Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái đều mang một ý nghĩa quan trọng. Từ thời xa xưa, cúng đầy tháng cho bé là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Trong thời hiện đại, phong tục này vẫn được gìn giữ. Vậy cúng đầy tháng cho bé trai có ý nghĩa thế nào? Việc cúng cần được thực hiện ra sao?

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai
Cúng đầy tháng cho bé trai có ý nghĩa gì - Ảnh Internet

1. Cúng đầy tháng cho bé trai khi nào?

Nhiều người nghĩ cúng đầy tháng tức là vừa tròn 1 tháng thì tổ chức nghi lễ cúng. Tuy nhiên, theo phong tục từ thời xa xưa của người Việt thì suy nghĩ này là chưa đúng đắn. Nguyên tắc tính ngày cúng cho bé là “gái sụt hai, trai sụt một”. Tức là, nếu bé trai sinh ngày 7 tháng 8 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 6 tháng 9 âm lịch. Còn với bé gái, nếu sinh ngày 7 tháng 8 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 5 tháng 9 âm lịch.

Nhiều người cũng thắc mắc tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai theo lịch âm hay dương. Thông thường, người Việt Nam từ xưa vẫn tính ngày cúng đầy tháng theo lịch âm như những nghi thức cúng kiếng khác. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại, khi mà lịch dương được dùng phổ biến hằng ngày thì vẫn có thể tố chức cúng đầy tháng theo lịch dương. Cả 2 cách tính này đều được, miến là thuận tiện cho gia chủ.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai
Thông thường thì tính ngày cúng đầy tháng cho bé theo lịch âm - Ảnh Internet

2. Cúng đầy tháng cho bé trai có ý nghĩa thế nào?

Việc tổ chức cúng đầy tháng cho bé trai trước tiên là để tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn phù trợ cho đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. Sau nữa là để trình báo về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, họ hàng, cũng như cộng đồng xung quanh, mà trước đó nhiều người chưa được gặp.

Cúng đầy tháng là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới này.

Cúng đầy tháng cho trẻ là một nghi lễ mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian. Qua đó thấy được một nét đẹp trong truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời, lễ cúng đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp, mà các thế hệ trước dành cho các thế hệ kế thừa.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai
Việc cúng đầy tháng cho bé trai có ý nghĩa rất lớn - Ảnh Internet

3. Nghi lễ cúng đầy tháng thực hiện ra sao?

3.1 Về lễ vật

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai phải đầy đủ lễ vật cho 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông - những vị đã có công nặn ra đứa bé và phù trợ cho đứa bé khỏe mạnh chào đời.

  • Mâm lễ vật cúng 12 Bà Mụ gồm: chè, xôi, cháo, thịt quay, bánh hỏi... mỗi loại xếp thành 12 đĩa (chén).
  • Mâm lễ vật cúng 3 Đức Ông gồm: một con gà luộc, ba đĩa xôi lớn, một tô chè lớn, một tô cháo lớn.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần đầy đủ lễ vật cho 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông - Ảnh Internet

Ngoài những lễ vật trên, gia đình cần chuẩn bị đủ hương, hoa, trà, rượu, bánh kẹo trái cây và hàng mã. Tùy từng vùng miền và phong tục mà lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cách sắp đặt mâm lễ thì thường tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Tức là phía Đông đặt bình hoa còn phía Tây đặt lễ vật.

3.2 Về cách khấn

Sau khi bày đầy đủ các lễ vật trên bàn, một người lớn đại diện trong gia đình (thường là ông, bà) thắp hương và đọc bài cúng đầy tháng như sau: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay ngoại…họ, tên…) tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai
Nghi lễ cúng đầy tháng cũng là để cầu mong cho bé khỏe mạnh - Ảnh Internet

Việc cúng đầy tháng cho bé trai không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Tùy phong tục và điều kiện mà mỗi gia đình có nghi lễ cúng đầy tháng cho bé đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào thì lễ cúng cũng cần được chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Khi nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai, ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về các bà Mụ và Đức ông. Những người đã giúp nặn hình ra đứa trẻ và gửi đến cho gia đình.

Câu chuyện thường được các bà mẹ truyền tai nhau về một sự tích xưa. Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra.

