Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 -- 1965)

Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc [1954-1965]?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Khôi phục kinh tế

C. Đưa miền Bắc tiến lên CNXH

D. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 – 1965?

Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 – 1965?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.

B. Khôi phục kinh tế.

C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D.

Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.

Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc [1954 - 1965]?

20/01/2021 50

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc [1954 - 1965]?
A. Hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Khôi phục kinh tế. C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
Câu hỏi trong đề: Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sử tuyển chọn - Mã đề 307 [có đáp án]
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: D
Nhiệm vụ của cách mạng miển Bắc 1954 - 1965 là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghía xẫ hội và là hậu phương vững chắc của tiền tuyến miền Nam.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ, CẢI TẠO XÂY DỰNG CNXH [ 1954- 1965]

Đăng lúc: 09/03/2021 [GMT+7]
100%

CHƯƠNG V

HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ, CẢI TẠO XÂY DỰNG CNXH [ 1954- 1965]

Với chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ [7- 5- 1954] miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước vào xây dựng CNXH. Nhưng ở miền Nam đế quốc Mỹ đã nhảy vào đặt ách cai trị bằng chủ nghĩa thực dân mới nhằm uy hiếp CamPuChia và

khống chế Lào.

Trước tình hình đó, Đảng ta khẳng định: Dân tộc Việt Nam đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong suốt 9 năm kháng chiến [1945 - 1954], Thanh Hoá là vùng hậu phương vững chắc chi viện cao nhất,nhiều nhất sức người, sức của cho tiền tuyến. Sau hoà bình lập lại dưới sự lãnh đạo của Đàng bộ tỉnh các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phấn khởi tự hào và khẩn trương triền khai thực hiện Nghị quyết 6 và 7 của Trung ương Đảng về việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chù, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà.

Song vào thời kỳ này cũng như các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Thanh phải đối mặt với những khó khăn phức tạp do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân miền Bắc, trong đóThanh Hoá là một trọng điểm.

Tại miền Tây Thanh Hoá, địch đã cho máy bay lén lút tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm và quân trang cho bọn gián điệp, thổ phỉ ở vùng Tam Chung, Quang Chiểu [Quan Hoá], tăng cường tuyên truyền xuyên tạc với các luận điệu : “ Đầu năm hoà bình, cuối năm chiến tranh”, “ chế độmiền Bắc sưu cao, thuế nặng", “bên Lào hàng hoá rẻ và dễ mua” nhằm làm giảm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Chính phủ, hạ thấp ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bằng biện pháp kíchđộng, lung lạc, hăm doạ, cưỡng ép, chúng đã đưa một số đồng bào các dân tộc di cư sang Lào, phá hoại sự đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Việt - Lào.

Ở một số vùng có dân cư theo đạo Thiên chúa, trước khi rút khỏi miền Bắc, bọn địch đã cài cắm gián điệp nhằm tạo cơ sở phá hoại lâu dài. Dựa vào Điểu 14D của Hiệp định Giơnevơ, bọn phản động đã tung ra luận điệu “miền Bắc sẽ chết đói”, “miền Bắc không được tự do tín ngưỡng”, “chúa đã vào Nam”, “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc”. Bằng những thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp và sự cưỡng ép tàn bạo của địch, hàng ngàn giáodân đã lìa bỏ quê hương di cư vào Nam. Ởhuyện Nga Sơn, Tĩnh Gia, bọn phản động lợi dụng tôn giáo tập hợp bọn côn đồ chống đối, vu cáochính quyền cách mạng. Ở các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, bọn phản động đã len lỏi vào nhà thờ vào các khu vực tập trung dân theo đạo Thiên chúa để tuyên truyền, kích động và tổ chức di cư....

Cùng với khó khăn phức tạp do địch gây ra là những khó khăn về sự nghèo nàn lạc hậu vốn có của nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc lại bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề. Tuyến đê sông Mã, Sông Chu bị vỡ, mất mùa xẩy ra liên tiếp, năm 1954 nạn đói diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh, các loại dịch bệnh đồng thời phát sinh.

Đứng trước tình hình khó khăn đó, Đảng bộ Thanh Hoá vẫn bình tĩnh sáng suốt, kịp thời đề ra chủ trương biện pháp đúng đắn, tổ chức lãnh đạo toàn dân khắc phục khó khăn, trở ngại đưa sự nghiệp cách mạng tỉnh nhà tiến lên cùng cách mạng cả nước.

Là một huyện trọng điểm của tinh, sau ngày giải phóng Thọ Xuân cũng phải đối mặt trực tiếp vài những khó khăn phức tạp do địch và thiên tai gây ra.

Tại các nhà thờ và khu vực tập trung dân cư theo đạo Thiên chúa, bọn phản động đội lốt tôn giáo đã ráo riết hoạt động, tung tin bịa đặt, tuyên truyền kích động tập hợp dân chuẩn bị di cư.

Tháng 9 - 1954, mưa lớn kéo dài nước từ thượng nguổn đổ về dữ dội, mực nước sông Chu dâng cao, một số đoạn đê ở Liên Phô [xã Thọ Nguyên] bị vỡ gây ra ngập úng hàng ngàn ha lúa sắp đến ngày thu hoạch. Đặc biệt ở các xã Thọ Thế, Thọ Tân, Thọ Dân, Thọ Cường, Xuân Thịnh, Xuân Lộc... có vùng nhân dân phải lên mái nhà ngồi, nước rút chậm, mùa màng hầu như mất trắng, bệnh tật phát sinh, nạn đói diễn biến gay gắt.

Bên tả đoạn đê Căng Hạ [Thọ Trường] vừa bị vỡ, vừa bị nước sông Cầu Chày dâng cao, các xã Phú Yên, Xuân Tín, Xuân Minh [cũ], Thọ Trường [cũ] đều bị ngập lụt. Cả huyện gần hàng ngàn ha lúa màu bị ngập úng.

Cuối năm 1954 đầu năm 1955 nạn đói diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn huyện, hàng trăm người bị đói lả, rải rác ở các làng đã có người bị chết đói, dịch bệnh diễn ra. Tình hình đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân toàn huyện bình tĩnh sáng suốt phát huy truyền thống cách mạng giải quyết khó khăn đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

I- HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH VÀ THIÊN TAI KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HOÁ [1954-1960]

Chống âm mưu, thủ đoạn thâm độc của địch cưỡng ép đổng bào giáo dân di cư vào Nam, sang Lào. Ngay sau khi nhận được chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Thọ Xuân đã có những biện pháp chỉ đạo sát thực kịp thời, tăng cường một số đồng chí huyện uỷ viên và cán bô Dân vận về vùng giáo ởxứ đạo Phúc Địa [Quảng Phú], tứ xứ Hữu Lê [Thọ Xương], xứ đạo Bích Phương, Ngọc Lạp [Xuân Sơn] cùng với bộ phận bám sát nắm tình hình từng gia đình, ngõ xóm, vận động quần chúng không mắc mưu địch.Với tinh thần: Chúa có ở khắp mọi nơi, mọi nhà, chỉ cần kính chúa yêu nước, đồng bào hãy yên tâm ở lại quê hương làm ăn sinh sống.

Huyện Đoàn Thọ Xuân chịu trách nhiệm trước Đảng bộ tổ chức thanh thiếu niên cắm trại, liên hoan văn nghệ, lấy lại không khí đầm ấm phấn khởi đến từng gia đình.Đảng bộ còn mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở nhằm triển khai chỉthị của Liên khu uỷ IV, của Tỉnh ủy Thanh Hoá vận động giáo dân đấu tranh đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của dịch và tranh thủ các linh mục thuyết phục đồng bào ở lại quê hương, cử cán bộ cơ sở bám làng, bám dân giải thích giác ngộcho mọi người hiểu và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ, vạch trần âm mưu, hành động phản cách mạng của địch.

Nhờ làm tốt chính sách tuyên truyền vận động nên đã kịp thời làm cho những người có ý định di cư quay trở lại quê nhà. Một số giáo dân do được giác ngộ đã viết đơn thư gửi Uỷ ban Quốc tế tố cáo bọn phản động tay sai đế quốc, vi phạm Hiệp định Giơnevơ, cưỡng ép họ và gia đình di cư vào Nam, làm cho nhiều gia đình ly tán khốn khổ, họ kiến nghị Ủy ban Quốc tế giám sát can thiệp để gia đình được đoàn tụ.

Khi nhận được đơn, thưTổ chức Quốc tế giám sát thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam đã đến vùng giáo xã Quảng Phú [Thọ Xuân] kiểm tra sự thật. Tại đây đồng bào đã vạch trần sự bịa đặt xuyên tạc của bọn phản động vu khống chính quyền địa phương ngăn cản việc tự do chọn nơi cư trú của giáo dân theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, làm thất bại âm mưu nham hiểm của địch.

Tại xã Xuân Bái [Thọ Xuân], khi Tổ chức Quốc tế vào chùa Bái Thượng gặp sư Tráng, nhà sư đã tố cáo việc ném bom, bắn phá vào chùa của thực dânPháp cho đến nay vẫn còn gây tâm lý hoang mang lo lắng trong giáo dân.

Qua đợt kiểm tra tra của Tổ chức Quốc tế tại các vùng giáo dân [Thọ Xuân] đã làm cho tình hình chính trị trở lại ổn định. Đông đảo giáo dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước yên tâm ở lại quê hương làm ăn sinh sống.

Cùng với ngăn chặn sự quấy phá của các tổ chức phản động, Đảng bộ, Chính quyền chỉ đạo nhân dân tiến hành các biện pháp chống đói.

Huyện chủ trương bước đầu động viên từng xã, từng làng giúp đỡ tương trợ nhau nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách. Các vùng gặp khó khăn ít giúp các vùng khó khăn nặng hàng tấn gạo, ngô, khoai, sắn và hàng trăm ngàn đồng.

Do nạn đói kéo dài, số người đói ngày càng tăng. Đứng trước tình hình cấp bách đó, Huyện uỷ chỉ đạo thành lập “Ban cứu đói” do đồng chí Trịnh Ngọc Bích, Chủ tịch UBHC huyện làm Trưởng ban. Ban vận động đã cùng kết hợp cán bộ chủ chốt của các xã kiểm tra thực tế tình hình ờ từng làng, báo cáo với Ban chỉ đạo cứu đói cấp tỉnh bàn biện pháp hỗ trợ, Huyện uỷ - UBHC phát động phong trào toàn dân đoàn kết tương trợ cứu đói tại chỗ, phòng chống dịch bệnh, tích cực trồng rau xanh ngắn ngày. Thau giếng, khôi phục nguồn nước sinh hoạt, dọn vệ sinh ở từng giađình, thôn xóm, làng xã. Huyện đã huy động hàng ngàn lượt người đem theo trâu, bò và các loại giống đến các vùng bị đói để giúp nhân dân phục hồi sản xuất.

Ban chỉ đạo cứu đói huyện đã báo cáo kịp thời, Tỉnh đã trợ cấp nhân dân bị đói 800 tấn gạo [chia làm 3 đợi].

Nhờ sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo huyện và nhân dân, giữa năm 1955 nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân trở lại bình thường và được ổn định dần.

Ngay sau khi hoà bình vừa lập lại, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Uỷ ban hành chính tỉnh lập kế hoạch sửa chữa đập Bái Thượng và hệ thống thuỷ nông sôngChu để trình Chính phủ. Được Chính phủ phê duyệt, Tỉnh uỷ quyết định mở công trường tu sửa đập Bái Thượng và hệ thống thuỷ nông sông Chu và ra quyết định thành lập Ban chỉ đạodo đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh trực tiếp phụ trách. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định huy động 22 ngàn dân công ở các huyện, một trung đoàn bộ đội, 700 thợ kỹ thuật và công nhân cùng hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, các loại nguyên vật liệu cần thiêt phục vụ công trường.

Để cung cấp đá, tỉnh thành lập 2 công trường khai thác đá ở Mục Sơn và Hang Ma. Thành lập đội xe thồ và huy động dân công vận chuyển nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Các huyện miền núi cung cấp gỗ, luồng.... Với tinh thần chuẩn bị khẩn trương, ngày 1 - 9-1954 việc khởi công tu sửa đập Bái Thượng và hệ thống thuỷ nông sông Chu được tiến hành. Việc tu sửa đập Bái Thượng được chia ra nhiều công đoạn. Vào thời điểm này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên cổ vũ mọi người trên công trường. Bác viết: “Các cô, các chú phải làm mau, làm tốt và đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chúc các cô, các chú lập nhiểu thành tích”

Cùng với Đảng bộ Thanh Hoá và nhân dân trong tỉnh. Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã vận động nhân dân địa phương đóng góp sức người, sức của cho công trường sửa chữa đập Bái Thượng. Huyện đã huy động hơn 5.000 lượt dân công tham gia công trường. Nhân dân các xã Xuân Bái, Thọ Xương, Thọ Thanh, Xuân Dương đã trực tiếp ủng hộ công nhân công trường nhiều tấn thịt lợn, gà, cá, rau, cùng vật liệu làm lán trại, bố trí nơi ăn ở cho cán bộ, công nhân xây dựng đập. Thời gian hàn khẩu đê quai sanh cả công trường tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhiều tấm gương điển hình xuất hiện. Chị Mai Thị Hược thôn Xá Lê [Xuân Minh] đã vác tảng đá 70 kg đầu tiên đặt lên đập quai sanh được bầu là Chiến sỹ thi đua.

Sau 3 tháng khẩn trương thi công, ngày 19 - 12-1954 nước từ hộ thông nông giang sông Chu [Thọ Xuân] đã bắt đầu chảy về các cánh đồng, phục vụ sản xuấtvụ chiêm xuân năm 1955. Trung tuần tháng 3 - 1955 toàn bộ hộ thống nông giang sông Chu đã được khôi phục, 50.000 ha ruộng đất của 6 huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Triệu Sơn, Nông Cống, Quảng Xương được tưới nước cả 2 vụ.

Cùng với việc vận động nhân dân tham gia sữa chữa đập Bái Thượng, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các huyện, nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều đẩy mạnh công tác thuỷ lợi và tích cực khai hoang phục hoá mở rộng diện tích canh tác.Tỉnh chủ trương miễn thuế cho tất cả các loại ruộng đất khai hoang phục hoá để phát triển sản xuất và quy định các huyện nhỏ như Vĩnh Lộc, Hậu Lộc phải đạt 250 mẫu ruộng đất canh tác, các huyện lớn như Thọ Xuân, Nông Cống phải đạt 1.000 mẫu. Phong trào khai hoang phục hoá diễn ra sôi động, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Bộ đội dân quân được huy động vào việc tháo gỡ bom mìn, đảm bảo an toàn chonhân dân sản xuất. Trong 2 năm 1955 - 1956 toàn huyện đã khai hoang 1.000 ha ruộng đất để trồng cây rau màu và câylương thực. Nhờ đó, nông nghiệp phát triển thêm một bước, khó khăn về lương thực giảm dần.

Sau chiến tranh, việc khôi phục và phát triển giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá là yêu cầu cần thiết. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ty Giao thông và các huyện trong tỉnh sửa chữa và mở rộng đường sá, cầu cống, mở rộng giao lưu giữa các miền trong tỉnh và với các tỉnh bạn, theo phương châm: phát huy sử dụng năng lực sẵn có của địa phương, tranh thủ sự chỉ đạo kỹ thuật và cấp vốn của Trung ương, vừa kiến thiết khôi phục, vừa bảo dưỡng thường xuyên.

Nhân dân Thọ Xuân đã tích cực tham gia tu sửa nâng cấp các tuyến đường huyện, xã và mở đường: Mục Sơn - Vạn Mai, Bái Thượng - Cửa Đạt, huy động dân công tham gia mở đường 217 A.

Hàng trăm công nhân là lực lượng lao động của huyện đã tham gia sản xuất công nghiệp và thủcông nghiệp ở Nhà máy giấyLam Son, ở các cơ sở sản xuất đồ gỗ, đan lát. Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Cùng với việc khôi phục phát triển kinh tế, các mặt văn hoá, giáo dục, y tế và các hoạt động xã hội được cấp uỷ quan tâm chỉ đạo.

Ngay sau khi hoà bình lập lại, Thọ Xuân đã sắp xếp lại hệ thống trường lớp, hoàn thành việc xoá nạn mù chữ cho nhân dân lao động.

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục, huyện Thọ Xuân bỏ chương trình giáo dục 9 năm, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 10 năm .

Năm 1955 các trường học ở Thọ Xuân có thêm học kỳ 3, các trường cấp 2 ở một số nơi dồn về huyên lỵ Thọ Xuân thành lập trường cấp II Thọ Xuân.

Thực hiện Chỉ thị số 57 của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác y tế, huyện củng cố, phát triển mở rộng các bệnh xá huyện, trạm xá xã, các tổ đông y, hộ sản, các tổ y tế lưu động phòng trừ các bệnh sốt rét, đau mắt hột và một số bệnh xã hội khác.

Toàn huyên tích cực hưởng ứng phong trào “Sạch làng, tốt ruộng, sạch bản, tốt nưong” do Ty Y tế phát động.

Phong trào văn hoá, văn nghê, thể thao được đông đảo nhân dân tham gia nhiệt tình, phàn ánh khí thế sôi nổi của toàn dân trong sản xuất và xây dựng, góp phần vạch trần tội ác của Mỹ ngụyở miền Nam.

Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ [7 - 5-1954] thực hiên đường lối nhân đạo của Đảng, Thọ Xuân được tỉnh giao nhiệm vụ quản lý nuôi giữ 5.000 tù binh Pháp, một tiểu đoàn ngụy quân, 3 đại đội Tây trắng, lập thành các trại ở Thịnh Mỹ [Thọ Diên], Quần Kênh [Xuân Giang], làng Hón [Thọ Hải]... Cơ quan Huyên đội đã cùng lực lượng quản giáo tuyên truyền giáo dục giác ngộ nhiều tù binh, giúp họ nhận rõ lỗi lầm cải tạo thành người tốt.

Sau khi tiến hành trao trả tù binh Pháp, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá tiếp tục tổ chức đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết tại Sầm Sơn.

Huyện Thọ Xuân đã cùng với các huyện Quảng Xương, Nga Sơn, Đông Sơn, Hoàng Hoá, Nông Công, Thiệu Hoá, Yên Định cung cấp hàng ngàn con trâu, bò, lợn, hàng vạn gà vịt, hàng chục ngàn bộ quần ấo, màn, chăn, áo âm đảm bảo cho đồng bào, chiến sĩ, cán bộ miổn Nam có điều kiện sinh hoạt bình thường.

Tiếp tục hoàn thành triệt để nhiệm vụ dân chủ, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng “, Thọ Xuân thực hiện Luật cải cách ruộng đất của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban bố ngày 4 - 12-1953.

Cải cách ruộng đất ở Thọ Xuân được tiến hành 2 đợt. Đợt đầu [đợt thí điểm] được tiến hành ở 7 xã: Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường, Thọ Nguyên, Xuân Khánh, Xuân Phong, Thọ Lộc [3 xã vùng tả ngạn, 4 xã vùng hữu ngạn sông Chu]. Dưới sự chỉ đạo của Đoàn uỷ cải cách ruộng đất, các đội cải cách ruộng đất phụ trách các xã, đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân, tiến hành ôn nghèo kể khổ, xây dựng rễ chuỗi phátđộng nông dân vạch mặt bọn địa chủ cường hào gian ác. Với phương châm dựa hẳn vào bần - cố nông, đoàn kết với trung nông, liên kết với phú nông đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến tịch thu. trưng thu, trưng mua ruộng đất tài sản chia cho nông dân lao động... Đợt đầu đã quy 350 địa chủ, tịch thu 12.000 mẫu ruộng, 3.000 trâu bò, 55.000 công cụ sản xuất và nhiều tài sản khác chia cho bần, cố, trung nông [đợt đầu cải cách ruộng đấtở Thọ Xuân nằm trong đợt 3 toàn tỉnh].

Đợt 2 cải cách ruộng đất được tiến hành ở các xã còn lại trên địa bàn toàn huyện [đợt này nằm trong cải cách ruộng đất đợt 4 toàn tỉnh]. Hai đợt cải cách ruộng đất, Thọ Xuân đã xoá bỏ triệt đểquan hệ sản xuất phong kiến, giải phóng lực lượng sản xuất, đem lại quyền lợi cho nông dân lao động, mở đường cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Nhưng cải cách ruộng đất kết hợp chỉnh đốn tổ chức đã phạm những sai lầm nghiêm trọng. Doquy định 5% tổng số hộ nông dân là địa chủ nênhàng loạt gia đình không đủ tiêu chuẩn cũng bịquy lên địa chủ. Nhiều gia đình cán bộ, đảng viên có công với cách mạng cũng bị quy lên địa chủ cường hào gian ác. Nhiều cán bộ chủ chốt trong huyện bị tình nghi là phản động, nhiều người bị khai trừ khỏi Đảng, bị bắt tù đầy... Tình hình đó đã ảnh hưởng đến khối đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong nhân dân. Quân thù lợi dụng vào những sai lầm đó tuyên truyền xuyên tạc ảnh hưởng uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng...

Trước tình hình nghiêm trọng đó Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời phát hiện sai lầm, đề ra chính sách sửa sai, Đảng bộ và quần chúng được tổ chức học tập Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - thực hiện cuộc vận động sửa saitrong cải cách ruộng đất.Công việc tuy phức tạp nhưng được sự chỉ đạo chặt chẽ Tỉnh uỷ, Đảng bộThọ Xuân đã tiến hành sửa sai đạt kết quả tốt. Toàn huyện có 1.338 gia đình quy lên địa chủ, trong sửa sai còn lại 597 địa chủ. Hơn 60% giađình bị quy sai được trảlại ruộng đất, tài sản. Cánbộ, đảng viên bị quy sai được trả lại chức vụ vàĐảng tịch, khối đoàn kết toàn dân được củng cố, an ninh chính trị xã hội ổn định.

Sau khi hoàn thành công tác cải cách ruộng đất, khắc phục được một phần hậu quả chiến tranh và thiên tai. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở tiến hành chỉnh đốn tổ chức Đảng.

Đối với Đảng bộ Thọ Xuân, Tỉnh uỷ triệu tập đại biểu của các cơ sở Đảng về Hậu Hiền [xã Thiệu Tâm] để chỉnh huấn chính trị, kiện toàn tổ chức, Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 17 đồng chí và 2 đồng chí dự khuyết. Đồng chí Lê Văn Lữ được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Nguyên Thị Nhẫn làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

Hội nghị xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện là: Phát huy thắng lợi của cải cách ruộng đất, động viên nông dân làm chủ ruộng đồng, hăng hái tăng gia lao động sản xuất, phục hóa tăng vụ, mở rộng diện tích phát triển kinh tế, phát động toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ và tham gia các lớp học bổ túc văn hoá trong toàn huyện. Phátđộng phong tràobồi đắp đê sông Chu, phòng chống lụt bão và mở các chi giang, tiểu câu, mương máng, đưa nước về đồng...

Tiếp đến tháng 10 năm 1956, hội nghị Huyện ủy mở rộng được tổ chức tại xã Thọ Ngọc [thuộc Triệu Sơn hiên nay], đồng chí Trịnh Ngọc Điệt Phó Bí thư Tỉnh ủy về dự và chỉ đạo. Hội nghị xácđịnh nhiệm vụ chính của thời kỳ này là: Thực hiên Nghị quyết 10 của Trung ương Đảng và Thư kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc vận động sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất. Động viên chính trị tư tưởng, minh oan cho những cán bộ bị quy sai thành phần, hoàn trả lại tài sản, bố trí lại chức danh lãnh đạo, nhanh chóng ổn định lại tình hình, ổn định tổ chức, đồng thời phát động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế,hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục đẩy mạnh công tác tu bổ đê điều phòng chống lụt bão, làmthuỷ lợi, chống hạn, mở rộng diện tích cấy lúa, nông dân vào các tổ đổi công, củng cố xây dựng cơ sở giáo dục, y tế , văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 17 đồng chí chính thức và 2 đồng chí dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Hồ được bầu làm Bí thư Huyên uỷ. Đồng chí Phạm Tường, Phó Bí thư làm Chủ tịch UBHC huyện.

Sau hội nghị, Huyện đã phát động chiến dịch “Toàn dân ra quân đắp đê”. Hàng ngày có từ 3.500 đến 5.000 người, đợt cao điểm có tới 10.000 lao động trên công trường. Ngoài lực lượng thanh niên, dân công, còn có các cụ trên 60 tuổi cũng xung phong tham gia đắp đê, nhiều phụ nữ trực tiếp gánh đất đắp đê, hoặc phục vụ công trường. Các xã Phú Yên, Xuân Tín, Xuân Lai, Xuân Khánh, Xuân Thành, Hạnh Phúc, Thọ Hải... đã ủng hộ hàng ngàn tấn gạo, thịt cho dân công. Các lực lượng quân đội [Sư đoàn 330] đóng trên địa bàn huyện cũng tích cực tham gia đắp đê.

Sau hơn một năm, tuyến đê sông Chu với chiều dài 20 km được bồi trúcvà nâng cao, hai bờ tả ngạn [từ Thọ Lập đến xã Thọ Trường], hữu ngạn [từ Thọ Diên xuống đến Xuân Khánh] thành đê to, vững chắc được kè hàng triệu mét khối đất đá, những nơi xung yếu hay sạt lở được xử lý triệt để. Nhờ làm tốt công tác đắp đê, hàng chục trận lụt lớn xảy ra, tính mạng, tài sản, mùa màng của nhân dân vẫn được bảo vệ an toàn.

