Y nghĩa của việc nghiên cứu luật ngoại giao lãnh sự

Y nghĩa của việc nghiên cứu luật ngoại giao lãnh sự

Y nghĩa của việc nghiên cứu luật ngoại giao lãnh sự

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

“Ngoại giao” theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.

Trải qua nhiều thế kỷ, việc tiến hành công tác ngoại giao chính thức thường được thực hiện qua việc cử các phái đoàn ngoại giao đến các quốc gia khác nhau. Điều này tạo nên hệ thống liên lạc rõ ràng tuân thủ theo các nguyên tắc được công nhận giữa các quốc gia hữu quan như: trao đổi đại sứ, duy trì hoạt động các đại sứ quán ở thủ đô và sự tham gia vào các cuộc họp hay đàm phán.

Mặc dù vậy, hiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “Ngoại giao”. Theo nhà ngoại giao, nhà báo người Anh Harold Nicolson, “Trong ngôn ngữ nói, từ ngoại giao được sử dụng để ám chỉ nhiều nội dung rất khác nhau. Nó được hiểu là quan hệ đối ngoại, trong các trường hợp khác lại ngụ ý là đàm phán. Từ đó cũng được sử dụng để nói đến cơ quan ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao. Cuối cùng từ đó còn có nghĩa là khả năng đặc biệt khôn khéo trong đàm phán quốc tế và với nghĩa xấu là xảo quyệt trong thương lượng.” Trong khi đó, từ điển của Pháp Le Nouveau Petit Robert định nghĩa ngoại giao là hoạt động chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia như đại diện quyền lợi của một chính phủ ở nước ngoài, quản lý công việc quốc tế, hướng dẫn và tiến hành đàm phán giữa các quốc gia.

Ngoại giao
Từ “ngoại giao” trong tiếng Anh là “Diplomacy”. Ban đầu, từ “diplomatics”  được dùng để chỉ việc bảo quản và đánh giá các tư liệu và công văn chính thức, chủ yếu là các điều ước quốc tế. Đến thế kỷ 18, các tài liệu ngoại giao ngày càng có nghĩa là những tài liệu liên quan đến quan hệ quốc tế, và từ “diplomatic corps” (ngoại giao đoàn) bắt đầu được sử dụng. Năm 1796, nhà triết học người Anh Edmund Burke dùng cụm từ “double diplomacy” để lên án chính sách ngoại giao nước đôi của Pháp trong chiến tranh Napoleon, và kể từ đó thuật ngữ “diplomacy” đã được sử dụng rộng rãi gắn liền với chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại.

Tại Việt Nam, giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao đưa ra định nghĩa như sau: “Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán vá các hình thức hoà bình khác.” Hay trong Từ điển Ngoại giao của Liên Xô trước đây do A. Gromyk chủ biên thì ngoại giao được hiểu là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng, bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài. Đồng thời ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thoả hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế”.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể thấy nhìn chung hoạt động ngoại giao có một số điểm nổi bật như sau. Thứ nhất, ngoại giao hoạt động như một cỗ máy mà thông qua đó một quốc gia có thể tạo nên ảnh hưởng và thể hiện sự quan tâm của họ đối với bên ngoài. Đồng thời, ngoại giao giúp điều hoà các lợi ích quốc gia. Nói cách khác ngoại giao giúp triển khai các mục tiêu cụ thể của quốc gia song song việc đảm bảo trật tự thế giới. Ngoại giao như vậy trở thành công cụ để quốc gia đạt được lợi ích của mình.

Thứ hai, các nhà ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai đường lối ngoại giao và chính sách đối ngoại của một quốc gia. Nhà ngoại giao phải nắm vững chính sách đối ngoại, có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến hành hiệu quả các nghiệp vụ ngoại giao và đạt được các mục tiêu đối ngoại. Với tư cách là đại diện chính thức của một quốc gia ở nước ngoài, các nhà ngoại giao thường được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ. Các quyền này được chính thức pháp điển hóa tại Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.

Thứ ba, thông thường ngoại giao là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở cả trong và ngoài nước. Cơ quan đại điện ngoại giao ở nước ngoài có nhiệm vụ thu thập thông tin tại nước sở tại về tình hình kinh tế, chính trị, về các hoạt động và quan hệ giữa chính quyền nước sở tại với bên ngoài nhằm có những đánh giá, phân tích và dự báo các vấn đề phát sinh. Như vậy có thể so sánh các cơ quan đại diện ngoại giao như “tai và mắt” của chính phủ nước cử đại diện và với khả năng trên họ góp phần vào việc điều chỉnh và phát triển chính sách đối ngoại của quốc gia mình.

Ngày nay, với sự phát triển của các quốc gia, các chủ thể trong quan hệ quốc tế cũng như sự gia tăng các vấn đề toàn cầu, ngoại giao cũng theo đó phát triến với nhiều hình thức khác nhau, thay đổi về nội dung và có những đặc điểm mới: Ngoại giao đa phương trở nên sôi động bên cạnh ngoại giao cấp cao và ngoại giao thượng đỉnh. Ngoại giao trở nên cởi mở hơn, không chỉ bó hẹp trong cộng việc của các nguyên thủ, các viên chức chính phủ, mà đã xuất hiện những cách tiếp cận mới như ngoại giao kênh hai, ngoại giao nhân dân… Bên cạnh đó, các quy định tạo cơ sở pháp lý chung cho công tác ngoại giao quốc tế đã được thể chế hóa thông qua những công ước quốc tế như Công ước về quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên Hiệp Quốc (1946), Công ước về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các tổ chức đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (1947), Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963).

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

Luật Ngoại giao và lãnh sự Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, những mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia được hình thành một cách khách quan. Thời gian đầu (Chế độ nhà nước chiếm hữu nô lệ) Các mối quan hệ này chủ yếu mang tính khu vực, bó hẹp trong phạm vi một số các quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định. Các quốc gia thúc đẩy mối quan hệ láng giềng thân thiện thông qua các sứ giả, sứ thần đại diện cho nước mình hoặc cho nhà vua, thực hiện một số chức năng nhiệm vụ nhất định như thương thuyết, thoả thuận những vấn đề chiến tranh, hoà bình, thành lập liên minh, xúc tiến thương mại, thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác… Một trong những nguyên tắc cổ điển của Luật ngoại giao và lãnh sự được hình thành trong thời kỳ này là việc sứ giả, sứ thần được hưởng quyền bất khả xâm phạm ở nước mà họ được cử tới. Nguyên tắc đó được củng cố và phát triển cùng với sự phát triển của luật ngoại giao và lãnh sự - một trong các ngành cổ điển nhất của Luật quốc tế, đóng vai trò là nguyên tắc quan trọng trong ngành luật này. Luật ngoại giao và lãnh sự thực sự phát triển mạnh mẽ khi ở châu Âu xuất hiện các cơ quan đại diện ngoại giao thường trực ở nước ngoài (Thế kỷ XVI - XVII). Cơ quan lãnh sự mặc dù ra đời sớm hơn cơ quan đại diện ngoại giao (Thế kỷ thứ III T.C.N ở Hi Lạp cổ đại) nhưng chỉ tăng cường chức năng của mình vào thời kỳ phong kiến ở Châu Âu. Hiện nay, trong xu thế hội nhập, quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển quan hệ ngoại giao và lãnh sự chính là sự phát triển của hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các nước như các điều ước quốc tế song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tập quán quốc tế ngày càng được hình thành và củng cố, pháp luật của các quốc gia điều chỉnh vấn đề quan hệ ngoại giao lãnh sự… I. Khái niệm, các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự 1. Khái niệm Hoạt động ngoại giao, theo nghĩa chung nhất là hoạt động của các cơ quan và những người đại diện của nhà nước dưới các hình thức quan hệ chính thức với nước ngoài như tiến hành đàm phán, trao đổi văn kiện ngoại giao, ký kết các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế hay hội nghị quốc tế, đặt các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài… để thực hiện mục đích, yêu cầu của chính sách đối ngoại của nhà nước1. Để điều chỉnh các mối quan hệ ngoại giao này, các quốc gia phải áp dụng các quy phạm của luật ngoại giao và lãnh sự đã được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng các thành viên của các cơ quan này, đồng thời cũng điều chỉnh các vấn đề về quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ cùng thành viên của nó. Đối tượng điều chỉnh của luật Ngoại giao và lãnh sự là các quan hệ về: - Tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước cùng thành viên của nó; - Các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại của các quốc gia và các nhân viên của cơ quan đó; - Hoạt động của các phái đoàn đại diện của các quốc gia trong quá trình viếng thăm hoặc tham dự hội nghị quốc tế; 1 Đề cương giáo trình Luật Quốc tế - Bộ môn Luật - Học viện quan hệ quốc tế - Hoạt động của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các tổ chức này cũng như các thành viên của tổ chức tại lãnh thổ của các quốc gia. 2. Các nguyên tắc của luật Ngoại giao và lãnh sự Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế chi phối toàn bộ các quan hệ trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế thì mỗi ngành luật lại có hệ thống các nguyên tắc đặc thù của mình. Trong quan hệ ngoại giao lãnh sự, các quốc gia cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù của luật ngoại giao và lãnh sự. a. Nguyên tắc Bình đẳng, không phân biệt đối xử Xuất phát từ nguyên tắc Bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền, quan hệ ngoại giao và lãnh sự là quan hệ bình đẳng trên cơ sở chủ quyền. Sự bình đẳng này thể hiện ở chỗ không cho phép có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội và vị trí địa lý, kinh tế, chính trị khác nhau. Đối xử trọng thị và bình đẳng là đặc thù của loại hình quan hệ hợp tác về ngoại giao và lãnh sự. Cơ sở pháp lý: Điều 47 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao: “Trong khi thi hành những điều khoản của Công ước này, nước nhận dại diện không được có sự phân biệt đối xử giữa các nước”. Tuy nhiên, Điểm b Khoản 2 của Điều này cũng chỉ rõ rằng việc các nước cho nhau hưởng theo tập quán hoặc theo sự thoả thuận với nhau một sự đối xử thuận lợi những điều kiện trong Công ước thì cũng không bị coi là phân biệt đối xử. b. Nguyên tắc thoả thuận Thoả thuận là nguyên tắc được áp dụng triệt để nhất trong quan hệ ngoại giao lãnh sự. Các hoạt động thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan này giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện đều phải thông qua quá trình trao đổi thoả thuận để đi đến quyết định cuối cùng. Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 4 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao; Điều 2, Khoản 1 Điều 4, Điều 10 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. c. Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ của các quốc gia, trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự, nước nhận đại diện và tiếp nhận lãnh sự phải tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự. Các quyền ưu đãi và miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền quốc gia, được pháp luật quốc tế ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Quốc gia sở tại phải đối xử trọng thị với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật quốc tế để cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ trong khi thực hiện chức năng mà nhà nước giao. d. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại. Hoạt động của các cơ quan và thành viên các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước phải luôn phù hợp với luật pháp quốc tế, với pháp luật nước mình và tôn trọng pháp luật cũng như phong tục, tập quán của nước sở tại. Tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại là hành vi biểu hiện sự tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế, đồng thời là việc làm để xây dựng phát triển quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia hữu quan. e. Nguyên tắc có đi có lại Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc mang tính tập quán và truyền thống trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Nguyên tắc có đi có lại được xây dựng dựa trên nền tảng là nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Nội dung của nguyên tắc: - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, thành viên của các cơ quan này được hưởng chế độ pháp lý và đối xử như nhau, không cho phép một bên đòi hỏi cơ quan và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của mình được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn những gì mình đã, đang và sẽ dành cho bên kia. - Các quốc gia có thể áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp nước nhận đại diện có hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của nước cử đại diện. Ví dụ: cắt đứt quan hệ ngoại giao, tuyên bố bất tín nhiệm đối với trưởng đoàn ngoại giao… Cơ sở pháp lý: Điểm a, Khoản 2 Điều 47 Công ước Viên 1961 quy định “Việc nước nhận đại diện áp dụng hạn chế một số điều khoản của Công ước vì lý do điều khoản ấy cũng đã áp dụng như vậy đối với đoàn của nước đó tại nước cử đại diện” thì không bị coi là phân biệt đối xử. 3. Nguồn luật điều chỉnh Quan hệ ngoại giao và lãnh sự là mối quan hệ ra đời sớm nhất giữa các quốc gia. Chính vì vậy, nguồn luật điều chỉnh các quan hệ ngoại giao, lãnh sự rất đa dạng, bao gồm đầy đủ cả các Điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế và cả pháp luật của mỗi quốc gia. a. Điều ước quốc tế  Các điều ước quốc tế đa phương - Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, có hiệu lực năm 1964 (Việt Nam tham gia năm 1990) - Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, có hiệu lực năm 1967 (Việt Nam tham gia năm 1992) - Công ước 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên Hợp Quốc - Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi miễn trừ của các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc - Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế phổ cập - Công ước năm 1977 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại các cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế - Công ước năm 1980 về quy chế pháp lý, các quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Trong số những điều ước trên Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự là quan trọng hơn cả. Đây là hai Công ước đề cập đến các nội dung cơ bản nhất trong mối quan hệ ngoại giao, lãnh sự giữa các quốc gia như: Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ sở pháp lý của việc thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh sự, trình tự bổ nhiệm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này… Đây là những Công ước có tính khái quát cao, được các quốc gia thừa nhận rộng rãi.  Các điều ước quốc tế song phương Ngoài các điều ước quốc tế đa phương, các điều ước quốc tế song phương có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ ngoại giao, lãnh sự giữa các quốc gia. Thông thường, đó là các điều ước về thoả thuận thiết lập quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia như: Các hiệp định về việc thiết lập quan hệ ngoại giao, đặt trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao… b. Tập quán quốc tế Trong một thời gian dài từ khi hình thành và phát triển mối quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ này là các tập quán quốc tế được các quốc gia thừa nhận chung. Cho đến thế kỷ thứ 19 mới có một điều ước quốc tế có tính chất chung là Nghị định thư năm 1815, sửa đổi bổ sung năm 1818 quy định về hàm của đại diện ngoại giao. Ngày nay, các tập quán quốc tế vẫn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ ngoại giao lãnh sự giữa các quốc gia. Một số tập quán cũng đã được pháp điển hoá. Ví dụ: Việc quy định các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự trong Công ước Viên 1961 và 1963 là kết quả của việc pháp điển hoá tập quán sứ giả, sứ thần được hưởng quyền bất khả xâm phạm ở nước mà họ được cử tới. Trong phần lời nói đầu của Công ước Viên 1961 và Công ước Viên 1963 cũng khẳng định vai trò không thể thiếu của các tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh những vấn đề chưa được giải quyết một cách hoàn chỉnh trong các điều khoản của Công ước. c. Pháp luật quốc gia Ngoài các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi chung thì mỗi quốc gia đều ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách đối ngoại, các quan hệ ngoại giao lãnh sự của quốc gia mình với các nước. Nội dung của các văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến điều này thường bao gồm: - Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại - Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng ngoại giao, lãnh sự. - Tổ chức, hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mình ở nước ngoài - Việc thực hiện các điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, lãnh sự - … II. Hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại 1. Khái niệm Cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước là cơ quan do nhà nước lập ra để duy trì mối quan hệ chính thức của nhà nước đó với các quốc gia khác, với các tổ chức quốc tế hoặc với các chủ thể khác của luật quốc tế. Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại, phạm vi chức năng, quyền hạn của các cơ quan này trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại do luật quốc tế và pháp luật của từng nước quy định. 2. Phân loại Hình thức tổ chức, tính chất hoạt động của cơ quan quan hệ đối ngoại ở mỗi nước phụ thuộc vào chế độ kinh tế, chính trị, và đặc điểm lịch sử của nước đó. Nhưng xét về phạm vi hoạt động thì có thể chia cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ra làm hai loại: - Cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước - Cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài a. Cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước Dựa vào cơ sở pháp lý, tính chất, chức năng có thể chia cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước ra làm hai bộ phận là cơ quan đại diện chung và cơ quan đại diện chuyên ngành.  Cơ quan đại diện chung: là các cơ quan có tính chất chính trị chung, hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, bao gồm: Quốc hội (Nghị viện), Nguyên thủ quốc gia, Chính phủ và người đứng đầu chính phủ, Bộ ngoại giao và bộ trưởng bộ ngoại giao. - Quốc hội: Nói chung, quốc hội (nghị viện) có vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại ở mỗi nước. Theo hiến pháp của nhiều nước, quốc hội có quyền vạch ra đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước, giải quyết các vấn đề chiến tranh, hoà bình, ra các tuyên bố về vấn đề quốc tế quan trọng, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế, kiểm soát các hoạt động của chính phủ về công tác đối ngoại dưới hình thức thông qua các báo cáo của chính phủ Tuy nhiên, ở các nước có chế độ chính trị, kinh tế khác nhau, địa vị pháp lý và vai trò thực tế của quốc hội về mặt đối ngoại là không giống nhau, ví dụ: ở các nước theo chế độ cộng hoà tổng thống, quyền hạn của tổng thống thường rất lớn, do đó, nghị viện trên thực tế không lãnh đạo chung về chính sách đối ngoại. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các chính sách cơ bản về đối ngoại như: phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế theo đề nghị của Chủ tịch nước, quyết định các vấn đề chiến tranh, hoà bình, quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, ban hành các quy định về hàm, cấp ngoại giao (Điều 83, 84 Hiến pháp). - Nguyên thủ quốc gia: Về mặt đối ngoại, nguyên thủ quốc gia là cơ quan quan hệ đối ngoại và là đại diện cao nhất của nhà nước theo thực tiễn phổ biến của các nước hiện nay. Thông thường, hiến pháp các nước quy định chức năng và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia về mặt đối ngoại như sau: Tuyên bố tình trạng chiến tranh, đình chiến, ký hoà ước, tuyên bố phê chuẩn, bãi bỏ các điều ước quốc tế, bổ nhiệm và triệu hồi các đại diện ngoại giao của nước mình, tiếp nhận các đại diện ngoại giao của nước ngoài được cử đến nước mình Ở nước ta, theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, quyết định phong hàm, cấp ngoại giao, cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam, tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước, quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình quốc hội quyết định. (Điều 101, 103)  Chính phủ: Về mặt đối ngoại, chính phủ có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước. Hình thức hoạt động đối ngoại thông thường của chính phủ là cử và tiếp nhận các phái đoàn chính phủ, đàm phán và ký kết các hiệp định và ra các tuyên bố chung với chính phủ các nước khác, trao đổi công hàm, thông điệp với chính phủ nước ngoài về các vấn đề quan hệ quốc tế. Ở nước ta, Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước, ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh chính phủ, chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài. (Điều 112 - Hiến pháp 1992)  Người đứng đầu chính phủ: có quyền đại diện cho chính phủ trong các quan hệ đối ngoại thuộc phạm vi quyền hạn của mình và có quyền tiến hành hoạt động hàng ngày về mặt đối ngoại. Người đứng đầu chính phủ có quyền tham gia đàm phán với chính phủ các nước ở trong và ngoài nước, dự các hội nghị quốc tế, các phiên họp của các tổ chức quốc tế mà không cần có thư uỷ nhiệm. Khi ra nước ngoài, người đứng đầu chính phủ hoặc các phái đoàn chính phủ được hưởng các chế độ ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. - Bộ Ngoại giao: Bộ ngoại giao là cơ quan quan hệ đối ngoại thuộc chính phủ, chuyên trách thực hiện chính sách và công tác đối ngoại của nhà nước, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động ngoại giao của nhà nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ ngoại giao của mỗi nước chủ yếu được xây dựng trên cơ sở đường lối chính sách đối ngoại của từng nước, trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức bộ máy chính quyền của mỗi nước. Ở nước ta, Theo Nghị định 82/CP ngày 10/11/1993 của Chính phủ, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ Ngoại giao được quy định như sau: “Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác ngoại giao nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của pháp nhân và công dân Việt Nam; mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác cùng có lợi với các nước; nâng cao vị trí quốc tế của nước CHXHCN Việt Nam; góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.” Nghị định cũng quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của bộ Ngoại giao phù hợp với các chức năng chung nêu trên. - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: là thành viên của chính phủ, chịu trách nhiệm về công tác ngoại giao của chính phủ. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có quyền ra chỉ thị và quyết định các công việc của Bộ Ngoại giao. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể tiến hành đàm phán với các đại diện ngoại giao ở nước ngoài, thay mặt chính phủ mình tham dự các hội nghị quốc tế hoặc khoá họp các điều ước mà không cần có thư uỷ nhiệm… Khi ra nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được hưởng các chế độ ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.  Cơ quan đại diện chuyên ngành: là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Uỷ ban nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn tham gia vào quan hệ đối ngoại trong từng lĩnh vực nhất định, phù hợp với chức năng của mình. Ngày nay, ở các nước, xu hướng mở rộng các mối quan hệ liên quốc gia tạo điều kiện để tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các uỷ ban nhà nước đều tham gia vào quan hệ đối ngoại với tư cách là cơ quan chuyên ngành. Giữa các bộ chuyên ngành của các nước đều có quan hệ hợp tác trực tiếp với nhau, thông qua những thoả thuận song phương Trong các cơ quan chuyên ngành, Bộ ngoại thương, Uỷ ban hợp tác kinh tế của các quốc gia là tham gia tích cực nhất vào quan hệ đối ngoại. b. Cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài. Cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước được chia ra làm 2 loại:  Cơ quan quan hệ đối ngoại thường trực ở nước ngoài cơ quan do nhà nước thành lập ở nước ngoài, có trụ sở cố định, cán bộ, nhân viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, được giao giữa một công việc xác định để thực hiện các hoạt động của nhà nước, bao gồm: - Cơ quan đại diện ngoại giao - Cơ quan lãnh sự - Phái đoàn đại diện ngoại giao ở các tổ chức quốc tế  Cơ quan lâm thời Cơ quan quan hệ đối ngoại lâm thời là những cơ quan thực hiện hoạt động đối ngoại theo từng công vụ nhất định, có thành phần không cố định và tự giải tán sau khi hoàn thành công vụ. Ví dụ: các phái đoàn của Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu được phái ra nước ngoài để thăm viếng, đàm phán với chính phủ các nước khác, dự hội nghị quốc tế hoặc ký kết các điều ước quốc tế. III. Cơ quan đại diện ngoại giao 1. Khái niệm Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của một quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại. Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo sự thoả thuận giữa hai quốc gia. Cơ quan này đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ đối ngoại với nước nhận đại diện và quan hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước nhận đại diện. 2. Phân loại cơ quan đại diện ngoại giao Từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV, cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước ở nước ngoài chỉ mang tính chất tạm thời, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định trong một thời gian cụ thể. Từ giữa thế kỷ XV bắt đầu xuất hiện cơ quan đại diẹn ngoại giao thường trực ở nước ngoài. Tuy vậy, cho đến trước chiến tranh thế giới thứ I, chỉ có các cường quốc mới trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ quán. Ngày nay, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, mọi quốc gia đều có thể đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Theo Luật Quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao được phân thành ba loại như sau: - Đại sứ quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao thường trú cao nhất ở nước ngoài. Người đứng đầu đại sứ quán là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. - Công sứ quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao thường trú thấp hơn, sau đại sứ quán. Người đứng đầu Công sứ quán là Công sứ đặc mệnh toàn quyền. Trước đây, trong quan hệ bất bình đẳng giữa các nước đế quốc và các nước chư hầu thường có tình trạng là các nước đế quốc thì đặt cơ quan đại sứ tại các nước chư hầu, còn các nước chư hầu chỉ được đặt cơ quan công sứ tại các nước đế quốc. Hiện nay cơ quan này còn rất ít. Trước đây giữa nước ta với Cộng hoà nhân dân Mông cổ có trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao ở cấp Công sứ nhưng hiện nay cơ quan này được nâng lên cấp đại sứ quán. - Cơ quan đại biện (Đại biện quán): đây cũng là cơ quan đại diện ngoại giao thường trú nhưng không phải là hình thức phổ biến. Đứng đầu cơ quan đại biện là một đại diện ngoại giao thuộc cấp đại biện thường trú. Đại biện thường trú là cấp ngoại giao thấp nhất trong quan hệ ngoại giao. Thực tế hiện nay loại cơ quan này không còn nữa. 3. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao Theo Điều 3 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao có các chức năng sau: - Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện - Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện - Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện - Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho chính phủ nước cử đại diện - Đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và phát triển các quan hệ kinh tế văn hoá và khoa học giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện. - Ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao còn có thể thực hiện chức năng lãnh sự. 4. Cấp, hàm, chức vụ ngoại giao a. Cấp ngoại giao Từ thế kỷ 19 trở về trước, cấp ngoại giao chưa được quy định thống nhất. Giữa các nước có những danh hiệu và cấp hàm ngoại giao khác nhau, do đó thường xảy ra các cuộc tranh chấp về ngôi thứ trong hàng ngũ các đại diện ngoại giao. Đến năm 1815 - 1818, cấc hội nghị quốc tế ở Viên (Áo) và Elasapen (Bỉ) mới quy định được thống nhất các cấp bậc ngoại giao, nhưng những quy định đó vẫn mang tính chất bất bình đẳng, ví dụ: chỉ các cường quốc đế quốc mới có quyền cử đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ, các nước khác chỉ được cử công sứ. Đến năm 1961, Công ước Viên năm 1961 ra đời đã thống nhất quy định về cấp bậc ngoại giao, đảm bảo sự bình đẳng và tôn trọng sự thoả thuận của các quốc gia trong việc xác định cấp bậc ngoại giao, theo đó: Cấp ngoại giao là thứ bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, được xác định theo quy định của Luật Quốc tế và sự thoả thuận của các quốc gia hữu quan. Theo Điều 14, Công ước Viên 1961, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được phân chia thành ba cấp sau: - Cấp Đại sứ (hoặc Đại sứ của Toà thánh và các trưởng đoàn khác có cấp bậc tương đương) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm. - Cấp Công sứ (hoặc Công sứ của Toà thánh) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm - Cấp Đại biện thường trú do Bộ trưởng Bộ ngoại giao bổ nhiệm Theo Điều 15, Công ước thì việc đặt cấp ngoại giao nào của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là tuỳ thuộc vào các nước hữu quan. Hiện nay, cấp Đại sứ là cấp phổ biến của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Cấp bậc ngoại giao chỉ liên quan đến việc sắp xếp ngôi thứ và nghi thức chứ không có sự phân biệt nào về địa vị pháp lý đối với người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao xét theo cấp bậc của họ. (Khoản 2, Điều 14). Cần phân biệt cấp Đại biện thường trú với Đại biện lâm thời. Đại biện lâm thời là người tạm thời thay mặt người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao khi người đó vắng mặt. Người thay mặt này có thể là một tham tán, bí thư hay tuỳ viên. b. Hàm ngoại giao Hàm ngoại giao là chức danh nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao công tác đối ngoại cả ở trong và ngoài nước. Thông thường, hàm ngoại giao gồm: Đại sứ, Công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba, tuỳ viên. Hàm ngoại giao khác với cấp ngoại giao ở chỗ: hàm ngoại giao do luật trong nước quy định, còn cấp ngoại giao do luật quốc tế quy định. Thông thường, cấp và hàm của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao thường trùng nhau, ví dụ người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ thì cũng có hàm Đại sứ Việt Nam cũng quy định về hàm ngoại giao tương tự như hầu hết các nước, bao gồm các hàm: Đại sứ, Công sứ, Tham tán, Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba và Tuỳ viên.( Đ5, Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao ngày 31/5/1995). c. Chức vụ ngoại giao Khác với hàm ngoại giao được phong cho các viên chức ngoại giao ở cả trong và ngoài nước, chức vụ ngoại giao là công việc, nhiệm vụ cụ thể được bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao công tác trong các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài. Những người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao có thể là công chức của ngành ngoại giao hoặc cũng có thể là công chức của ngành khác. Họ có thể là người mang hàm ngoại giao nhưng cũng có thể không mang hàm ngoại giao. Ví dụ: Một cán bộ của ngành thương mại được bổ nhiệm chức vụ là người đứng đầu phái đoàn của một nước đi đàm phán, ký kết một hiệp định thương mại với nước khác. Chức vụ ngoại giao thường tương đướng với hàm ngoại giao của người được bổ nhiệm, nhưng cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ theo yêu cầu công tác. Ví dụ: Một người có hàm đại sứ có thể được bổ nhiệm là Công sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc ngược lại, một người có hàm Công sứ lại có thể giữ chức vụ đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Đại sứ quán của họ ở nước ngoài. Theo pháp luật Việt Nam, chức vụ ngoại giao bao gồm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Trưởng đoàn đại diện thường trực tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ, Công sứ, tham tán, tham tán công sứ, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba, tuỳ viên. (Khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995). 5. Trình tự bổ nhiệm đại diện ngoại giao Theo Công ước Viên 1961, khi bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, nước cử đại diện phải đảm bảo là người này được nước nhận đại diện chấp thuận thông qua thủ tục xin chấp thuận. Điều này có nghĩa là nước cử đại diện sẽ gửi cho nước nhận đại diện một bản sơ yếu lý lịch của người được cử làm đại diện, cùng với đề nghị có được sự thoả thuận của nước nhận đại diện. Sau khi nhận được đề nghị này, nước nhận đại diện thường nghiên cứu và trả lời sớm hoặc chậm là trong vòng vài ba tuần về việc mình có chấp thuận người được đề cử đó hay không. Nếu nước nhận đại diện không trả lời thì nước cử đại diện phải hiểu là người mà mình đề cử không được chấp thuận và phải đề cử một người khác. Nước nhận đại diện không phải nói rõ lý do mà mình không chấp thuận. Thủ tục xin chấp thuận không đặt ra đối với các viên chức ngoại giao khác từ tham tán trở xuống, nhưng trên thực tế, nước nhận đại diện có quyền chấp nhận hoặc từ chối bất kỳ một viên chức ngoại giao nào bằng cách không cấp thị thực nhập cảnh cho những người đó. Khi đến nhận nhiệm vụ tại nước nhận đại diện, đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ và Công sứ phải mang theo quốc thư. Quốc thư do Nguyên thủ quốc gia