Đau bụng dưới bên trái ở nam là bệnh gì

Đau tức bụng dưới ở nam giới là hiện tượng đau ở vùng bụng tính từ rốn đi xuống bao gồm các cơ quan như: đại tràng sigma, manh tràng, trực tràng, ruột thừa niệu quản, bàng quang. Cơn đau có thể xuất phát từ những cơ quan trong vùng bụng dưới hoặc cũng có thể do từ các bộ phận khác tác động xuống vùng bụng dưới.

Đau tức bụng dưới ở nam giới. [Ảnh minh họa].

So với nữ giới thì nam giới thường ít chú ý đến các bất thường về sức khỏe của mình hơn. Đây cũng chính là lý do khiến cho họ phát hiện bệnh muộn và dễ phải chịu ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Dưới đây là 8 căn bệnh "rình rập" từ cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái mà bạn nên tìm hiểu ngay.

1. Viêm ruột thừa

Ở giai đoạn đầu, cơn đau do viêm ruột thừa có thể xảy ra ở xung quanh rốn, sau đó dần chuyển sang đau bụng dưới bên phải ở nam giới. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn trong 24 giờ và khi vận động.

Ngoài đau bụng dưới, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt. Để điều trị, đa phần, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Viêm ruột thừa gây đau tức bụng dưới ở nam giới.

2. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày hoặc vùng đầu tá tràng có thể gây đau ở vùng bụng quanh rốn và có cảm giác nóng rát. Đi kèm với đó là các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, nôn mửa, nếu nghiêm trọng thì có thể có máu lẫn trong chất thải khi nôn hoặc phân có màu đen như nhựa đường.

3. Đau bàng quang

Đau tức bụng dưới ở nam giới có thể là triệu chứng của đau bàng quang. Ngoài triệu chứng này, bạn có gặp phải tình trạng đau rát trong hoặc sau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, mệt mỏi, suy nhược. Nếu là bị sỏi bàng quang, bạn có thể nhận thấy cơn đau quặn, dữ dội hơn và khó đi tiểu.

4. Đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn thường gây ra các cơn đau ở vùng bụng dưới, phía trên xương mu. Nguyên nhân có thể là do viêm, nhiễm trùng hoặc chấn thương tinh hoàn.

Nếu bạn bị đau bụng dưới và nhận thấy tinh hoàn nổi các cục u, bướu, da đổi màu, dương vật tiết dịch bất thường thì nên đi khám.

5. Viêm tuyến tiền liệt gây đau bụng

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm giữa bàng quang và dương vật. Nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng, nó có thể gây ra đau ở bộ phận sinh dục và vùng bụng dưới. Không những vậy, bạn còn có thể thấy đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh.

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường là do nhiễm trùng do vi khuẩn và có thể cần phải dùng kháng sinh. Nếu quá trình này diễn ra dần dần và kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng thì nguyên nhân thường khó xác định và việc điều trị có thể khó khăn.

6. Đau tức bụng dưới ở nam giới do viêm bể thận

Cơn đau do viêm bể thận thường xuất hiện ở một bên của thắt lưng, sau đó lan ra bụng dưới. Ngoài ra, bạn cũng có thể có các triệu chứng như đau buốt, tiểu ra máu, buồn nôn, nôn, sốt. Khi thấy các triệu chứng kể trên thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

7. Sỏi thận – đau tức bụng dưới ở nam giới một bên

Sỏi thận có thể gây ra các cơn đau đột ngột, dữ dội ở lưng, bụng và háng. Cơn đau xuất hiện theo từng đợt, dọc theo niệu quản do cơ thể đang cố gắng đẩy sỏi ra ngoài. Bên cạnh đó là triệu chứng buồn nôn hoặc nôn. Với nguyên nhân này, tốt nhất bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.

8. Thoát vị bẹn

Đây là tình trạng ống phúc mạc nối giữa ổ bụng và bìu của nam giới chưa được đóng kín, khiến cho một đoạn ruột lọt xuống bìu. Triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị bẹn là cảm giác đau bụng dưới rốn ở nam giới, khó chịu hơn khi nâng vác vật nặng, tập thể dục và giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn còn có thể bị phình một hoặc hai bên háng, nhất là khi ho, bìu sưng đỏ và có cảm giác có khối đè nặng ở bẹn.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, nam giới sẽ không còn chủ quan với tình trạng đau tức bụng dưới. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy tìm đến bác sĩ và bệnh viện uy tín để chữa trị đúng lúc, kịp thời. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Áp dụng các cách giảm đau bụng bên trái tại nhà có thể mang lại hiệu quả cải thiện tích cực đối với một số nguyên nhân thường gặp như đầy hơi, táo bón, khó tiêu… Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng liên quan đến những vấn đề bệnh lý nguy hiểm như viêm túi thừa, viêm tụy cấp, sỏi thận, thai ngoài tử cung… biện pháp tốt nhất là đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Đau bụng bên trái là bị gì?