Trong kháng chiến chống Pháp, huyện Thọ Xuân đã xây dựng hàng trăm tổ đổicông. Những năm hoà bình lập lại việc xây dựng tổ đổi công đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện. Nông dân đã đoàn kết sản xuất, áp dụng kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất. Những năm 1957 - 1958, phong trào xây dựng tổ đổi công lan rộng; toàn huyện đã xây dựng được 1.987 tổ đổi công, chiếm 80% tổng số hộ gia đình nông dân tham gia. Tổ đổi công Trịnh Xuân Bái, xã Xuân Thành có nhiều thành tích thâm canh, tăng vụ nâng caonăng suất, sản lượng lúa và hoa màu. Ông Trịnh Xuân Bái được tham dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1958.

Trên cơ sở nền móng các tổ đổi công, một số nơi chuyển lên xây dựng hợp tác nông nghiêp. Năm 1958 HTX Thắng Lợi [Xuân Thành] ở Thọ Xuân được xây dựng để rút kinh nghiệm nhân rộng ra các điểm khác. Đây là HTX nông nghiệp đầu tiên ở Thọ Xuân.

Đi đôi với việc thành lập HTX nông nghiệp, HTX mua bán, tín dụng cũng được xác lập ở một số cơ sở.

Năm 1957 do yêu cầu của phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, HTX mua bán huyện được hình thành ở ba khu vực trung tâm: thị trấn Thọ Xuân, Tứ Trụ, Neo do hàng ngàn hộ nông dân đóng góp cổ phần.

Sự nghiệp giáo dục cũng được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Năm 1958 giáo viên cấp I tập trung về tỉnh, giáo viên cấp II, III tập trung vềHà Nội học tập chủ trương xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Quyết tâm của Huyện uỷ, UBHC huyện là đẩy manh công tác xoá mù, mở rộng Bình dân học vụ trong toàn huyện. Nhiều xã trong huyện đã làm tốt. Xã Xuân Thành, Xuân Minh, Xuân Bái được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động về thành tích chống mù chữ. Toàn huyện có 108 cán bộ xã, 2.480 giáo viên được tặng Huy hiệu chiến sỹ Bình dân học vụ.

Để nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tỉnh tăng cường cho huyện Thọ Xuân 70 giáo viên chuyên trách Bổ túc văn hoá. Ban đầu tập trung mở lớp ở các xã Xuân Thành, Thọ Nguyên, Bắc Lương, Xuân Lai, Xuân Minh, Xuân Vinh. Đến năm 1958 huyện mở trường Văn hoá tập trung tại xã Nam Giang, sau này chuyển vềHạnh Phúc. Trường đã đào tạo hàng trăm cán bộ chủ chốt cho huyện và xã.

Tháng 5 - 1958 Đại hội đại biểuĐảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ V được tổ chức tại đình làng Thôn A, xã Xuân Quang, đồng chí Ngô Đức, Phó Bí thư Tỉnh uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đã biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện giành được, tâp trung bàn định nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ trong nhiêm kỳ là: cải cách xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp và thợ thủ công, đưa nông dân từ làm ăn riêng lẻ đi dần vào tổ đổi công, rồi tiến lên HTX nông nghiệp bậc thấp, tiến lên HTX nông nghiệp bậc cao, hợp tác hoá phải gắn liền với cơ giới hoá và thủy lợi hoá.

Đối với thương nghiệp, Đảng bộ đề ra chủ trương thành lập các HTX mua bán và HTX tín dụng, thành lập các HTX tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho thợ thủ công.

Đại hội xác định nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chính trị là : Đảng bộ phải tập trung xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cánbộ,đảng viên vững mạnh, Đại hội đãbầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá V, gồm 19 đồng chí, đồng chí Phạm Tường được bầu làm Bí thư, đồng chí Hồ Sĩ Nhân làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBHC huyện.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp ở Thọ Xuân trở thành phong trào rộng lớn đều khắp. Từng xã tiến hành tổ chức cho nông dân học tập Điều lệ Hợp tác xã và đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về hợp tác hoá nông nghiệp.

Huyện thành lập Ban chỉ đạo để tuyên truyền giáo dục hướng dẫn nông dân gia nhập HTX, chọn HTX Thắng Lợi [Xuân Thành] và HTX Cộng Hoà [Thọ Ngọc] làm điểm chỉ đạo chính và 4 điểm phụ: Đông Phương Hồng [Thọ Hải], Đại Long [Xuân Quang], Hồng Kỳ [Xuân Thọ], Thu Đông [Xuân Thịnh].

Qua hai đợt phát động, đợt 1 từ cuối năm 1958 đến đầu năm 1959 ở 6 xã đã có 621 hộ nông dântự nguyện nộp đơn vào HTX. Đợt 2 vào cuối năm 1959 ở 12 xã có 4.281 hộ nông dân vào HTX.

Để thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hộì chủ nghĩa, từ ngày 5 đến ngày 15 - 4 -1959 Tỉnh uỷ tiến hành tổ chức Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh. Nghị quyết Hội nghị ghi rõ : tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảngbộ tỉnh, tháng 12 năm1959, Đại hội đại biểu Đảngbộ huyện lần thứ VI được khai mạc tại thôn Cộng
Hoà xã Thọ Ngọc [Triệu Sơn], đồng chí Lê ThếSơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đề ra nhiệm vụ trọng tâm của huyện là: Tĩếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, phấn đấu đến năm 1960 - 1961 có từ 90% số hộ nông dân tự nguyên gia nhập HTX nông nghiệp.

Đại hội được nghe một số háo cáo điển hình vê xây dựng HTX của HTX Cộng Hoà [Thọ Ngọc], Thắng Lợi [Xuân Thành], Bát Căng [Thọ Nguyôn], Đại Long [Xuân Quang], HTX Cộng Hoà [Thọ Ngọc] có phong trào sản xuất giỏi và các mặt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của quần chúng phát triển khá tốt, được nhiều đơn vị trong huyện và các huyện bạn đến tham quan học tập. Hợp tác xã Cộng Hoà đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đại hội đề cập vấn đề đẩy mạnh phát triển sản xuất, phục hóa tăng vụ, chú trọng công tác thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, cải tiến công cụ sản xuất, phát động nhân dân đóng góp cổ phần xây dựng hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng, đẩy mạnh công tác giáo dục, y tế, văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao...

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 17 Ủy viên chính thức và 2 Ủyviên dự khuyết.Đồng chí Phạm Tường được bầu làm Bí thư, đồng chí Trịnh Xuân Lưỡng làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch huyện.

Thấm nhuần tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng hộ huyện lần thứ VI, năm 1960 phong trào thi đua, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã diễn ra sôi nổi trên địa bàn huyện.

Phong trào xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp phát triển rộng khắp ở 36 xã. 100% gia đình cán bộ, đảng viên tự nguyện làm đơn gia nhập HTX.

Trong cải tạo công thương nghiệp, Đảng bộ chỉ đạo các ngành tập trung ở 3 khu vực: thị trấn Thọ Xuân, phố Đầm [Xuân Thiên], Bái Thượng [Xuân Bái] đưa gần 2.000 lao động tiểu thương nghèo vào HTX và thành lập 5 HTX thủ công nghiệp: HTX Tương Lai làm thảm xuất khẩu, HTX Nông cụ, HTX may Trường Xuân, HTX Đông Xuân làm mành xuất khẩu, HTX Minh Tiến [sau chia thành 2 HTX là Minh Thành và Quyết Thắng].

Năm 1960, 3 cơ sở Nông - Bắc - Dược được nhập thành HTX mua bán huyện. Với tổng số cán bộ, nhân viên là 280 người, đảm nhiệm việc thu mua nông - lâm sản - thực phẩm - rau đậu của nông dân ở các vùng và bán phân phối các mặt hàng thương nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu dùng.

Sự nghiệp giáo dục ở Thọ Xuân trong những năm 1959 - 1960 phát triển mạnh. Toàn huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ. Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa, phong trào học tập và làm theo Bắc Lý diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là trường Phổ thông cấp II Bắc Lương có phong trào làm đồ dùng phục vụ tốt cho việc dạy và học, giáo viên có nhiều giờ dạy tốt, học sinh có phong trào "Hàng cây em nuôi" và "Đường làng em sạch ", trường Thọ Nguyên với phong trào" Đội học tốt làm tốt ", trường Xuân Thành nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến, trường cấp I Thọ Hải điển hình về vở sạch, chữ đẹp, về lao động thể dục - vệ sinh, thường xuyên nề nếp.

Thời kỳ này Phòng Giáo dục huyện Thọ Xuân được thành lập, có sự tổ chức quản lý chuyên ngành giáo dục phát triển lên những đỉnh cao mới.

Năm học 1960 - 1961 hầu hết các xã mở lớp học Bổ túc văn hóa cấp I, cấp II, có hàng ngàn học viên được theo học. Trong đó đa số là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên.

Cùng với học văn hóa , Đảng bộ chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho bộ, đảng viên và quần chúng. Nâng cao nhận thức về Cách mạng xã hội chủ nghĩa, và xây dựng quyết tâm chống Mỹ cứu nước.

Đảng bộ đã tích cực đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc, triển khai thực hiện triệt để các cuộc vận động lớn của tỉnh như: “Ba xây - Ba chống”, “Cải tiến quản lý hợp xã”, “Đẩy mạnh các biện pháp khoa học thủy lợi ".

Bằng sự Đàng sự nỗ lực phấn đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân đã thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm lần thứ nhất và lần thứ hai [1955 - 1957, 1958 - 1960] hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, cải tạo xã hội chủ nghĩa. Với thành tích đạt được, Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân vững bước chuyển sang thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

II- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THI ĐUA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT [1961 - 1965]

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 05 đến 10 - 9 - 1960, định ra đường lối Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất đất nước.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đôi với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Muốn đạt được mục tiêu ấy, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng và văn hoá, về khoa học kỹ thuật, biến nước ta thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến.

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V [từ ngày 25-2 đến 5-3-1961]. Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch 3 năm [1958 - 1960], đề ra chủ trương biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 - 1965] và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đại hội đã khẳng định: Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân trong tỉnh đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra nhiều khả năng mới, các ngành kinh tế, văn hoá bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh và có chiều hướng ngày càng tiến bộ, khối đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố, chính quyền các cấp ngày càng được tăng cường, Đảng bộ được rèn luyện là yếu tố quyết định mọi thắng lợi.

Từ thực tế cách mạng trong tỉnh, Đại hội đã quán triệt sâu sắc đường lối Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra. Chuyển hướng mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ mạnh về chính trị - tư tưởng - tổ chức.

- Củng cố khối đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh đấu tranh giữa 2 con đường, củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên cả 3 vùng, chú trọng khu vực miền núi, nâng cao tổng sản lượng lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất công nghiệp, đảm bảo đủ hàng tiêu dùng cho nhân dân. Đồng thời tích cực phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng, hoàn thành từng bước mục tiêu kinh tế, vãn hoá, xã hội của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

- Ra sức củng cố quốc phòng, sẵn sàng đập tan âm mưu thủ đoạn thâm độc của Mỹ - Diệm, bảo vệ miền Bắc, đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Đường lối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V đã được triển khai kịp thời rộng khắp. Toàn tỉnh dấy lên phong trào thi đua sôi nổi mạnh mẽ nhằm thực hiện 3 cuộc cách mạng “Cách mạng về quan hệ sản xuất, Cách mạng khoa học kỹ thuật, Cách mạng tư tưởng văn hoᔠtrong đó Cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.

Ngày19-5-1961 Ban thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết phát động phong trào “Thi đua đuổi kịp và vượt Hợp tác xã Đại Phong” nhằm thúc đẩy các HTX trong tỉnh tiến nhanh - mạnh trên mọi lĩnh vực.

Hưởng ứng phong trào thi đua sôi nổi của nhân dân trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyên Thọ Xuân đã cố gắng vượt bậc trong việc thực hiên hợp tác hoá nông nghiệp.

Cuối năm 1961, việc cải tạo nông nghiệp theo hình thức HTX bậc thấp ở Thọ Xuân đã căn bản hoàn thành, toàn huyện xây dựng được 293 HTX với 98,2% số hộ vào HTX. Đầu năm 1962 có 98,69% số hộ vào HTX, 96% đất đai đưa vào làm ăn tập thể, xây dựng 116 HTX từ bậc thấp lên bậc cao [tức là HTX liên xóm liên thôn]. Thực hiên công hữu hoá toàn diện trâu, bò, ruộng đất. Nhiều HTX đã công hữu vườn cây, ao cá, vườn chè, đồi luồng...

Việc xây dựng HTX bậc cao thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư khoa học kỹ thuật, xác lập quan hệ sản xuất và quan hê xã hội mới ở nông thôn. Tạo ra bướcchuyển biến tiến bộ trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.

Tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua đuổi kịp và vượt Đại Phong do UBHC tỉnh tổ chức ngày 16-10-1961, HTX Xuân Lai đã được công nhận là “ Lá cờ đầu” về cải tiến nông cụ, chứng tỏ sự trưởng thành và tiến bộ của nhân dân huyện nhà.

Cùng với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, nông dân Thọ Xuân hưởng ứng chủ trương của Đảng, hăng hái tham gia mua cổ phần gia nhập HTX mua bán và HTX vay mượn tín dụng đạt 90%.