nước cử đại diện ký và Bộ trưởng ngoại giao tiếp ký gửi cho Nguyên thủ quốc gia nước nhận đại diện. Quốc thư có nội dung đại ý như sau: Người ký quốc thư bổ nhiệm người được chỉ định trong thư làm đại diện ngoại giao của nước cử trong mọi quan hệ với nước nhận, yêu cầu nước nhận tín nhiệm và giúp đỡ người được bổ nhiệm làm tròn nhiệm vụ của mình. Quốc thư thường được làm thành hai bản, một bản chính và một bản sao. Nếu người được bổ nhiệm ở cấp đại biện thì chỉ cần mang thư của Bộ trưởng ngoại giao nước mình gửi cho Bộ trưởng ngoại giao nước nhận đại diện thôi. Việc trình quốc thư được tiến hành theo thủ tục lễ tân của nước nhận. Thông thường, khi đến nước nhận đại diện, đại diện ngoại giao phải báo ngay cho Bột trưởng ngoại giao nước nhận đại diện là đã đến nơi và gửi cho ông ta một bản sao quốc thư, đồng thời phải đề đạt ý kiến khi nào thì có thể yết kiến và trình quốc thư lên Nguyên thủ quốc gia. Việc trình thư uỷ nhiệm có ý nghĩa pháp lý như sau: kể từ ngày trình quốc thư, người đại diện của nước cử được nước nhận đại diện chính thức công nhận cùng với quyền và nghĩa vụ của họ. Nhiệm kỳ của vị đại diện ngoại giao thông thường được tính từ ngày trình quốc thư và thâm niên cũng được tính từ lúc đó. Một nước có thể cử một người là đại diện ngoại giao của nước mình ở nhiều nước cùng một lúc, miễn là các nước tiếp nhận không phản đối điều này. Trong trường hợp này, họ có thể lập ra ở mỗi nước một đoàn ngoại giao đứng đầu là một đại biện lâm thời, thay mặt cho vị đại diện ngoại giao này trong lúc người đó không không có mặt. (Điều 5, Công ước Viên 1961). Hai hay nhiều nước cũng có thể cử chung một người làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của họ tại một nước khác, trừ khi nước nhận đại diện phản đối. (Điều 6, Công ước Viên 1961) 6. Khởi đầu và kết thúc chức vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao a. Bắt đầu chức vụ ngoại giao Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao thường được coi như đã đảm nhiệm chức vụ tại nước nhận đại diện sau khi đã trình quốc thư hoặc ngay sau khi báo tin đã đến và trao cho Bộ trưởng ngoại giao của nước nhận đại diện bản sao quốc thư theo thủ tục ở nước nhận đại diện. Thủ tục này được áp dụng một cách thống nhất đối với các trưởng đoàn ở nước nhận đại diện (Khoản 1, Điều 13 Công ước Viên 1961). Ở Việt Nam, thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao là thời điểm trình quốc thư. b. Kết thúc chức vụ ngoại giao Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao kết thúc nhiệm vụ của mình trong những trường hợp sau: - Hết nhiệm kỳ - Bị triệu hồi về nước - Bị nước tiếp nhận tuyên bố bất tín nhiệm (persona non grata) - Từ trần - Từ chức (Thời điểm kết thúc chức vụ đại diện là thời điểm nước nhận đại diện biết được thông báo từ chức này) - Xung đột vũ trang giữa hai nước - Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt - Khi một trong hai nước không còn là chủ thể của Luật Quốc tế (Ví dụ như sáp nhận vào một nước khác hoặc chia tách ra thành nhiều nước mới). - Khi một trong hai nước có sự thay đối chính phủ một cách không hợp pháp (Ví dụ: đảo chính) mà hai bên không có thoả thuận lại về việc thiết lập quan hệ ngoại giao. (Điều 43, Công ước Viên 1961). 7. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Cơ quan đại diện ngoại giao a. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao các nước thường được sắp xếp khác nhau và được quy định căn cứ vào truyền thống và đặc trưng của các mối quan hệ giữa nước cử đại diện với nước nhận đại diện. Thông thường trong đại sứ quán có các bộ phận: văn phòng, phòng chính trị, phòng kinh tế, phòng văn hoá, phòng lãnh sự, tuỳ viên quân sự. b. Thành viên Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được chia làm ba loại: Viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ. (Điều 1, Công ước Viên 1961). - Viên chức ngoại giao: là những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao (còn được gọi là những người có thân phận ngoại giao). bao gồm: đại sứ, công sứ, tham tán, các tuỳ viên quân sự, các bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, thứ ba và tuỳ viên (văn hoá, báo chí ) - Nhân viên hành chính - kỹ thuật: Là những người làm các công việc mang tính hành chính - kỹ thuật của cơ quan đại diện, bao gồm: nhân viên tài vụ, phiên dịch, văn thư, đánh máy - Nhân viên phục vụ: là những người làm công việc phục vụ cho cơ quan đại diện, gồm: lái xe, gác cổng, làm vườn, nấu ăn, thợ điện, nước Về nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện, tuy nhiên, công dân của nước nhận đại diện hoặc công dân của một nước thứ ba có thể giữ chức vụ ngoại giao nếu được nước nhận đại diện đồng ý. Đối với nhân viên hành chính - kỹ thuật và nhân viên phục vụ thì không cần phải có sự đồng ý này. (Điều 8, Công ước Viên 1961). Nước nhận đại diện có thể bất kỳ lúc nào và không nói rõ lý do, báo cho nước cử đại diện biết rằng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc bất cứ một viên chức nào của cơ quan đại diện ngoại giao là người bị bất tín nhiệm hoặc không được chấp thuận (persona non grata). Nước cử đại diện tuỳ theo từng trường hợp mà triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ chức trách của đương sự. (Điều 9, Công ước Viên 1961). 