Đau bụng bên trái là triệu chứng thường gặp của các bệnh lí đường tiêu hóa, thận niệu. Các bệnh lý tiêu hóa liên quan đến tình trạng này có thể gồm: Viêm túi thừa, viêm tụy cấp, viêm đại tràng, táo bón, thoát vị bẹn kẹt… Nữ giới bị đau bụng bên trái có thể do lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung hoặc đang trong thời kỳ hành kinh.

Mức độ cơn đau tiến triển từ nhẹ đến nặng hoặc đau nhói cấp tính. Một số triệu chứng đi kèm có thể bao gồm sốt, nôn ói, tiêu chảy hay táo bón… Khi có tình trạng đau bụng bên trái, người bệnh cần ghi nhận các đặc điểm khởi phát cơn đau, mức độ đau, thời gian cơn đau, các yếu tố làm đau tăng thêm hay giảm đi và các triệu chứng đi kèm trong cơn đau.

Dưới đây là các bệnh lý thường liên quan đến cơn đau bụng bên trái cùng triệu chứng cụ thể gặp phải:

  • * Viêm tụy cấp: Cơn đau xảy ra liên tục, thường nghiêm trọng hơn ở vùng bụng trên, đôi khi lan dần lên vùng lưng, đau nhiều, dữ dội có thể xảy ra sau bữa ăn thịnh soạn hay sau khi uống rượu. Người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều, chướng bụng, sốt và khó thở.
  • * Viêm túi thừa: Triệu chứng đau bụng có thể xảy ra ở cả vùng bụng bên trái và bên phải, đau tăng dần theo thời gian, thường kèm theo sốt, tiêu phân lỏng.
  • * Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD]: Triệu chứng thường gặp là đau bụng thượng vị và hạ sườn bên trái, đi kèm cảm giác khó chịu, ợ chua, ợ nóng, nóng rát sau xương ức. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh nằm hoặc cúi người, có thể dẫn đến mất ngủ.
  • * Sỏi thận: Sỏi thận thường gây đau vùng hông lưng, có thể lan xuống hạ vị, cơ quan sinh dục. Cơn đau thường đột ngột, dữ dội và kèm theo một vài triệu chứng bất thường về nước tiểu như tiểu đục, tiểu hôi và tiểu ra sỏi.
  • * U nang buồng trứng: U nang buồng trứng thường có thể gây đau bụng dưới bên trái, đi kèm với triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, ngứa ran vùng cánh tay…
  • * Lạc nội mạc tử cung: Bệnh lý này có thể gây đau bụng dữ dội, đặc biệt là trước và trong kỳ kinh nguyệt. Người bệnh có thể bị chảy máu âm đạo bất thường, cơ thể mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục, khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện.
  • * Đau bụng kinh: Cơn đau bụng kinh thường xảy ra từ 2 – 3 ngày trước kỳ kinh và có thể kéo dài thêm 3 – 5 ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu, có thể đi kèm đầy hơi, đau đầu liên tục, nổi mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng…
  • * Xoắn tinh hoàn: Đây là trường hợp cấp cứu, triệu chứng đau dữ dội vùng bụng dưới bên trái, thường xuất hiện kèm triệu chứng sưng đau ở bìu, buồn nôn, nôn, sốt lạnh run.
    Đau bụng bên trái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách giảm đau bụng bên trái

Tùy vào từng bệnh lý gặp phải, người bệnh có thể áp dụng các cách giảm đau bụng bên trái sau đây:

1. Dùng thuốc điều trị

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị tùy thuộc vào bệnh lý đang gặp phải. Nhưng việc chỉ định hay kê đơn thuốc phải được tư vấn hay thăm khám của bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm và kê đơn thuốc phù hợp chẳng hạn như:[1]

  • * Thuốc kháng axit: Thường được kê đơn để điều trị chứng ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng [Aluminum Hydroxide, Magie Hydroxide…].
  • * Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết axit dạ dày: Được kê đơn để điều trị viêm thực quản, ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng [như Esomeprazole, Pantoprazole, Dexlansoprazole].
  • * Thuốc chống co thắt cơ: Được kê đơn để điều trị hội chứng ruột kích thích và co thắt đại tràng [như Mebeverine, Drotaverin].
  • * Thuốc giảm đau: được kê cho các trường hợp đau bụng kinh, đau cơ thành bụng [như Paracetamol].
  • * Thuốc kháng sinh: Được kê đơn cho các trường hợp viêm ruột do vi khuẩn, nhiễm trùng tiểu, viêm phần phụ nhiễm trùng.
  • * Thuốc tránh thai đường uống: Có thể được chỉ định sử dụng để hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng và cân bằng hormone.
    Dùng thuốc để điều trị chứng đau bụng bên trái

2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác

Trong một số trường hợp, các phương pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả:[2]