Năm 1961, nhờ sự chuyển đổi nhiều mặt trong sản xuất nông nghiệp nên cả 3 vụ lúa [màu] đều được mùa, bình quân mức thu nhập lương thực của nông dân toàn huyện đạt trên 300 kg/đầu người, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, diện hộ thiếu đói được thu hẹp, đời sống văn hoá, tinh thần đang dần được nâng cao. Quan hệ sảnxuất [mới] cơ bản được xác lập. Chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ. Tạo ra những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân.

Đặc biệt: Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, Đảng bộ nhân dân Thọ xuân đã tạo ra sự biến đổi căn bản trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, thể dục thể thao.

Toàn huyện đã xây dựng mở rộng hệ thống trường lớp [mỗi xã xây dựng 1 trường cấp I, trường cấp II, toàn huyện xây dựng mở rộng trường cấp III] đảm bảo cho con em đồng bào các dân tộc học tập. Phong trào thi đua xây dựng trường lớp và giảng dạy học tập đạt chất lượng cao được tỉnh đánh giá là một trong những huyện dẫn đầu. Hệ thống bệnh viện, bệnh xá trong huyện được đầu tư xây dựng mới, được trang bị thuốc men và phương tiện chữa bệnh chăm lo sức khoẻ cho toàn xã hội. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng và chất lượng cao: toàn huyện xây dựng 6 đội bóng chân giày, 23 đội bóng chân đất, 18 đội bóng chuyền. Các đội bóng chân giày Thọ Xuân đã từng thi đấu với các đội bóng của tỉnh trình độ chiến kỹ thuật không thua kém.

Các môn điền kinh: chạy, bơi lội đã từng đoạt giải cao trong các kỳ hội thao do tỉnh tổ chức. Sự nghiệp văn hoá - xã hội phát triển đã góp phần đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN.

Trong không khí phấn khởi của nhân dân huyện nhà, tháng 12-1962 Đại hội đại biểu Đảng bộ Thọ Xuân lần thứ VII đã diễn ra. Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh Bí thư Tỉnh uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đề ra nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp theo là: xây dựng củng cố tổ chức Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường sự đoàn kết trong Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, thành lập các Đảng uỷ xã và mở các lớp đối tượngkết nạp đảng viên 6/1 nhằm trẻ hóa đội ngũ đảng viên...

Về nông nghiệp, Đại hội chỉ rõ: Củng cố HTX, phát triển toàn diện, vững chắc, chú trọng cải tiến quản lý HTX đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, tích cực thâm canh tăng vụ nâng cao năng suất và tổng sản lượng lúa và cây trồng. Tổ chức làm ruộng thí điểm [cấy thẳng hàng], đưa giống lúa có năng suất cao [như Mộc Tuyền, Quyết Thắng, Quyết Tiến, Nam Ninh] vào gieo trồng... Đẩy mạnh phong trào thi đua làm phân bùn ao, phân bắc, phân xanh, bèo hoa dâu. Thực hiện “sạch làng tốt ruộng”. Tổ chức phong trào làm thuỷ lợi, đào đắp kênh mương tưới tiêu khoa học, chủ động chống úng chống hạn. Cải tiến công cụ sản xuất [cày cải tiến, cày 51, bừa trục, bừa cỏ Nghệ An, xe cải tiến]. Phát triển chăn nuôi bảo vệ đàn gia súc, đảm bảo sức kéo và sinh sản. Thành lập xưởng Công nông [nông cụ] có mộc, rèn, cơ khí, sản xuất công cụ cầm tay, xe cải tiến phục vụ sản xuất cho nông dân... Tích cực phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng, hoàn thành từng bước mục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Về an ninh - quốc phòng: Nâng cao cảnh giác cách mạng, củng cố an ninh quốc phòng, sẵn sàng đập tan âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động, góp phần đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 19 đồng chí [có 2 đồng chí là Ủy viên dự khuyết], 9 đồng chí là uỷ viênThường vụ. Đồng chí Trịnh Xuân Lưỡng được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Đồng chí Lê Văn Lữ, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã có tác dụng to lớn, thúc đẩy các phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Tháng 7 - 1963, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần thứ VI tiếp tục chỉ đạo toàn dân thi đua hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Tháng 11-1963, Thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghi quyết về “Cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”.

Triển khai chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ các cấp, Huyện ủy Thọ Xuân đã tổ chức chỉ đạo nhân dân toàn huyện tiến hành các phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự...

Từ đầu năm 1962 Huyện uỷ đã chọn HTX Thắng Lợi [Xuân Thành] làm đơn vị chỉ đạo điểm về cải tiến quản lý HTX nông nghiệp. Quá trình tiến hành HTX Thắng Lợi đã thực hiện cải tiến quản lý sản xuất, quản lý tài vụ, xác định đúng mức khoán, thực hiện phân phối sản phẩm theo lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công cụ sản xuất, đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, tưới tiêu chủ động khoa học, đẩy mạnh làm phân bón, nâng cao trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng và giải phóng đôi vai [bằng các xe cải tiến]. Do cải tiến quản lý, HTX Thắng Lợi đã trở thành đơn vị dẫn đầu toàn huyện và được Huyện uỷ đúc kếtkinh nghiệm chỉ đạo phong trào cải tiến quản lý HTX nông nghiệp trên địa hàn toàn huyện.

Giữa lúc phong trào thi đua sôi nổi đang diễn ra trên mọi lĩnh vực, tháng 6-1962 Đảng bộ và nhân dân huvện Thọ Xuân vinh dự được đón đồng chí Lê Duẩn về thăm. Đồng chí đến thăm đồng ruộng, làng xóm HTX Thắng Lợi [Xuân Thành], biểu dương thành tích trong lao động sản xuất và thực hiện cải tiến quản lý HTX. Đồng chí mong rằng Thọ Xuân sẽ có nhiều điểm sáng như Thắng Lợi [Xuân Thành] và phấn đấu đưa năng suất lúa, hoa màu cao hơn nữa...

Đáp ứng niềm mong muốn của đồng chí Lê Duẩn, những năm 1962 - 1965 HTX Thắng Lợi [Xuân Thành] đã phấn đấu đi lên toàn diện trở thành đơn vị Anh hùng Lao động.

Từ sau trận lụt lớn năm 1954 đến đầu năm 1960, Thọ Xuân đào đắp hàng triệu mét khối đất đá, tu sửa nâng cấp hoàn thiện các tuyến đê sông Chu, sông Cầu Chày và sông Hoàng. Nhân dân các địa phương, chuẩn bị đất dự trữ, phương tiện, lực lượngphòng chống lụt bão. Nhờ vậy, trận lụt lớn năm 1962 các tuyến đê không hề bị sụt lở, mùa màng, tài sản, tính mạng của nhân dân trong huyện được an toàn.

Cùng với đắp đê, phòng chống thiên tai, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân không ngừng tiến công mạnh mẽ trên mặt trận thuỷ lợi. Nhiều công trình thuỷ lợi trọng điểm được tập trung xây dựng, tu bổ, hàng trăm con mương tiểu câu được đào đắp đưa nước vào đồng ruộng. Trạm bơm Xuân Vinh xây dựng hoàn thành đã tưới nước cho các xã Thọ Trường, Xuân Vinh, Xuân Tân, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Minh. Đào đắp hệ thống kênh mương [mới] dẫn nước tưới cho các xã Thọ Tân, Thọ Dân, Xuân Lộc, Xuân Thịnh. Xây dựng hệ thống thuỷ nông Cầu Nha phục vụ nước tưới cho các xã vùng tả ngạn [sông Chu]. Đào đắp hệ thống mương tiêu thuỷ chống úng, đào kênh Trường Giang ra đồng Ba Chạ. Đắp tiểu câu dẫn nước tưới cho vùng Thọ Xương. Xẻ tiểu câu đưa nước tưới cho vùng giáo Bích Phương, Ngọc Lạp.

Chỉ tính trong năm 1962, toàn huyện đã động viên 1.5 triệu ngày công, hoàn thành đào đắp 2 triệu mét khối đất đá trên các công trường nông giang, chi giang 6, đê sông Chu, sông Mực...

Do làm tốt công tác thuỷ lợi, Thọ Xuân đã chuyển được 1.000 ha đất hoa màu sang sản xuất lúa [2 vụ], chủ động tưới tiêu cho cây trồng.

Năm 1963 Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về công tác thuỷ lợi.

Năm 1964 - 1965 Thọ Xuân tiếp tục huy động lực lượng lớn [với hàng ngàn lượt dân công, vật tư kỹ thuật, lực lượng cơ giới] tập trung vào đắp thêm 2 km đê bao quanh thị trấn Thọ Xuân phòng tránh lũ. Xây lắp cống ba cửa, cùng cống tiêu thuỷ, rút nước ngập úng từ cánh đồng Ba Chạ. Tuy phải hy sinh cục bộ một phần diện tích đất đai của xã Xuân Trường, Thọ Hải, thị trấn Thọ Xuân nhưng đã có tác dụng cứu úng cho hàng ngàn ha đồng ruộng của vùng Triệu Sơn

Nhờ làm tốt công tác đắp đê phòng chống lũ lut, xây dựng mở mang công trình thuỷ lợi, Tho Xuân đã giải quyết tốt việc chống úng, chống hạn, góp phần vào việc cải tạo đồng ruộng, nâng cao trình độ thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, bảo vệ an toàn mùa màng, tài sản, tính mạnh nhân dân. Góp phần đẩy lùi đói nghèo, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hôi.

Để tiếp tục chỉ đạo nhân dân toàn huyện phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 - 1965]. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII được tiến hành trong 3 ngày: từ ngày 21 đến ngày 23-3-1963. Đồng chí Nguyễn Trong Vĩnh, Bí thư Tinh Uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đã đánh giá các mặt thành công và hạn chế trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, trong xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị, đời sống xã hội... Công bố việc Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đại hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, tăng trưởng, đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, chuyển một số HTX nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao, bồi dưỡng đội ngũ bộ phận sản xuất, cán bộ HTX, củng cố phong trào hợp tác sử dụng, thực hiện 3 khoán: Khoán cho nhóm, công việc, công ty điểm. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công việc thương mại, tài chính, ngân hàng.Nâng cao trình độ, dân trí, sức khỏe, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh, thể dục thể thao. Nâng cao giác ngộ chính trị cho bộ phận và nhân dân, mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng lực lượng vững chắc, sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến.

Tăng cường giáo dục và nâng cao chất lượng, chú ý phát triển trẻ, xây dựng chi bộ Đảng ở nông thôn phát triển toàn diện và vững chắc.Nâng cấp đời sống nhân dân nhằm mục đích hoàn thành lợi ích của Đảng và Nhà nước trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 - 1965]. Đại hội bầu Ban chấp hành đảng bộ gồm 21 ủy viên chính thức, 2 Ủy viên dự khuyết, 9 Ủy viên thường vụ, đồng chí Nghiêm Quý Ngãi được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Lê Văn Lữ làm Phó Bí thư Chủ tịch huyện.

Trong những năm 1963 - 1964, cuộc vận động cải tiến công việc quản lý HTX,cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp bước vào giai đoạn củng cố và đưa HTX nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao. Cải tiến hệ thống thủy lợi, tưới tiêu khoa học, đắp bờ vùng, bờ thửa, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất [Nông nghiệp 8, Nông nghiệp 5, Khe nam lùn], thay vụ chiêm bằng vụ lúa xuân, thêm vụ màu, mở rộng dịch vụ, tích cực phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng. HTX Đông Phương Hồng là một trong những đơn vị có trình độ thâm canh tăng năng suất lúa đã được bác học Lương Đình Của chọn làm điểm chỉ đạo sản xuất các loại lúa mới để nhân rộng trên địa bàn nhiều tỉnh.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp khoa học kỳ thuật vào sản xuất, Thọ Xuân đã thành hình điển hình của tỉnh trong phong trào thi đua 5 tấn vàHTX Thắng Lợi [Xuân Thành] và HTX Đông Phương Hồng [Thọ Hải] ngọn cờ tiêu biểu về thâm canh tăng năng suất lúa. Năm 1964 đạt 6,6 - 6,8 tấn thóc/ha.

Tại Thọ Xuân, trong 3 ngày [từ 15 đến 17-6-1964] Tỉnh ủy, UBHC tỉnh mở hội nghị tổng kết kinh nghiệm thâm canh, tăng năng suất của HTX Đông Phương Hồng.Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương và các đại biểu tỉnh bạn, các nhà khoa học đã tham gia Hội nghị.

Tổng hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh khen ngợi Đông Phương Hồng có một chi bộ mạnh, với 24 đảng viên, tỷ lệ nữ khá [8 đồng chí] đội ngũ cán bộ hái nhiệt tình, có tinh thần cách mạng tiến công.Đồng ruộng của Đông Phương Hồng có hệ thống kênh mương máng hoàn chỉnh, chủ động tưới tiêu khoa học, bờ vùng, bờ thửa thẳng hàng vững chắc trông đẹp mắt.Từ kinh nghiệm thực tế sinh động sáng tạo này, mong rằng Đông Phương Hồng sẽ còn tiến mạnh hơn nữa ...