8. Đoàn ngoại giao Thuật ngữ đoàn ngoại giao có thể được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp: Đoàn ngoại giao bao gồm tất cả những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại. Theo nghĩa rộng: đoàn ngoại giao bao gồm tất cả các viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đóng tại thủ đô nước sở tại (từ đại sứ đến tuỳ viên). Nghĩa rộng hơn: Đoàn ngoại giao bao gồm tất cả các viên chức ngoại giao công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước tại nước sở tại và thành viên của gia đình họ (Bao gồm con trai vị thành niên, con gái chưa lấy chồng của các viên chức ngoại giao)2 Đoàn ngoại giao không phải là một tổ chức, không hoạt động hàng ngày mà chỉ thực hiện chức năng lễ tân của nước sở tại. Đoàn ngoại giao có một trưởng đoàn do một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có cấp bậc cao nhất và có thâm niên lâu nhất làm trưởng đoàn. Phu nhân của trưởng đoàn ngoại giao cũng làm trưởng đoàn các phu nhân ngoại giao. Ở một số nước mà Thiên Chúa giáo là quốc giáo thì Đại sứ của Toà thánh Vatican thường được chỉ định là trưởng đoàn ngoại giao. Chức năng của đoàn ngoại giao bao gồm: 2: Đề cương môn Luật Quốc tế - Bộ môn Luật - Học viện quan hệ quốc tế. - Thay mặt các đại diện ngoại giao khi cần hoạt động tập thể trong các lễ tiết của nước sở tại và trong ngoại giao đoàn, như: chúc mừng, chia buồn, thăm viếng, cảm ơn - Giải quyết các tranh chấp, xích mích về lễ tân giữa các thành viên ngoại giao đoàn và đề nghị những chế độ lễ tân với Bộ Ngoại giao nước sở tại; - Thông báo cho Ngoại giao đoàn biết việc đến nhậm chức và việc trở về nước của các đại sứ - Giới thiệu pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại cho các đại diện ngoại giao mới đến nếu họ yêu cầu Ngoại giao đoàn cũng như trưởng đoàn ngoại giao không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại, của các cơ quan đại diện ngoại giao khác và không có những hoạt động trái với pháp luật của nước sở tại và của Luật Quốc tế. 9. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao 9.1 Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt thì: - “Ưu đãi” có nghĩa là dành cho những điều kiện và quyền lợi đặc biệt hơn, thuận lợi hơn so với những đối tượng khác. - “Miễn trừ” có nghĩa là miễn cho khỏi phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm hay một việc gì đó mà lẽ ra phải làm. Như vậy, “ưu đãi” tức là việc được hưởng những điều kiện, những đặc quyền hơn những người bình thường khác. Còn “miễn trừ” có nghĩa là không phải làm những nghĩa vụ, những trách nhiệm mà tất cả những người khác đều phải làm. Trong Luật quốc tế, Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được hiểu là những quyền ưu đãi đặc biệt mà nước nhận đại diện dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này đóng tại nước mình, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của các cơ quan này hoàn thành một cách có hiệu quả chức năng của họ. Từ khái niệm, chúng ta có thể thấy: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là Cơ quan đại diện ngoại giao, thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao và trong một số trường hợp bao gồm cả thành viên của gia đình họ. Chủ thể dành và đảm bảo các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho các đối tượng trên là nước nhận đại diện ngoại giao, trên cơ sở thoả thuận của hai bên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục đích của những quyền ưu đãi và miễn trừ không phải là làm lợi cho các cá nhân mà để đảm bảo cho việc hoàn thành có hiệu quả các chức năng của các đoàn ngoại giao với tư cách là đại diện của các quốc gia3. Chính vì thế, trong một số trường hợp nếu không vì mục đích phục vụ cho chức năng đại diện ngoại giao, các viên chức ngoại giao cũng không được hưởng quyền ưu đãi này. Ví dụ: Viên chức ngoại giao không được miễn trừ xét xử về dân sự trong những vụ kiện liên quan đến bất động sản thuộc sở hữu riêng của người đó, những trường hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại vì mục đích cá nhân của họ Bên cạnh việc được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của các cơ quan này cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của nước nhận đại diện, không được lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ này xâm hại đến các trật tự công cộng, chủ quyền hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước nhận đại diện. 3 Phần mở đầu của Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao ban đầu được hình thành trên cơ sở “có đi có lại” giữa các quốc gia, về sau được pháp điển hoá và ghi nhận trong Công ước Viên 1961, mang tính ràng buộc đối với tất cả các thành viên của Công ước. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao bao gồm hai nội dung chủ yếu sau: - Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao - Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao. 9.2 Nội dung quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao a. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao  Quyền miễn trừ: - Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở: Chính quyền nước sở tại không được phép vào trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn ngừa nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao khỏi bị xâm chiếm hoặc làm hư hại, để đảm bảo an ninh cho cơ quan đại diện ngoại giao không bị quấy rối hoặc phẩm cách của cơ quan không bị xâm hại. Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, tài sản trong trụ sở kể cả phương tiện đi lại của cơ quan này không thể bị khám xét, trưng thu, trưng dụng, tịch biên hoặc áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án. (Điều 22, Công ước Viên 1961). Tuy nhiên, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không được dùng vào những mục đích không phù hợp với chức năng của cơ quan này. Ví dụ cơ quan đại diện ngoại giao không được phép dùng trụ sở của mình để che giấu cho các tội phạm đang bị truy nã hoặc sử dụng trụ sở và hoạt động kinh doanh, thương mại. (Khoản 3, Điều 41)