  • * Uống đủ nước: Đau bụng bên trái kèm nôn ói, tiêu chảy rất dễ dẫn đến mất nước. Do đó, người bệnh cần đảm bảo uống đủ nước để tránh triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Đối với các trường hợp tiêu chảy, nôn ói nhiều nên sử dụng các loại dịch như oresol, dịch điện giải để đảm bảo vừa bổ sung nước vừa bổ sung điện giải.
  • * Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Trong giai đoạn đau bụng cấp, chúng ta nên ăn uống các thực phẩm mềm, ít dầu mỡ, đảm bảo đủ các chất đạm, đường để nâng cao tổng trạng và đảm bảo dinh dưỡng hồi phục sức khỏe. Tránh các quan điểm chỉ ăn cháo trắng hay chỉ uống nước đường trong nhiều ngày. Việc nhịn ăn hay chế độ ăn riêng biệt cần được tư vấn và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • * Trà gừng khô và hoa cúc: Loại trà này có tác dụng làm dịu cơn đau rất tốt, khi uống không những giúp giảm đau bụng mà còn làm ấm bụng, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, tăng cường hấp thu dinh dưỡng,..
  • * Mật ong và nghệ: Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày, có thể dùng phối hợp cùng với thuốc, cần uống cách xa các cử thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • * Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đối với tình trạng đau bụng do táo bón, người bệnh nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả giàu chất xơ và ăn uống đầy đủ chất giúp tái tạo niêm mạc ruột tốt.
  • * Chườm ấm: Trong hầu hết trường hợp đau bụng, chườm ấm đều có hiệu quả tốt và nhanh chóng. Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm thư giãn cơ bụng, điều hòa nhu động ruột, giảm đau bụng do rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích hoặc chứng đau bụng dưới liên quan kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Để chườm ấm, bạn có thể mua túi chườm nóng hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh, cuộn vào khăn để chườm lên bụng. Lưu ý khi chườm nóng, nên tránh nước nóng tiếp xúc trực tiếp dễ khiến da bị bỏng.
  • * Tắm bằng nước ấm: Đây là cách giảm đau bụng nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Tương tự như liệu pháp chườm nóng, việc tắm nước ấm có tác dụng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, làm thư giãn các cơ ruột, nhờ đó cơn đau cũng sẽ được làm dịu.

Những phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Điều quan trọng hơn hết là cần xác định nguyên nhân đau bụng để có hướng điều trị phù hợp. Đối với các trường hợp nghiêm trọng như đau bụng nhiều, đau bụng cấp hay triệu chứng không cải thiện sau khi chăm sóc tại nhà và dùng thuốc, người bệnh cần nhập viện ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để tìm nguyên nhân và loại trừ các bệnh lí ngoại khoa có thể cần phẫu thuật, chẳng hạn như: sỏi thận, thoát vị thành bụng… Người bệnh không nên trì hoãn chờ đợi quá lâu mà không có sự tư vấn hay thăm khám của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

Tắm nước ấm giúp cải thiện triệu chứng đau bụng bên trái trong một số trường hợp

Đau bụng bên trái có sao không?

Đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu của đầy hơi, khó tiêu chức năng nhưng đôi khi khi cảnh báo những tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: viêm túi thừa, viêm ruột thừa, sỏi thận… Những trường hợp này cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng đau bụng bên trái đi kèm chướng bụng, ợ hơi thường là dấu hiệu của tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội, sốt cao, buồn nôn, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Đau bụng bên trái nên chữa tại nhà không?

Các cách giảm đau bụng bên trái tại nhà có thể mang lại hiệu quả trong một số trường hợp nhẹ như: khó tiêu, táo bón, đầy hơi… Nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài dai dẳng, tiến triển nghiêm trọng hoặc đi kèm một số dấu hiệu đáng lo ngại khác, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay từ sớm.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Triệu chứng đau bụng bên trái đi kèm các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm:[3]

  • * Sốt trên 37,7 độ C [đối với người lớn] hoặc 38 độ C đối với trẻ em
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Da lạnh, tim đập nhanh
    • Thở nhanh
    • Chóng mặt, choáng váng
    • Yếu cơ
    • Phân có lẫn máu
    • Tiêu chảy nhiều lần
    • Đau bụng cấp nhiều hay kéo dài hơn một tuần
    • Chảy máu âm đạo bất thường [đối với nữ giới]
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Chán ăn kéo dài
    • Tiểu gắt buốt, lắt nhắt hoặc đau khi đi tiểu

Ngoài ra, người bệnh cần được cấp cứu trong các trường hợp sau:

  • * Đang trong quá trình điều trị ung thư
    • Nôn, đồng thời không đi đại tiện, trung tiện được
    • Nôn ra máu hoặc lẫn máu trong phân, đặc biệt là máu màu đỏ tươi hoặc đen, sẫm màu.
    • Cơn đau bụng xuất hiện đột ngột và dữ dội
    • Bụng đề kháng
    • Đang trong thời kỳ mang thai
    • Đau bụng sau khi bị chấn thương
    • Khó thở
      Đi khám bác sĩ khi triệu chứng đau bụng bên trái tiến triển nghiêm trọng

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa [BVĐK Tâm Anh TP.HCM] và Khoa Ngoại Tổng hợp [BVĐK Tâm Anh Hà Nội] là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng [gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…]. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp một số cách giảm đau bụng bên trái hiệu quả dành cho các trường hợp nhẹ. Với những bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau.

Chủ Đề