Từ sau hội nghị tổng kết tại Thọ Xuân, phong trào nhanh chóng và vượt qua Đông Phương Hồng đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn tỉnh.

Năm 1963 - 1965 thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy về "Cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi", năm 1962 Đảng bộ đã phát động nhân dân ở một số xã đi khai hoang xây dựng quê hương mới ở vùng trung du của huyện.

Ở Thọ Xuân có 54 xã với 293 HTX nông nghiệp, ruộng đất bình quân trên dưới 2 sào/khẩu. Một số xã dân số đông, đất sản xuất nông nghiệp ít nhưXuân Yên, Phú Yên, Tây Hồ, Xuân Thành, Xuân Khánh, Hạnh Phúc bình quân chỉ trên dưới 1 sào/khẩu.Vì thế nhiều vùng dân cư phải chợ búa ngược xuôi.Trong khi ở vùng trung du dân cư thưa thớt, đất đai màu mỡ, diện tích bỏ hoang nhiều.Vì thế tổ chức cho nhân dân một số xã mật độ dân số cao xây dựng vùng kinh tế mới là việc làm cần thiết để thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ.Với phương châm: Vừa tiến hành thực hiện vừa mở rộng diện tích sản xuất, bố trí lại dân cư, phân bổ lao động phù hợp giữa các vùng kinh tế trong huyện, vừa xây dựng quê hương mới, phát triển kinh tế - văn hóa vùng trung du của huyện và đi xây dựng kinh tế mới ở các huyện miền núi Thanh Hóa. The Thực hiện tốt chủ trương trên, Đảng bộ chỉ đạo các cấp, các tổ chức ngành cho nhân dân học tập, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc "khai hoang xây dựng phát triển vùng kinh tế mới"

Buớc đầu đưa ra thanh niên đi khai phá, sau đó đưa các hộ gia đình đến làm nhà cửa, tiếp tục khai phá đất đai tổ chức sản xuất.Thực hiện chính sách khuyến khích giúp đỡ đồng bào đi khai hoang, đồng thời phát động nhân dân ở địa phương đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn buổi đầu.

Đồng chí Chủ tịch xã Tây Hồ đã cùng gia đình và 20 hộ vào Đồng Cáo xã Thọ Bình khai hoang xây dựng HTX mới. Đồng chí Chủ tịch xã Xuân Yên cùng gia đình và 19 hộ gia đình ở làng Mác, làng Quảng [Thọ Bình] khai hoang thành lập HTX. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Phú Yên cùng gia đình và 25 hộ gia đình đến Đồng Chó xā Xuân Cẩm, Xuân Dương khai hoang thành lập làng mới. Đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thành cùng gia đình và 25 hộđến xã Ngọc Phụng khai hoang thành lập HTX [nay thuộc huyện Ngọc Lặc]. Đồng chí chủ nhiệm HTX Hồng Kỳ xã Xuân Bái tình nguyện đem 32 hộ sang Thường Xuân khaihoang thành lập HTX Tân Lập [trong đó có 8 hộ thương nghiệp ở Bái Thượng]. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Thọ Diên cùng 22 hộ đivề 2 xã Cao Thịnh và Thái Sơn [Ngọc Lặc] khai hoang phát triển kinh tế. Xã Thọ Nguyên đã tích cực vận động được 68 hộ = 237 nhân khẩu đi định cư khai hoang tại Thường Xuân và Ngọc Lặc.

Từ năm 1962 đến năm 1964, 18 xã đông dân cư như Xuân Yên, Phú Yên, Xuân Thiên, Xuân Khánh, Hạnh Phúc, Tây Hổ, Xuân Lai, Thọ Trường, Thọ Nguyên ... đã vận động gần 500 hộ, gồm 1.680 khẩu đi xây dựng quê hương mới tại các xã Phùng Giáo, Kiên Thọ [Ngọc Lặc], Khe Hạ, Xuân Cao, Xuân Cẩm [Thường Xuân], Thọ Bình, Thọ Sơn [Triệu Sơn], Xuân Thắng, Xuân Phú [Thọ Xuân]. Đã khai hoang đưa vào sản xuất 560 ha đất, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá tốt. Riêng xã Thọ Nguyên đã vận động 68 hộ gồm 237 khẩu đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới.

Các gia đình đi khai hoang xây dựng quê hươngmới tích cực phấn đấu được chính quyền và nhân dân địa phương giúp đỡ tận tình, nhờ đó đời sống kinh tế,văn hóa dần dần phát triển, nhiều khu vực khai hoang lập làng mới trở thành vùng kinh tế trù phú.Nhiều HTX khai hoang trở thành mô hình tốt về tổ chức sản xuất.

Năm 1961-1962 ngành Thương mại phát triển mạnh, Huyện chủ trương phân chia thành các cửa hàng ăn uống, thực phẩm, bách hóa và mua bán tập thể. Mở thêm một số quầy, cụm thu mua nông sản, thực phẩm làm đại lý cho Mậu dịch quốc doanh.

Năm 1963, nhân dân trong huyện đã bán cho Nhà nước trên 800 tấn nông sản các loại, cung cấp nguyên liệu cho một số nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện, xuất khẩu một số mặt hàng. Khai thác trên 9.000 mét khối gỗ và hơn 1,5 triệu cây luồng, nứa cung cấp cho các công ty trong huyện ...

Huyện chỉ đạo ngành Tài chính, Thương nghiệpthực hiện cuộc vận động “Ba xây, Ba chống”. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cần kiệm, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động sản xuất và công tác. Kiên quyết định chống tham ô và lãng phí, quan liêu. Nâng cao quan điểm phục vụ. Khắc phục xu hướng kinh doanh đơn thuần, thiếu tính hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Huyện chủ trương đào tạo tổ chức bố trí từ 25 đến 30% lao động trong các HTX nông nghiệp làm các ngành nghề tiểu thủ, hướng tới xây dựng các HTX tiểu thủ công nghiệp vào đầu năm 1970. Nhằm giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội.

Năm 1962 ngành Giáo dục Thọ Xuân được vinh dự đón Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Bộ trưởng đã đi thăm một số trường tiêu biểu: Thọ Hải, Thọ Nguyên, Thọ Lâm, Phú Yên, Xuân Minh, Xuân Hoà, Bắc Lương, và khen ngợi sự nghiệpgiáo dụcở Thọ Xuân đã xây dựng được nhiều trường tiên tiến, làm cho sự nghiệp giáo dục trở thành sự nghiệp chung của Đảng bộ, nhân dân toàn huyện. Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân đã đầu tư xây dựng mở rộng lớp hệ thống trường lớp, mua sắm trang thiết bị học tập đảm bảo cho thanh thiếu niên trong huyện có điều kiện học tập phát triển tài năng.Số lượng học sinh năm sau cao hơn năm trước.

Tính đến năm 1962, toàn huyện có 9.617 học sinh vỡ lòng, có 20.022 học sinh cấp I với 56 trường 482 lớp, có 2.011 học sinh cấp II với 7 trường 62 lớp, có 597 học sinh cấp III với 12 lớp. Bổ túc văn hóa cấp I có 5.371 học viên, cấp II có 1.709 học viên, cấp III có 180 học viên. Năm 1962, huyện thành lập thêm 3 trường phổ thông chức năng ở Xuân Lập, Thọ Hải, Xuân Thịnh. Học viên được học văn hóa hết cấp II, vừa học văn hóa, vừa thực hiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, văn hóa, thể dục thể thao được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động.

Hệ thống bệnh viện huyện, tạm xá xã cung cấp đầy đủ thuốc men và phương tiện chữa bệnh. Đội ngũ thầy thuốc được tăng cường về số lượng và được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; khả năng chữa bệnh. Trạm xá xã trồng 45 loại thuốc nam chữa bệnh thông thường và kết hợp đông - tây y trong chuẩn đoán và điều trị bệnh tật.

Huyện chỉ đạo xây dựng, cùng cố và đầu tư kinh phí hoạt động cho các đội văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền. Nhờ đó phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng phát triển mạnh, góp phần động viên các tầng lớp nhân dân tích cực xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội trên què hương thân yêu của mình.

Kiên quyết đập tan âm mưu chống đối của các thế lực thù địch, dưới sự chỉ đạo của Huyện Ủy, quân và dânThọ Xuân đã kết hợp công an đập tan tổ chức phản động do Lường Mạnh Huân cầm đầu.

Lường Mạnh Huân quê xã Hoàng Lưu, huyện Hoằng Hóa.Trong kháng chiến chống Pháp, y tham gia tổ chức phản động "Liên tôn diệt cộng", cải cách ruộng đất bị quy thành phần địa chủ phản động, bị kết án 5 năm. Y đã trốn ra Hà Nội, lên Sơn La chui vào cơ quan Nhà nước, sau đó trở về Hoằng Hóa tiếp tục con đường chống phá cách mạng. Y đã liên hệ với phản động tổ chức cái gọi là “Đảng Cách mạng quốc gia Việt Nam” xây dựng chân rết tổ chức ở các huyện: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh, Yên Định, Hoằng hóa, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc ...

Tại Thọ Xuân: Năm 1959, Huân đến xứ đạo Phúc Địa [Quảng Phú] liên hệ với một số phần từ phản động gây dựng cơ sở. Sau đó sang khu Hữu Lễ liên lạc Lý Xuân xây dựng cơ sở ở khu vực đồng bào Mường thuộc các xã giáp ranh 2 huyện Thọ Xuân - Ngọc Lặc. Sau đó mở rộng các lớp nói trên.

Đến tháng 4 - 1962 tổ chức phản hồi Lường Mạnh Huân đã xây dựng được 1l chi bộ, gồm 157 cấp viên, sau đó phát triển lên 347 đảng viên và mở rộng hoạt động ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Riêng Thọ Xuân và Ngọc Lặc tay chân của họ đã được bầu vào Ban chấp hành của huyện.

Chủ trương của chúng thời kỳ đầu không hoạt động vũ trang mà chỉ xây dựng tổ chức và tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, tìm cách mua chuộc, cưỡng ép, tha hoá cán bộ ... Chúng cấu kết Mỹ - ngụy ở Sài Gòn thông qua con đường liên hệ với quán sứ của Diệm ở Viên Chăn [Lào] xin vũ khí, phương tiện chiến tranh và người chỉ đạo.

Được nhân dân địa chỉ theo dõi phát hiện và trình báo,Ty Công an tỉnh đã điều tranắm bắ âm mưu thủ đoạn và hoạt động của chúng. Ngày 26-3-1962 quyết định thành lập chuyên án T 236 ", cử đồng chí Tống Xuân Nhuận, Phó ty trực tiếp chỉ đạo thực hiện chuyên án.

Ngày 25-4-1962 Thường vụ Tỉnh Ủy chỉ thị Ty Công an phá án với chiến thuật nhanh chóng. Lường Mạnh Huân và Nguyễn Tiến Sinh, Nguyễn Vân Chức dã bị bắt tại cầu Thiều [trên đất Nông Cống, nay thuộc Triệu Sơn], cùng 109 tên đầu sỏ khác.

Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án, tuyên phạt Lường Mạnh Huân tử hình, 25 tên tòng phạm nguy hiểm lĩnh án tù giam từ 3 đến 20 năm. Năm 1963 Tòa án tối cao phê duyệt y án tử hình Lường Mạnh Huân và tổ chức thi hành án tại Sân vận động Bái Thượng [Thọ Xuân].

Giữa lúc nhân dân cả nước đang hăng hái thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965], vào tháng 3-1964, Tổng thống Mỹ L. Giôn Xơm đã phê chuẩn kế hoạch ném bom miền Bắc [thông qua 94 mục tiêu, trong đó Thanh Hóa là một trọng điểm đánh phá lớn] hòng phá hoại sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, ngăn chặn việc tiếp tế cho cách mạng miền Nam, nhằm cứu nguy cho chiến lược chiến tranh đặc biệt đang có nguy cơ bị sụp đổ.

Trước tình hình đó, ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt và cất tiếng gọi "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt".

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6-5-1964, Ban Thư ký Tỉnh ủy ra chi thị cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hành độngkhiêu khích phá hoại của giặc Mỹ và ngăn chặn kịp thới hành động chống phá của bọn phản động.

Cũng như Đảng bộ và nhân dân các huyện, thị trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân kịp thời chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường côngtác quốc phòng, sẵn sàng đối phó với tình hình địch mở rộng quy mô trên toàn miền Bắc.

Huyện chỉ đạo hướng dẫn tổ chức nhân dân ở mỗi gia đình, ngõ xóm, làng xã, trong toàn huyện đào hào trú ẩn, tích cực bảo mật phòng gian. Cùng với các ban, ngành chuyên môn lập phương án bảo vệ vùng trọng điểm như: Đập Bái Thượng, Nhà máy Điện Bàn Thạch, các kho hàng, lương thực, sân bay Sao Vàng, mở đường giao thông chiến lược, đẩy mạnh công tác củng cố, huấn luyện, trang bị cho lực lượng dân quân, tiến hành đăng ký quân dự bị ...

