Yêu cầu của luận điểm và cách viết đoạn văn trình bày luận điểm

I – TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN 1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. a] Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

[Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô]

b] Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

[Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta]

Câu hỏi: - Đâu là những câu chủ đề [câu nêu luận điểm] trong mỗi đoạn văn? - Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào [đầu hay cuối đoạn]? - Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn. 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Ở màn đầu chương XVIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. [...] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú [...] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

[Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố]

Câu hỏi: a] Hãy xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. [Gợi ý: có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?] b] Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng sủa chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không? c] Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào? d] Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?

Ghi nhớ

Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên [đối với đoạn diễn dịch] hoặc cuối cùng [đối với đoạn quy nạp]. - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để trình bày luận điểm có sức thuyết phục.

II – LUYỆN TẬP

1. Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ.

a] Trước hết là cần phải tránh cái lỗi viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải[1]”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”.


[Hồ Chí Minh, Cách viết]

b] Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ.

[Nguyễn Tuân] 2. Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn. Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho ảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

[Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam]

3. Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm sau: a] Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. b] Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. 4. Để làm sáng tỏ luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn? Có thể tham khảo trình tự sắp xếp luận cứ trong đoạn văn sau:

Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ[2] nhiều.


[Hồ Chí Minh, Cách viết]

[1] Trường giang đại hải: chỉ cách nói [viết] quá dài dòng, lan man [ví như sông dài biển lớn] [trường: dài; giang: sông; đại: to, lớn; hải: biển].[2] Chữ: ở đây chỉ những từ ngữ Hán Việt khó hiểu, xa lạ với nhiều người.

Khi thực hiện các vấn đề nghị luận, hay các bài thuyết trình thậm trí là trong văn nói hàng ngày. Luận điểm được coi là vấn đề cốt lõi để người trình bày có thể  nêu quan điểm của mình nhằm thuyết phục người khác. Trong văn học Việt Nam ngoài luận điểm ra còn có các khái niệm như Luận cứ; Lập luận….Phân biệt được các quan điểm nêu trên  không phải là điều dễ dàng.

Trong bài viết Luận điểm là gì? Tổng đài 1900 6557 cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Luận điểm là những tư tưởng, lập luận chính của vấn đề đang được thảo luận, nghị luận, luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới  có sức thuyết phục.

Trong công việc hàng ngày, cũng như giao tiếp trên thực tế chúng ta phải xác định được các vấn đề chính cần được làm rõ và quan tâm trong tình huống mình gặp phải. Người ta gọi đó là luận điểm.

Một vấn đề được đặt ra có thể có một hoặc nhiều luận điểm, không có số luận điểm không có tối đa  nhưng khi  làm sáng  tỏ vấn đề có nhiều luận điểm thuyết phục chứng minh thì sẽ khiến người còn lại được thuyết phục với khả năng cao hơn.

Luận điểm phải tương ứng với vấn đề đặt ra, tránh trường hợp luận điểm không liên quan đến vấn đề sẽ xảy ra tình trạng lan man của người đang chứng minh vấn đề.

Nói đơn giản, xác định luận điểm là quá trình vận động trí não để nảy sinh ý tưởng về nội dung bạn cần viết. Việc xác định luận điểm khá quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Trong tình huống, văn bản cần phải xác định được các luận điểm bằng các cách sau:

Thứ nhất: Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong tình huống, văn bản

Thứ hai: Dựa vào cách đặt câu hỏi

Thứ ba: Dựa vào cách thức nghị luận, cách thức trình bày.

Phần tiếp theo của bài viết Luận điểm là gì? Tổng đài 1900 6557 thuộc Công ty Hoàng Phi cung cấp thông tin về luận điểm phụ tới Quí vị.

Vai trò của luận điểm

Một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, vai trò của luận điểm là giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận.

Cách xác định luận điểm

Trước khi bắt đầu viết một đề tài hay chủ đề bất kỳ, người viết cần biết cách xác định các luận điểm. Có một số cách xác định luận điểm như sau:

+ Dựa vào các dữ liệu được cung cấp sẵn trong đề bài.

+ Dựa vào cách đặt các câu hỏi.

+ Dựa vào cách thức nghị luận.

Yêu cầu của luận điểm

Luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục với người đọc, người nghe.

Đúng đắn là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn. Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất.

Luận điểm của bài văn nghị luận còn cấn có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong đời sống thực tế. Việc trình bày luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề, vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lý. VD: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm, kể một câu chuyện rồi nêu luận điểm, từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm, từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm,…

Luận điểm phụ là gì?

Luận điểm phụ là các đặc điểm được đặt ra để thuyết minh, chứng minh, làm rõ cho các luận điểm chính, từ đó cũng với luận điểm chính làm sáng tỏ được vấn đề.

Để chứng minh cho luận điểm chính người ta thường đề xuất các luận điểm phụ, các luận điểm ấy liên kết soi sáng thuyết minh cho luận điểm chính của toàn bài.

Luận cứ là gì?

Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong các văn bản hoặc  tình huống gặp phải trong thực tế.

Luận cứ phải đạt được những yêu cầu dưới đây:

Thứ nhất: Luận cứ phải phù hợp với các luận điểm đã có

Luận cứ là một phần nhỏ trong luận điểm, chính vì vậy luận cứ phải hài hòa với  nội dung của luận điểm nhằm mục đích thuyết phục, làm sáng tỏ luận điểm đã được nêu ra trước đó.

Thứ hai: Luận cứ cần phải có tính chính xác

Khi nêu lên các luận  cứ, tác giả cần phải biết rõ các thông tin đó có tính xác thực để có thể đưa thông tin thuyết phục đối phương. Các thông tin cần làm rõ chính xác có thể kể đến như: Thời gian, số liệu, lịch trình, nhân vật lịch sử….

Khi luận cứ càng chính xác thì mức độ thuyết phục sẽ càng tăng và ngược lại. Chính vì vậy đây được coi là một trong những vấn đề quan trọng khi thuyết minh và làm rõ.

Thứ ba: Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc

Luận cứ cần có tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Luận điểm là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề