất nhiên, ở Mỹ cũng có luật sư bào chữa thực thi đại diện cho khách hàng của họ. Ta hãy cũng xem ví dụ sau:

“Nobody wanted the position of district attorney – it was poorly paid in comparison with that of defense attorney.” (Chẳng ai muốn làm ở vị trí một ủy viên công tố quận – vị trí này được trả lương thấp hơn nhiều so với vị trí của một luật sư bào chữa).

3. Trong tiếng Anh Anh thì lawyerlà một người có đủ trình độ để đưa ra lời khuyên về luật pháp mọi người và đại diện cho mọi người tại tòa án. Ta có luật sư bên nguyên và luật sư bên bị. Xét ví dụ sau:

“The defence court case cost $ 560,000 in lawyers’ fees alone.” (Phiên tòa bào chữa tốn kém 560.000 đô-la chỉ riêng chi phí cho luật sư).

4. Trong tiếng Anh Anh, barrister là một luật sư làm việc tại các tòa án cao cấp hơn ở Anh và đại diện cho hoặc là bên nguyên hoặc là bên bị. Ví dụ:

“He was regarded as an eloquent and persuasive barrister and was much in demand for a period of over twenty years.” (Ông ấy được nhìn nhận là một luật sư có tài hùng biện và thuyết phục và đã có rất nhiều lời mời trong thời gian làm việc hơn 20 năm).

5. Ta cũng dùng các từ ‘prosecution counsel’ (cố vấn bên nguyên) hay ‘defence counsel’ (cố vấn bên bị) khi nói đến một nhóm các luật sư hành sự đại diện cho một nhà nước hoặc một khách hàng nào đó:

“Theo counsel for the defence argued that the case should never have been brought to court as it relied on circumstantial evidence.” (Ban cố vấn bên nguyên lí luận rằng vụ kiện này không nên đưa ra tòa vì nó chỉ có những chứng cứ gián tiếp).

Tuy nhiên, lưu ý rằng thuật ngữ counsellor (cố vấn) không phải là từ mang sắc thái pháp luật. Counsellor dùng để chỉ bất cứ người nào mà công việc của họ là đưa ra lời khuyên, sự giúp đỡ, và quan tâm đến những người cần những điều đó. Ví dụ:

“This hospital employs 15 counsellors whose job is to deal with patients suffering from severe depression.” (Bệnh viện này thuê 15 cố vấn để giúp đỡ với các bệnh nhân bị trầm cảm nặng).

Đứng đầu hệ thống phân cấp của Công ty Luật. Họ là Luật sư cấp cao của Công ty Luật, nhưng không phải là Luật sư toàn thời gian mà công việc chủ yếu là quản trị, điều hành công ty.

2. Partners (Luật sư thành viên):

Thường là những người hành nghề liên tục ở một Công ty Luật khoảng 15 năm hoặc người sáng lập/góp vốn sở hữu của Công ty Luật đó. Khi 1 partner rời khỏi công ty thì không chỉ vốn chủ sở hữu giảm mà sẽ kéo theo cả một số lượng lớn khách hàng của Công ty Luật cũng mất đi.

3. Counsels (Luật sư cố vấn):

Về chuyên môn và kinh nghiệm, Counsels không thua kém Partners. Có thể vì vốn sở hữu công ty không lớn mà số lượng Partners rất nhiều nên chỉ khi 1 trong số họ chuyển đi hoặc đồng ý nhượng lại vốn sở hữu thì mới có chỗ cho Counsels thành Partners.

4. Senior Associates (Luật sư cộng sự cấp cao):

Là những người có kinh nghiệm hành nghề từ 5 -10 năm, đã có thể tự mình phụ trách một vụ việc pháp lý độc lập.

5. Associates (Luật sư cộng sự):

Là những người có kinh nghiệm hành nghề khoảng 3 – 5 năm và có khả năng phụ trách một vụ việc độc lập nhưng chưa thể tự quyết định độc lập với khách hàng mà vẫn cần có một Luật sư cấp cao trợ giúp, kiểm tra trước khi gửi bản tư vấn đến khác hàng.

6. Lawyer/Junier Associate:

Luật sư mới có chứng chỉ hành nghề Luật hoặc đã có 1-2 năm kinh nghiệm hành nghề. Khi làm việc cần có sự hỗ trợ, quản lý và kiểm tra từ Luật sư cấp cao.

7. Paralegal/Legal Assistant/Trainee Lawyer:

Đây là những nhân viên chính thức, làm việc toàn thời gian và có nhiều kinh nghiệm hơn Interns. Họ có thể đang theo học lớp nghiệp vụ Luật sư nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Paralegal (Trợ lý luật sư): Là những người chuyên làm các công việc mang tính hành chính như chuẩn bị giấy tờ, trợ giúp Luật sư cấp cao chuẩn bị hồ sơ công tác, lịch hẹn…

Legal Assistant (Trợ lý pháp lý)/Trainee Lawyer (Tập sự luật sư): Công việc của của cấp bậc này đã bắt đầu có tính chuyên sâu cao hơn Interns, liên quan nhiều hơn đến các vụ việc cụ thể nhưng chưa thể phụ trách một vụ việc độc lập mà làm việc theo sự hướng dẫn của các Luật sư cấp cao.

8. Interns (Thực tập sinh):

Thường là các sinh viên Luật đang đi học hoặc mới ra trường và chưa có kinh nghiệm hành nghề. Công việc dành cho Interns thường khá đơn giản và ít quan trọng như soạn, review hợp đồng, dịch văn bản, photocopy, công chứng, sao y giấy tờ…

Trên đây là những cấp bậc chủ yếu trong một Công ty Luật. Do vậy, không phải Công ty Luật nào cũng sẽ có đủ các cấp bậc này, tùy theo loại hình và nhu cầu của Công ty mà cơ cấu sẽ có sự thay đổi phù hợp.