Nhận rõ vai trò quan trọng của lực lượng quân đội đóng trên địa bàn, Đảng bộ huyện đã tích cực, động viên nhân dân đóng góp công sức, cùng với bộ đội đào đắp công sự, ụ pháo ra đa, làm lán trại, đào hầm hào đóng góp vật liệu [luồng, gỗ, tranh, tre, nứa, lá]. Nhân dân ở các xã Xuân Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm, Xuân Hưng, Xuân Bái, Xuân Hoà, Thọ Hải ... đã ủng hộ bộ đội số lượng vật liệu lớn. Các chi đoàn, xã đoàn, các đội thiếu niên đã tổ chức kết nghĩa với các đơn vị bộ, xây dựng tình cảm "Quân dân thắm thiết".

Sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, ngay trong năm 1964, huyện đã tổ chức tiểu đoàn gồm 300 chiến sĩ tình nguyện đi tiền phương, trang bị lương thực, thực phẩm 10 ngày và long trọng làm lễ xuất quân bàn giao cho tỉnh tại 2 xã Xuân Phú, Xuân Thành.

Với tinh thần "Tất cả vì miền Nam ruột thịt, mỗi người làm việc bằng hai". Nhiều hợp tác đã phát động phong trào thi đua "5 tấn thắng Mỹ" điển hình là HTX Thắng Lợi, HTX Đông Phương Hồng ... Nhiều “Cánh đồng 5 tấn” xuất hiện trên địa bàn huyện.

Huyện chỉ đạo toàn dân làm đường giao thông liên hương, liên xã, tích cực làm nghĩa vụ lương thực, thực phẩm cho Nhà nước. Sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến với tinh thần"Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", thi đua sản xuất xây dựng quê hương, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội được Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân đặc biệt quan tâm. Hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 330 và một số đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn đã được Đảng bộ, nhân dân huyện nhà cung cấp lương thực, thực phẩm, cho mượn nhà, mượn đất để xây dựng doanh trại đóng quân và tập luyện.Cán bộ, chiến sĩ ốm đau, các mẹ, các chị thăm nuôi giúp đỡ.Thanh niên các địa phương kết nghĩa với từng đơn vị, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và huấn luyện quân sự. Bằng tình cảm dân quân cá nước, Sư đoàn đã được xây dựng cho con em xã Tây Hồ trường cấp I và cấp II gồm hàng chục phòng học. Sư đoàn đã tham gia xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Bàn Thạch, đắp đê, chống úng, chống hạn.Sư đoàn đã tham gia xây dựng các Lâm trường Sông Âm, Lam Sơn, Thống Nhất ... Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 330 đã để lại hình tượng cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong trái tim nhân dân Thọ Xuân. Tình cảm cao quý của Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân tiếp thêm sức mạnh cho Sư đoàn chiến đấu và chiến thắng.

Việc thực hiện chính sách đối với các gia đình bộ đội, thương binh, liệt sĩ được cụ thể chi tiết hóa. Giải quyết việc làm cho các chiến sĩ còn sức khỏe, phân công chăm nuôi thương binh nặng, giúp đỡ tạo điều kiện cho con em thương binh, liệt sĩ học tập, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình neo đơn khó khăn ...Thanh thiếu niên tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa các gia đình chính sách, phụ nữ chăm lo cho thương binh, các gia đình liệt sĩ, HTX thực hiện chính sách điều hoà lương thực, giúp đỡ cày cấy, xây dựng nhà cửa, chăm sóc lúc ốm đau ... Việc thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội đã tạo ra động lực cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ công tác chiến đấu trên các chiến trường lập công xuất sắc

Xây dựng Đảng bộvà hệ thống vững mạnh, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi cho việc tổ chức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trong những năm 1961 - 1965 Đảng bộ tập trung vào nhiệm vụ tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận. Đồng thời tích cực bồi dưỡng kết nạp đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ trẻ khỏe, có năng lực trình độ, đào tạo đội ngũ nữ sẵn sàng thay thế nam giới ... xây dựng hệ thống tổ chức mạnh từ Đảng bộ xã đến chi bộ HTX.

Hội đồng nhân dân, UBHC và đoàn thể quần chúng: Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ... đã thực hiện tốt chức năng, tổ chức đoàn kết chỉ đạo toàn dân xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, góp phần đấu tranh thống nhất Tổ quốc Các nội chính ngành: Tòa án, Công an, Kiểm sát không ngừng củng cố về tổ chức và nghiệp vụ, tích cực đi về cơ sở [HTX] để tuyên truyền, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần củng cố HTX, đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ quyền lợi tinh thần, vật chất cho nhân dân.

10 năm hòa bình xây dựng quê hương, bằng sự phấn đấu nỗ lực, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân đã kiên cường dũng cảm và sáng tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa, hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo ra thực lực to lớn góp phần cùng quân dân cả tỉnh, cả nước đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của giặc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Tiền thânSửa đổi

Trong giai đoạn kháng chiến Chống Pháp, tiền thân của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh sau này gồm bốn tuyến đường chính là:

Tuyến 1: Đường thượng [Tây Trường Sơn]: Từ Chu Lễ [Hà Tĩnh] đi bộ vào ga Tân Ấp [Quảng Bình] rồi xuyên tây Quảng Bình vào Khe Sanh qua Quốc lộ 9A đến Ba Lòng là chiến khu của Quảng Trị.

Tuyến 2: Đường Đông Trường Sơn: cũng từ Chu Lễ nhưng có một đoạn đi xe goòng [toa xe lửa nhỏ, đặt trên ray vừa kéo vừa đẩy] vào tới Minh Cầm [nay là Minh Hóa, Quảng Bình] rồi đến vùng đông Quảng Trị, ngược lên Ba Lòng.

Tuyến 3: Từ chiến khu Ba Lòng vào khu 5, đi xuyên lên A Lưới, vào bến Hiên [nay là Đông Giang, Quảng Nam] rồi đi tiếp vào Bình Định.

Tuyến 4: Từ [[khu V vào Nam Bộ: Từ dốc Chanh [Phú Yên] đi đến hòn Dữ [Khánh Hòa] xuyên qua núi Ba Cụm, đến trạm Mã Đà và sau đó đến trạm Đội Lào [Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam][3]

Hình thành [1959–1965]Sửa đổi

Đường Trường Sơn, 1959-1964

Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đã là một trong những vùng đất có địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt đới. Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tháng 5 năm 1958, các lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam [QĐNDVN] và Pathet Lào đã chiếm giữ các nút giao thông tại Sê Pôn [Tchepone], trên đường 9 thuộc địa phận Lào.[4]

Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa ra đời dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ nhận tổng tuyển cử toàn quốc theo Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, đưa đến việc chia cắt Việt Nam. Để tiếp tục chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định xây dựng những tuyến đường chiến lược chi viện cho miền Nam. Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ dọc theo dãy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông.

Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 [mới được thành lập vào tháng 5 năm 1959] vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá [sau này là Thiếu tướng] Võ Bẩm [nguyên Cục phó Cục Nông binh thuộc Tổng cục Hậu cần]. Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.

Trong những năm đầu của cuộc xung đột [1960-1964], đường Trường Sơn chủ yếu được dùng để chuyển quân, do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn hạn chế, chưa phát huy được phương tiện cơ giới, nên khi đó việc vận chuyển tiếp viện hậu cần, súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua tuyến đường chi viện trên biển bằng những "con tàu không số" đã thực sự có hiệu quả cao hơn[5][6].

Tuyến đường mòn phiá Đông Trường sơn có địa hình hiểm trở dốc cao phức tạp, nên từ năm 1961, đoàn 559 tiến hành khảo sát và mở tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn.[7] Một năm sau, đoàn 559 được bổ sung quân số thêm 6.000 người, biên chế thành hai trung đoàn 70 và 71.[8] Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường và lực lượng dân công Việt, Lào. Sau các cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động của ta trên vùng biển ven bờ bởi Chiến dịch Market Time, hoạt động đường Hồ Chí Minh trên biển bị chững lại một thời gian, thì lúc này đường Trường Sơn đã được hoàn chỉnh hơn, đủ năng lực thực hiện cả hai nhiệm vụ: vừa chuyển quân vừa chuyển Vật chất hậu cần từ miền Bắc vào Nam, đồng thời còn tổ chức được hệ thống kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các "Khu căn cứ" [Base Area], nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng miền Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ do đối phương kiểm soát.

Các khu căn cứ của Đoàn 559 trên lãnh thổ Lào [tài liệu trinh sát của CIA]

Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào [xem bản đồ]. Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên. Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane [Lào] và Khâm Đức [Nam Việt Nam] vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển vật chất hậu cần trong mùa mưa.[9] Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe bò. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải số 3 của Tổng cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải sử dụng xe cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng.[10]

Có hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559 là: các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, công binh và các chức năng đánh tín hiệu thông tin, binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm, dịch vụ hậu cần. Giữa các binh trạm là các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới binh trạm tiếp theo.

Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số đã tăng lên tới 24.000 người, được biên chế trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe ô tô tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là "Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi'[11]

Từ năm 1961 - 1964, đoàn 559 đã xây dựng 751 km đường vận tải ô tô, 600 km đường gùi thồ, 300 km đường sông; vận chuyển 10.136 tấn hàng [trong đó giao cho chiến trường 2.912 tấn, chủ yếu là vũ khí đạn dược]. Từ tháng 9/1962 - 2/1965, Đoàn 759 chuyển vào chiến trường 4.919 tấn vũ khí đạn dược. Trong đó, giao cho Hậu cần Miền [ở bến Lộc An, Bà Rịa] 170 tấn, kịp thời bổ sung cho trận Bình Giã. Từ 1962 - 1965, Đoàn K10 tiếp nhận hàng hóa từ Thạnh Phú, Bến Tre đưa lên, vận chuyển bảo đảm cho chiến dịch Bình Giã 1.000 tấn; cấp cho T4 chuyển vào nội thành Sài Gòn 200 tấn; dự trữ tại Rừng Sác 100 tấn. Từ 1961-1965, B2 được Miền Bắc chi viện 4.092 tấn vật chất, chủ yếu vũ khí đạn và trang bị kỹ thuật [chiếm 13,3% tổng số vật chất có tại B2] và 449 triệu đồng [tiền miền nam], 33 triệu Riel [tiền Campuchia][12]

Cho đến mùa khô 1964-1965, hệ thống đường Tây Trường Sơn được phát triển thành một mạng lưới của các con đường đất [một số đoạn được rải đá hoặc lót ván gỗ] rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải. Còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che giấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo được mở rộng và củng cố, góp phần tăng năng lực thông xe đáng kể cho toàn tuyến.

Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu [và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ] được thực hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa.

Ngăn chặn và mở rộng [1965-1968]Sửa đổi

Đường Trường Sơn, 1965-1968

Đầu năm 1965, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559. Cuối năm 1965, Đại tá Hoàng Văn Thái [nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần] được cử làm Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm [nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần] được cử làm Chính ủy Đoàn 559. Đến cuối năm 1966, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên [nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần] được cử làm Tư lệnh Đoàn 559 cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình [1976].

Theo ước lượng của tình báo Mỹ, số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là trong năm 1961 là 5.843, năm 1962 là 12.675 [con số thực là 5.300]; năm 1963 là 7.693 [thực là 4.700]; và năm 1964 là 12.424 [thực là 9.000].[13] Năm 1964, khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đã đạt đến từ 20 đến 30 tấn mỗi ngày.[8] Năm 1965, nhờ có các tuyến đường mới mở [trong đó có các tuyến đi qua Campuchia], lượng vật chất hậu cần được chuyển vào Nam trong năm này gần bằng tổng của 5 năm trước.