Lễ cúng tạ bà mụ khi bé 1 tháng thì gọi là đầy tháng, khi bé tròn 1 tuổi là thôi nôi. Ngoài ra ở các mốc khác như lúc 3, 6, 9 tuổi đều có làm lễ cúng người ta vẫn gọi là cúng đốt hoặc cúng căn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

1.2 Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng cho bé trai

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng đầy tháng cho bé trai mang những ý nghĩa sau đây:

  • Bữa tiệc đánh dấu thời điểm bé tròn 1 tháng kể từ lúc sinh ra.
  • Là một trong những bữa lễ để tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông đã theo dõi và phù hộ mẹ tròn con vuông.
  • Giới thiệu đứa bé với tất cả mọi người.
  • Một buổi tiệc công nhận sự hiện diện của đứa trẻ cũng như nhận được sự chúc phúc từ mọi người.

1.3 12 Bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?

Theo sự tích về cúng mụ cho bé trai, 12 Bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng. Mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sanh).
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
  • Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
  • Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
  • Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
  • Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

2. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai
Lễ đầy tháng cho bé trai rất quan trọng và đặc biệt.

Ngày sinh của bé được tính theo cả ngày Dương (lịch phương Tây) lẫn ngày Âm (lịch phương Đông). Tuy nhiên, cách tính ngày lễ cúng đầy tháng cho bé trai được tính theo ngày Âm lịch.

Theo truyền thống, lễ cúng mụ đầy tháng cho bé trai sẽ diễn ra vào ngày sinh thứ 29 của trẻ. Dân gian dùng cách tính ngày cúng đầy tháng là “gái lùi hai, trai lùi một”. Bên cạnh đó, lễ cúng đầy tháng sẽ được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Mẹ có thể xem giờ cúng đầy tháng cho bé trai như sau:

  • Miền Bắc: trước 12 giờ.
  • Miền Trung: từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
  • Miền Nam: trước 9 giờ.

Hiện nay, nhiều cha mẹ hiện đại lại căn cứ vào lịch Dương để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho con. Cha mẹ sẽ lấy ngày sinh dương lịch của con làm mốc và đúng ngày đó tháng sau sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé.

>>> Bạn có thể tham khảo Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ.

3. Cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản

Trong lễ đầy tháng cho bé trai, bố mẹ cần chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những điều dưới đây:

3.1 Mâm cơm cúng đầy tháng bé trai

Trên mâm cúng đầy tháng cho bé trai ngoài đồ cúng dành cho bàn thờ Phật; gia tiên; ông địa thì lễ vật còn bao gồm:

    Đầy tháng là cột mốc rất quan trọng đầu đời của bé.Theo quan niệm dân gian, thì đứa bé sinh ra là do chính các vị Đại Tiên Nương (Bà Chúa đầu thai) và 12 Bà Mụ nặn thành hình hài cơ thể, quyết định giới tính của bé. Vậy nên khi bé vừa tròn một tháng tuổi, ba mẹ thường tổ chức cúng nhằm tạ ơn công tạo thành, hộ trợ của Bà Mụ, cũng như mong muốn bé được bình an, khỏe mạnh và an nhàn về sau.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Những điều cần biết trước khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng

Theo phong tục người Việt khi làm đầy tháng cho trẻ sơ sinh được tính vào ngày lịch âm  và còn phụ thuộc vào giới tính của bé. Vì vậy, nếu là sinh bé gái  thì ngày cúng đầy tháng sẽ lùi 2 ngày còn nếu là sinh bé trai sẽ làm lùi 1 ngày. Đúng với câu nói của ông bà ta ngày xưa "Gái lùi 2 trai lùi 1"

Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng đơn giản mà đầy đủ nhất.


Mâm cúng Mụ sẽ đầy đủ lễ vật dành cho 12 vị Tiên Nương, 1 Bà Chúa và 3 Đức Ông

Mâm cúng đầy tháng cần chuẩn bị những gì?

  • 1 đĩa trái cây (mâm ngũ quả)
  • 1 bó hoa (đồng tiền/cát tường)
  • Nhang trầm Hà Nội
  • Đèn tealight
  • Muối - gạo
  • Bộ giấy cúng cơ bản
  • Bộ 13 đôi hài và váy áo 3D
  • Trà 
  • Rượu nếp
  • Nước      
  • Trầu têm cánh phượng (12 phần nhỏ và 1 phần lớn)
  • Chè đậu trắng (12 phần nhỏ và 1 phần lớn)
  • Xôi gấc (12 phần nhỏ và  1 phần lớn)
  • 1 con gà luộc
  • Heo quay miếng (chia làm 13 phần)
  •  
  • Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Ý NGHĨA CŨNG TỪNG LỄ VẬT CÓ TRONG MÂM CÚNG MỤ

- NẾN: Ánh sáng là thứ tạo ra sự sống cho muôn loài. Lửa có mặt trong ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, ánh lửa xua đuổi tà khí, âm khí. Mang lại sự ấm cúng cho con người.

