Ý nghĩa của truyện ếch ngồi đáy giếng là gì

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng giúp trẻ dễ hiểu hơn về câu thành ngữ quen thuộc cùng tên "ếch ngồi đáy giếng".

Nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

Ở một cái giếng nọ có một con ếch sống lâu năm dưới đáy giếng, xung quanh nó chỉ toàn là những con nhái, ốc, cua bé nhỏ. Ở dưới đáy giếng nhìn lên trời, chú ếch chỉ có thể thấy được một khoảng trời rất bé như cái vung vậy.

Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp đều làm các con vật khác trong giếng hoảng sợ nên ếch hênh hoang tự coi mình là chúa tể. Nó đã nghĩ thầm trong đầu rằng: “Tất cả vũ trụ chỉ có như thế, trời bé bằng vung”.

Vì có suy nghĩ như thế nên nó cứ nhìn lên bầu trời bé xíu ấy và nghĩ nó thì oai phong giống như một vị chúa tể. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó đã khẳng định bầu trời chỉ to bằng cái vung mà thôi.

Và rồi một năm trời mưa rất to làm nước trong giếng đầy lên tràn bờ đưa ếch lên miệng giếng. Vẫn quen thói cũ nên ếch câng câng nhìn lên trời. Một điều bất ngờ đập vào mắt ếch chính là nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn gấp nhiều lần so với bầu trời bé như vung mà nó vẫn thấy khi ở bên dưới đáy giếng.

Ếch không tin vào mắt mình và cảm thấy rất bực bội vì điều đó. Nó đã cất tiếng kêu ồm ộp để ra oai, ếch hi vọng sau những tiếng kêu của mình mọi thứ sẽ phải trở lại như ban đầu.

Thế nhưng hiển nhiên là sau tiếng kêu của ếch mọi thứ vẫn vậy, bầu trời to lớn vẫn là bầu trời to lớn. Ếch càng lấy làm lạ và bực bội hơn nữa nên mải nhìn lên bầu trời không thèm để ý đến xung quanh nên nó đã bị một chú trâu đi ngang qua đó dẫm chết.

Gió và Mặt trời là một truyện ngụ ngôn hay với bài học về sức mạnh của lòng tốt, giúp ích cho đời.

Bài học rút ra:

Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác.

Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết.

Nếu cứ khăng khăng không chịu tiếp thu kiến thức mới, có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt như cái chết của con ếch.

Ngoài ra, truyện cũng phần nào đó nói lên bài học về sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Sống quá lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, trì trệ sẽ khiến bạn mất khả năng nhìn nhận, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không thể thích nghi với hoàn cảnh mới.

Câu tục ngữ bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Chú ếch từ nhỏ đã sống trong một cái giếng và khi nhìn lên trời chú ếch chỉ thấy mỗi khoảng trời bằng đúng cái miệng giếng vì thế chú rất tự cao tự đại, không coi ai ra gì.

Câu tục ngữ lên án, phê phán những con người có tính tình tự cao tự đại, luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn coi thường người khác, tầm nhìn thì hạn hẹp mà luôn tỏ ra thông thái và biết tất cả mọi thứ.

Giải thích thêm

  • ếch: loài động vật có xương sống, không đuôi, thân ngắn, da trơn, màu sẫm, sống ở ao đầm.
  • giếng: một cái hố sâu được người ta đào hoặc khoan lên, phần lớn là dùng để đựng nước

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở Từ câu tục ngữ, người xưa muốn khuyên răn con người nên khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần biết học tập từ những thứ nhỏ nhặt, cơ bản nhất: trong ăn uống phải biết phép lịch sự; trong giao tiếp phải biết cách xưng hô nói năng lễ phép, nhã nhặn; trong cuộc sống cần biết giữ gìn tiết kiệm, .... Ngoài những kiến thức trong sách vở, chúng ta còn phải học những kỹ năng trong cuộc sống. Có như thế mới trở thành người có văn hóa trong xã hội.
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Học tài thi phận Câu tục ngữ chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử, đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ, hoặc thậm chí còn bị thi trượt. Ý nghĩa câu tục ngữ Khi măng không uốn thì tre trổ vồng

Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Dạy dỗ con cái phải dạy từ lúc còn thơ ấu, còn đợi đến khi đã thành nếp thì không bảo ban được nữa, giống như còn nhỏ không uốn [măng không uốn] thì đợi đến lớn sao mà uốn được [uốn tre sao được].

Ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa là gì?

Câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" là một câu chuyện như vậy, câu chuyện mang ý nghĩa khuyên nhủ con người ta hãy chăm chỉ học tập, không huênh hoang, kiêu ngạo để rồi nhận kết cục bi thảm. Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện liên quan tới câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho em bài học gì?

Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết.

Ếch ngồi đáy giếng là của ai?

Tác giả văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - Trang Từ [khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên] là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. - Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.

Ếch ngồi đáy giếng là thể loại gì?

Phân tích văn bản Ếch ngồi đáy giếng. - Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn [khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…]

Chủ Đề