Đến năm 1965, việc đánh phá ngăn chặn tuyến đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ, nhưng các chiến dịch chống phá gặp khó khăn do thiếu lực lượng và bởi tính "trung lập" của Lào. Các vấn đề phức tạp của chính trị Lào cùng với sự can thiệp của Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dẫn tới một chính sách chung là hai bên cùng lờ nhau,[14] và tiếp tục vi phạm tính trung lập của Lào: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa củng cố và mở rộng hệ thống hậu cần trên đất Lào và hỗ trợ lực lượng đồng minh Pathet Lào; còn Mỹ thì không ngừng ném bom đường Trường Sơn đồng thời bí mật xây dựng một lực lượng vũ trang chống lại hoạt động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.[15] Tuy nhiên quân đội Mỹ được lệnh không ra khỏi biên giới Việt Nam Cộng hòa vì Tổng thống Mỹ không muốn mở rộng chiến tranh.[16]

Ngày 14 tháng 12 năm 1964, Không lực Mỹ thực hiện Chiến dịch Barrel Roll lần đầu ném bom một cách có hệ thống phần đường trên đất Lào.[17] Ngày 20 tháng 3 năm 1965, sau khi Chiến dịch Sấm Rền đánh phá miền Bắc và Bắc Trung Bộ mở màn, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã chấp thuận một cuộc leo thang quân sự nhằm phá đường Trường Sơn.[18] Chiến dịch Barrel Roll tiếp diễn ở vùng Đông Bắc Lào, trong khi vùng cán xoong phía nam bị ném bom bởi Chiến dịch Steel Tiger. Đến giữa năm, số phi vụ đã tăng từ 20 lên 1.000 lượt mỗi tháng. Trong tháng 1 năm 1965, chỉ huy Mỹ tại Sài Gòn yêu cầu kiểm soát các chiến dịch ném bom tại các vùng Lào giáp ranh với 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng hòa. Đến đây, vùng này thuộc về địa bàn của Chiến dịch Tiger Hound.[19]

Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom. Ngoài ra, sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu số cũng cản trở việc ném bom. Trong năm 1968, Không quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm trọng hơn nữa kiểu thời tiết xấu của mùa mưa. Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo dài vô hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây. Dự án bắt đầu thử nghiệm vào tháng 9 trên vùng lưu vực sông Se Kong - con sông chảy qua địa bàn của các chiến dịch Steel Tiger và Tiger Hound. Mây được tạo trong không trung bằng các đám khói Bạc iodide và sau đó được kích hoạt bằng một mồi nổ bắn ra từ súng bắn pháo sáng. Dự án thử nghiệm thành công và chương trình đã được thực hiện cho đến tháng 7 năm 1972.[20]

Khu vực hoạt động của các chiến dịch Barrel Roll / Steel Tiger / Tiger Hound

Dự án Commando Lava được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 5. Các nhà khoa học ở công ty Dow Chemical đã chế tạo một dung dịch hóa học mà khi trộn với nước mưa sẽ phá hủy tính ổn định của các thành phần của đất và tạo ra bùn. Những thành viên quân sự và dân sự của chương trình này đã rất hứng thú, họ cho rằng họ đang "tạo bùn chứ không gây chiến."[21] Tuy nhiên, thử nghiệm không cho kết quả tốt, chất này chỉ có tác dụng ở một số vùng, tùy theo thành phần của đất.

Trên mặt đất, ban đầu, CIA và Quân đội Hoàng gia Lào có trách nhiệm ngăn chặn, làm chậm, hoặc ít nhất là theo dõi hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Về sau, nhiệm vụ này do các đội thám báo Lào do CIA xây dựng thực hiện. Đến tháng 10 năm 1965, Tướng William Westmoreland, chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam, nhận được thẩm quyền tung lực lượng biệt kích Mỹ vượt qua biên giới. Ngày 18 tháng 11, lực lượng bí mật SOG [Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group] thực hiện đặc vụ "vượt hàng rào" đầu tiên vào đất Lào.[22] Đây là khởi đầu của một nỗ lực thám báo không ngừng mở rộng của SOG cho đến khi tổ chức này được giải thể vào năm 1972. Ngày 10 tháng 12, một vũ khí khác của Mỹ đã được đưa vào sử dụng, đó là trận ném bom đầu tiên của pháo đài bay B-52 xuống đường Trường Sơn.[23]

Tuy nhiên, các cố gắng trên không chặn hoặc giảm được nhịp độ vận chuyển vào Nam. Mặc dù vậy, các nhà sử học Mỹ vẫn đánh giá các chiến dịch đánh phá này không vô ích, do 10 ngàn quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị giữ lại để bảo vệ và duy trì đường Trường Sơn thay vì vào Nam chiến đấu.[24][25]

Năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người, trong đó có ít nhất 5 trung đoàn hoàn chỉnh.[26] Mùa khô năm 1966-1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của đoàn 559 từ "phòng tránh tích cực" sang "tiến công" hợp đồng binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng phòng không, công binh đóng sát đường để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công. Nhiều tuyến đường phụ, đường vòng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên 2.959km đường ô tô, trong đó có 275km đường chính, 576km đường vòng, và 450 đường vào cùng các kho chứa.[27]

Bộ đội Trường Sơn còn sử dụng sông Se Kong và sông Se Bangfai để chở lương thực, nhiên liệu, và đạn dược bằng cách cho hàng vào các thùng thép và thả trôi sông, các thùng này được thu lại ở đầu kia bởi các hệ thống lưới và rào gỗ. Người Mỹ đã không biết rằng trong năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, hơn 81.000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ [28], 200.000 quân, trong đó có 7 trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã vào Nam.[29]

Vật chất hậu cần được vận chuyển theo đoàn được hộ tống từ miền Bắc theo từng chặng, xe tải chỉ chạy đi về giữa hai trạm, dỡ hàng và lấy hàng mới tại mỗi trạm. Nếu một xe tải bị hỏng hoặc bị bom phá, nó sẽ được thay bằng một xe của trạm gần nhất phía Bắc, và cứ như vậy cho đến khi một xe tải mới được đưa vào tại trạm cuối ở miền Bắc. Cuối cùng, khi hàng tới trạm giao liên cuối cùng ở phía Nam, hàng được bốc dỡ, cất vào kho, đưa lên các phương tiện vận tải thủy, hoặc do người vác vào miền Nam Việt Nam.

Để tránh bom, các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối, cao điểm là lúc gần sáng. Khi máy bay Mỹ tới, giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi các máy bay ném bom và bắn phá ban đêm trở về căn cứ. Rồi xe lại chạy, cao điểm tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe cố gắng đưa xe về điểm tập kết trước khi mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng bắt đầu.[30]

Từ năm 1965-1968, Đoàn 559 đã vận chuyển chi viện cho chiến trường 121.139 tấn vật chất, trong đó chi viện cho miền Nam 27.548 tấn, chiến trường Nam Lào 12.935 tấn và bảo đảm cho các lực lượng hành quân trên các tuyến 15.862 tấn; đưa 594.858 lượt người hành quân vào chiến trường, trong đó có 45 đơn vị kỹ thuật với 566 xe cơ giới, 380 khẩu pháo, vận chuyển 35.421 lượt thương bệnh binh[31]

Thời kỳ 1968–1972Sửa đổi

Đường mòn Hồ Chí Minh, 1969-1973

Năm 1970, Bộ tư lệnh 559 được nâng lên cấp quân đoàn. Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm – Chính ủy. Năm 1971, Đại tá Đặng Tính được cử làm Chính ủy [Chính ủy Đặng Tính gặp tai nạn và mất trên đường đi công tác năm 1973]. Binh đoàn được tổ chức lại thành 5 bộ tư lệnh khu vực ngang cấp sư đoàn là: 470, 471, 472, 473, và 571. Lực lượng binh đoàn bao gồm 4 trung đoàn vận tải, 2 trung đoàn đường ống dẫn dầu, 3 trung đoàn pháo phòng không, 8 trung đoàn công binh, và Sư đoàn 968 Bộ binh. Đến cuối năm, đoàn 559 đã có 27 binh trạm, vận chuyển 40.000 tấn hàng với tỉ lệ mất mát của năm đó là 3.4%.[32]

Cho đến năm 1970, gần 80% lượng hàng được chuyển từ Bắc vào Nam là qua Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, dỡ tại cảng Sihanoukville ở Campuchia, rồi từ đó đưa vào miền Nam Việt Nam. Sau vụ đảo chính của tướng Lon Nol tại Campuchia năm 1970, và việc đóng cảng Sihanoukville đối với tàu từ miền Bắc Việt Nam, đường Trường Sơn phải làm thêm nhiệm vụ của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Do dự báo trước khả năng mất đường hậu cần phía Nam nên từ năm 1969, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắt đầu nỗ lực mở rộng hành lang tuyến hậu cần lớn nhất trong cả cuộc chiến.[33] Năm 1970, ta chiếm các thị xã Lào Attopeu và Saravane ở chân cao nguyên Boloven, kéo dài hệ thống vận tải trên sông Se Kong vào Campuchia. Quân đội nhân dân Việt Nam còn thành lập Đoàn Vận tải 470 để quản lý dòng người và hàng đi tới các chiến trường mới trong lãnh thổ Campuchia.[34] "Con đường Giải Phóng" mới này rẽ sang Tây từ đường Trường Sơn tại Mường May ở Nam Lào, đi song song với Se Kong để vào Campuchia.

Cuối cùng, tuyến đường mới này kéo dài qua Siem Prang tới sông Mekong đoạn ở gần Stung Treng, Campuchia.[35] Trong năm 1971 Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm Paksong và tiến tới Pakse tại trung tâm cao nguyên Boloven. Năm sau, Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm được Khong Sedone. Họ còn tiếp tục một chiến dịch được bắt đầu từ năm 1968 để dọn sườn phía đông của đường Trường Sơn. Trong năm đó, các cứ điểm của các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ tại Khe Sanh và Khâm Đức [cả hai đều do SOG sử dụng làm các căn cứ tiền phương cho các hoạt động biệt kích chống phá đường Trường Sơn] đều bị bỏ hoặc đánh bại.[36] Năm 1970, số phận tương tự đã xảy đến cho một căn cứ khác tại Dak Seang. Hành lang tuyến vận chuyển từng rộng chỉ 20 dặm nay đã trải rộng 90 dặm từ Đông sang Tây. Năm 1971, "đường kín" dưới tán rừng bắt đầu được xây đựng. Đến năm 1973, xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang, ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm [loại đường được xây hoặc kè bằng đá ngay dưới mặt nước].[37]

Từ năm 1969-1972, tuyến Đường 559 đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường 277.611 tấn hàng [miền Nam 162.710 tấn, chiến trường Lào 114.901 tấn], bảo đảm cho 692.690 lượt người hành quân vào miền Nam và 256.871 người hành quân ra miền Bắc; thời gian hành quân vào B2 rút ngắn được 10-15 ngày, góp phần quan trọng để bảo đảm cho các chiến dịch lớn[38]

Chiến dịch Commando Hunt và Igloo WhiteSửa đổi

Bài chi tiết: Chiến dịch Commando Hunt và Chiến dịch Igloo White

Đến năm 1968, hệ thống đường giao thông, tuyến hậu cần từ miền Bắc đã mở rộng và hiện đại hóa. Ngoài ra, khoảng 43.000 người Việt và Lào đã tham gia điều khiển, nâng cấp, hoặc mở rộng hệ thống đường.[39] Lượng bom ném xuống Trường Sơn đạt đỉnh năm 1969, với khoảng 433.000 tấn ném xuống Lào.[40] Đây là thời điểm kết thúc của chiến dịch Rolling Thunder và mở đầu của chiến dịch Commando Hunt [tháng 11 năm 1968].

Việc nỗ lực ném bom liên tục này được chỉ dẫn bởi chiến dịch Igloo White hoạt động tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Chiến dịch này gồm ba phần: các thiết bị cảm ứng địa chấn và âm thanh thu thập thông tin tình báo trên đường Trường Sơn [hàng rào điện tử MacNamara], các máy tính tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập [Infiltration Surveillance Center – ICS] đặt tại Thái Lan thu thập thông tin và ước tính các đường vận tải và tốc độ xe; các kíp máy bay được ISC chỉ dẫn để đánh phá các mục tiêu.[41] Nỗ lực này còn được hỗ trợ bởi các nhóm biệt kích SOG. Ngoài các nhiệm vụ do thám, đặt máy nghe trộm, và đánh giá thiệt hại do bom, các nhóm này còn tự tay lắp đặt các thiết bị cảm ứng cho chiến dịch Igloo White.

Đến giai đoạn cuối của chiến dịch Commando Hunt [tháng 10 năm 1970 – tháng 4 năm 1972] số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu [fixed wing gunship] và 21 B-52.[42]

Không quân Mỹ tuyên bố chỉ riêng trong 7 chiến dịch Commando Hunt từ tháng 11/1968 đến tháng 3/1972, 46.000 xe tải đã bị phá hủy hay đánh hỏng trên đường Trường Sơn, và tỉ lệ đến đích của xe tải chỉ là 16%. Tuy nhiên, đến những năm 1990, các sử gia Mỹ đã bác bỏ số liệu này khi biết rằng trong giai đoạn đó, phía Việt Nam chỉ nhập về trung bình khoảng 6.000 xe tải/ năm. Sử gia Earl Tilford kể lại đã từng có báo cáo về "300 xe tải bị phá hủy hay đánh hỏng chỉ trong 1 đêm", khiến tướng Mỹ rất hài lòng, nhưng đêm sau thì đường lại tấp nập như cũ. Theo ông: "Không quân Mỹ đã thành công trong việc đánh lừa chính mình rằng chiến dịch Commando Hunt có tác dụng." Chuyên gia không quân John Corell thì cho rằng các phi công Mỹ đã báo cáo phóng đại thành tích ít nhất là 4 lần.