- TIỀN VÀNG: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển. Càng nhiều vàng tại gia càng giàu có trong xã hội.

- MÂM NGŨ QUẢ: Tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ dâng.

- XÔI, CHÈ: Mang nhiều ý nghĩa, mong muốn một tương lai sáng lạng, đầy thành công và bình an, suôn sẻ cho bé sau này.

- TRẦU TÊM CÁNH PHƯỢNG: Mang vẻ đẹp sơ khai, với ngụ ý tươi mới, thịnh vượng. Vạn sự như ý , an lành.

- HEO QUAY: Thêm mũm mĩm, thêm lung linh, thêm nhiều ý niệm, cầu mong cho bé khỏe mạnh, may mắn về sau.

- HOA HỒNG: Tượng trưng cho sự hạnh phúc, sang trọng. Tui có gai, nhưng trong gai có hồng săc tôn lên vẻ đẹp thùy diệu của loài hoa.

- HOA ĐỒNG TIỀN: Tượng trưng cho hạnh phúc, nó mang ý nghĩa về vẻ đẹp và sự diệu kì. Mang đến sự tươi sáng và vui vẻ.

- HEO NGUYÊN CON: Heo là loài vật có ngoại hình tròn trịa, Tượng trưng cho tài phú- phúc khí. Có heo mẹ trong nhà nghiã là có khả năng sinh sản và đem lại sự giàu có. Bởi vì chúng mang đến nguồn tài chính ổn định và cuộc sống tốt đẹp cho cả gia đình.

- GÀ TRỐNG: Trong phong thủy, biểu tượng của gà trống thường được sử dụng khá phổ biến. Có thể là giải trừ các thế sát cho ngôi nhà hoặc giải trừ “đào hoa sát” cho các nhân hay tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng. Ngoài ra, bài trí gà trống còn giúp mang lại hạnh phúc và may mắn cho gia chủ.

Bày trí mâm cúng đầy tháng bé như thế nào mới tốt?

Khi bày mâm cúng, ba mẹ phải luôn tuân thủ các quy tắc "Đông bình Tây quả" nghĩa là đặt bình hoa ở phía Đông và đặt mâm lễ ở phía Tây.

Mâm cúng phải đảm bảo tính cân đối và đủ số lượng các lễ vật theo tính ngưỡng dân gian.

Ngày nay, việc chuẩn bị mâm lễ đầy tháng cho bé không còn là nỗi bận tâm, lo lắng của nhiều gia đình nữa. Đồ cúng Việtsẽ đồng hành cùng bạn để mang đến một mâm cúng CHUẨN - CHẤT LƯỢNG - ĐẸP MẮT và GIÁ CẢ PHÙ HỢP với mọi nhà.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai

Để được tư vấn nhanh nhất, hãy Inbox vào Fanpage : https://www.facebook.com/docungviethanoi/

Hoặc gọi đến số Hotline : 0814.394.394 hoặc 0375.439.394 để được tư vấn miễn phí nhé !

CÔNG TY TNHH ĐT TM VÀ DV ZAVICO VIỆT NAM

Trụ sở chính : Số 27 Đường 5, Kp.9, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM.

- Hotline tư vấn: 0854.194.194 - 0896.439.394

CN 1: Số 27 Đường Trần Lê, P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng  

- Hotline tư vấn: 0816.043.043

CN 2: Số  865B Bình Giã, Phường 10, Tp Vũng Tàu

- Hotline tư vấn: 0703.248.248

CN 3: Số 04 TT6.1 Khu Đô Thị Ao Sào, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- Hotline tư vấn: 0814.394.394

CN 4:  32 đường B25,KDC 91B, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ

- Hotline tư vấn: 0827.394.394

CN 6: 169/5 Hồ Văn Cống, Thủ Dầu Một, Bình Dương

- Hotline tư vấn: 0377.439.394