Sự phát triển của vũ khí phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam 1965-1972

Quân đội nhân dân Việt Nam đáp trả máy bay Mỹ bằng lực lượng pháo phòng không ngày càng mạnh. Năm 1968, lực lượng này chỉ gồm các pháo phòng không cỡ 37-mm và 57-mm điều khiển thủ công. Năm sau đã xuất hiện súng pháo 85-mm và 100-mm do radar điều khiển. Đến năm 1972, Mỹ ước tính đường Trường Sơn đã được bảo vệ bởi hơn 1.500 khẩu pháo phòng không.[43]

Ngày 20/7/1971, Sư đoàn Phòng không 377 được Bộ Quốc phòng điều động trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn. Bộ cũng bổ sung cho Bộ tư lệnh Trường Sơn thêm 728 khẩu pháo phòng không các loại, 20.000 bộ đội và 15.000 thanh niên xung phong. Chưa bao giờ lực lượng phòng không của Trường Sơn lại hùng hậu như thời kỳ này: Sư đoàn 377 [có 6 trung đoàn] và 12 Trung đoàn cao xạ và tên lửa độc lập. Đó là chưa kể 28 tiểu đoàn pháo cao xạ của 25 Binh trạm Trường Sơn.

Trong các loại vũ khí bắn phá Trường Sơn, máy bay chiến đấu AC-130 Spectre với kính ngắm hồng ngoại và súng 40mm được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh giá là hiệu quả nhất, kiểm soát và hạn chế phần nào hoạt động vận tải về đêm,[32] phá hủy 2.432 xe tải trong tổng số 4.000 xe bị bom phá trong mùa khô 1970-71.[44]

Để đối phó với máy bay AC-130, tháng 2 năm 1972, một tuyến "đường kín" dài 800km hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng. Trên tuyến này, xe chạy dưới tán rừng già, chạy hoàn toàn vào ban ngày để tránh bị máy bay phát hiện. Xe chạy theo đội hình trung đoàn liền trên toàn tuyến chứ không chạy theo chặng nên thời gian giảm được từ 10 đến 15 ngày. Ban đêm, các đội xe vẫn tiếp tục chở hàng trên "đường hở", kết hợp với việc nghi binh bởi các xe hỏng chạy thật để bẫy AC-130 cho lực lượng phòng không tấn công.

Ngày 29 tháng 3 năm 1972, máy bay AC-130 đã bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không SAM-2 ở gần Sê Pôn.[45], 14 phi công Mỹ thiệt mạng. Hai ngày sau, một chiếc AC-130 lại bị quật ngã bởi pháo phòng không 57mm và rơi xuống rừng Trường Sơn, 15 thành viên phi hành đoàn nhảy dù và được giải cứu sau đó. Không quân Mỹ bị mất liên tiếp hai chiếc máy bay đắt đỏ và 14 phi công chỉ trong 2 ngày. Ngày 18/6/1972, bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa vác vai Strela 2 bắn rơi một chiếc AC-130. Sau các vụ này, AC-130 phải lui về hoạt động ở phía Nam đường 9. Tuyến "đường kín" này đã đem lại hai kết quả quan trọng:

  • Nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC-130 để đánh phá và chặn xe đã bị vô hiệu hóa;
  • Việc vận tải được thực hiện theo cung dài đội hình lớn, đi thắng từ đầu đến cuối tuyến, kết thúc những năm tháng dai dẳng xe phải chạy ban đêm, vận chuyển theo từng cung trạm, vừa chậm vừa kém hiệu quả.

Sau 2 năm, chiến dịch Igloo White nói riêng và "Chương trình ngăn chặn mới" nói chung đã không thể thu được kết quả như mong muốn. Đến năm 1970, các thông tin của cơ quan tình báo chiến trường Mỹ đã khiến người ta phải sửng sốt. Theo đó, từ năm 1969 cho đến năm 1970, mức thâm nhập qua Trường Sơn lên tới 348 đoàn, trong đó có 46 tiểu đoàn trang bị mạnh, 24.530 tấn vũ khí, có 335 chuyến bay các loại bí mật thả vũ khí xuống các hành lang ở Lào. John McConnell, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thừa nhận:

Không quân Mỹ đang phải gánh chịu những tổn thất to lớn trong cuộc chiến kỳ lạ để giành lấy những thắng lợi nhỏ nhoi… Tôi chưa bao giờ thất vọng như lúc này[46]

Sau khi Hàng rào McNamara bị chọc thủng, đến lượt kế hoạch Igloo White bị phá sản. Từ sau năm 1970, kỹ thuật quân sự Mỹ bế tắc, không tìm ra lời giải mới nào khả quan trong việc cắt đứt đường Hồ Chí Minh[47] Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn tiếp tục được kéo dài cho đến năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết.

Chiến dịch Lam Sơn 719Sửa đổi

Bài chi tiết: Chiến dịch Lam Sơn 719

Đầu tháng 2 năm 1971, 30.000 quân Việt Nam Cộng hòa, 4.000 quân Hoàng gia Lào, được sự yểm trợ của 10.000 lính Mỹ và không quân Mỹ, đã vượt biên giới Lào, tiến theo Đường 9 về phía trung tâm hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Sê Pôn [Tchepone]. Chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công được dự tính đã lâu vào hệ thống đường Trường Sơn và cuộc thử nghiệm của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đã bắt đầu. Quân đội Mỹ [ngoại trừ các đơn vị không quân, pháo binh, trực thăng] theo mệnh lệnh sẽ không tham gia trực tiếp cuộc xâm lược.[48] Đầu tiên, chiến dịch tiến triển tốt, chỉ gặp phải ít kháng cự. Tuy nhiên, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chuẩn bị cho trận chiến này từ lâu, họ nhanh chóng điều đến một lực lượng cuối cùng lên đến 60.000 quân, đợi khi thời cơ đến thì phản công cô lập và tiêu diệt từng cánh quân của QLVNCH.[49]

Đường Trường Sơn, 1973-1975

Chiến trận nổ ra tại Nam Lào không giống với bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam có sự hiệp đồng binh chủng: bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại các cánh và đội hình chính. Hỏa lực phòng không phối hợp đã làm cho sự hỗ trợ và vận tải bằng không quân trở nên khó khăn và thiệt hại lớn, 168 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng.[50] Tuy đổ được quân vào một vài điểm cao phía Đông Sê Pôn và đưa được quân trinh sát vào trong thị trấn, nhưng đó là một chiến tích không mấy giá trị, vì Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau đó đã phải nhanh chóng rút lui. Quân đội nhân dân Việt Nam khép chặt gọng kìm và chặn đánh trên suốt quá trình rút lui. Tuy được hỗ trợ bởi hỏa lực mạnh của Mỹ, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thiệt hại nặng nề. Đến ngày 25 tháng 3, chiến sự kết thúc, các đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa rút chạy trở về với đối phương đuổi sát phía sau.

Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch, Đoàn 559 đã thực hiện cơ động lực lượng, gồm bộ binh: 27.935 người; 2 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn công binh, 2 trung đoàn pháo binh, cùng 8.271 tấn vật chất [đạn: 3.329 tấn; lương thực, thực phẩm: 4.196 tấn; xăng dầu: 600 tấn; hàng quân y: 56,6 tấn; hàng khác: 81,4 tấn]. Lực lượng vận tải đã cung cấp khối lượng lớn vũ khí, trang bị, gồm: Súng bộ binh 23.312 khẩu; súng cối, pháo, ĐKZ: 770 khẩu; pháo cao xạ và súng máy phòng không: 670 khẩu; xe ô tô [không kể của các binh trạm chiến lược]: 603 chiếc; xe xích: 98 chiếc; xe tăng: 88 chiếc. Lực lượng bảo đảm kỹ thuật gồm, trạm sửa chữa xe đơn vị: 11 trạm; trạm sửa chữa vũ khí đơn vị: 26 trạm. Đây là lần đầu tiên hậu cần chiến lược sử dụng phương tiện cơ giới để cơ động lực lượng dự bị chiến lược quy mô lớn vào vị trí tập kết chiến dịch. Tính đến ngày 31/3, số thương binh được chuyển bằng phương tiện cơ giới về hậu phương chiếm 37% tổng số thương binh[51]

Phối hợp chặt chẽ với Đoàn 559, Hậu cần Binh đoàn 70 đảm nhiệm vận chuyển trên hướng chủ yếu của Chiến dịch [hướng Bắc]. Binh đoàn 70 gồm 1 đại đội xe ô tô [32 xe] đảm nhiệm vận chuyển đột xuất, vận chuyển nhỏ trên các cung đường không thuộc tuyến chiến lược, cũng đã vận chuyển được 425 tấn hàng các loại. Ngoài ra, còn có 2 sư đoàn vận tải bộ làm nhiệm vụ vận tải từ kho chiến dịch và sư đoàn đến các đại đội, 1.500 dân công làm nhiệm vụ chuyển thương và phục vụ trên các tuyến điều trị. Mặt trận B5 ở hướng Đông, gồm 1 trung đội xe ô tô [18 xe], 5 đại đội vận tải bộ và 2.000 dân công, trong chiến dịch cũng chuyển được hơn 1.000 tấn. Trong tháng 2 và 3/1971, hậu cần chiến dịch đã cung cấp khối lượng lớn vật chất bằng cả 6 tháng cho Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh [năm 1968][52]

Chiến dịch này được coi là một thất bại đẫm máu của liên quân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, cả với vai trò thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh [bên tấn công chịu thương vong hơn một nửa quân số] và với vai trò phá hệ thống hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam [trong gần hai tháng diễn ra chiến dịch và tham gia chiến dịch, chẳng những xe vận tải không bị tắc, mà khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường tăng gấp hai lần, thời gian đưa hàng đến đích cũng nhanh hơn, chỉ bằng nửa thời gian trước đó[53]].

Tuyến xăng dầu vượt Trường Sơn [1968–1975]Sửa đổi

Cuối năm 1968, tình báo Mỹ đã có một phát hiện gây sốc, đó là phát hiện về hệ thống đường ống dẫn xăng dầu chạy ở phía tây nam từ Vinh.[54]

Thực sự đó là một tuyến đường ống dẫn xăng dầu đang được triển khai với điểm đầu là từ biên giới Việt - Trung chạy về hướng nam, sẽ vào đến miền Đông Nam Bộ. Nó được xây dựng bắt nguồn từ ý chí và quyết tâm cao độ của tướng Đinh Đức Thiện,[55] Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và trí thông minh, lòng dũng cảm và sự hy sinh lớn lao của cán bộ chiến sĩ ngành xăng dầu Quân đội nhân dân Việt Nam và đặc biệt là của bộ đội xăng dầu Trường Sơn.

Tuyến đường ống xăng dầu chiến lược Bắc - Nam nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam: được xuất phát bắt đầu từ hai trạm thuộc biên giới Việt - Trung là Lạng Sơn và Quảng Ninh, hai tuyến đường ống cùng dẫn về trạm Nhân Vực, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Từ đây, được hợp lại thành một đường ống chạy thẳng vào miền Trung qua Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đến đây tuyến ống được chia làm hai ngả [do bộ đội Trường Sơn đảm nhiệm xây dựng, bảo vệ và vận hành]: một Ngả theo đường Đông Trường Sơn đi qua Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, qua Tây Nguyên, vượt Kon Tum, xuống Đắc Nông. Ngả thứ hai lại vượt đèo Mụ Giạ, sang Lào vươn tới hạ Lào, rồi vượt qua biên giới Lào và Campuchia để vào tới Đắc Nông. Trên toàn bộ hệ thống [tuyến ống hai nhánh qua Đông và Tây Trường Sơn] có với chiều dài 1.450km với tổng cộng 316 trạm bơm đẩy, 101 kho với sức chứa trên 300 nghìn m3. Bộ đội xăng dầu đã tập trung một lực lượng gồm: 9 trung đoàn đường ống, 2 trung đoàn công trình, 1 trung đoàn thông tin, 2 nhà máy cơ khí, 3 tiểu đoàn xe vận tải.

Đến đầu năm 1969, hệ thống này đã vượt qua biên giới với Lào, và đến năm 1970 đã vươn tới gần thung lũng A Sầu ở tỉnh Thừa Thiên... Được hỗ trợ bởi nhiều trạm bơm nhỏ, đường ống bằng thép đã có thể chuyển dầu diesel, xăng và dầu hỏa qua cùng một ống. Nhờ các nỗ lực của Trung đoàn đường ống 592 Quân đội nhân dân Việt Nam, đến năm 1970, chiều dài đường ống vào Lào đã tăng lên nhanh chóng[56]. Ngày 20/1/1975, đường ống xăng dầu đã được Bộ đội Trường Sơn xây dựng vào tới Bu Prăng [nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông].

Đến tháng 3/1975, trước yêu cầu của chiến trường, bộ đội Trường Sơn đã quyết tâm hoàn chỉnh hệ thống đường ống xăng dầu, liên hoàn Đông và Tây Trường Sơn, khẩn trương kéo dài thêm được 596km đường ống tới tận vùng giải phóng, mà điểm cuối của tuyến ống là Bù Gia Mập, bàn giao cho Cục hậu cần Quân giải phóng tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước [miền Đông Nam bộ] thuộc địa bàn chiến trường B2.

Trong suốt 7 năm [1968 - 1975], tuyến ống này được xây dựng vận hành, đã nhập vào tuyến hơn 317.000 tấn xăng dầu, đã cấp được 5,5 triệu m3 xăng dầu, cung ứng một nguồn vật chất hậu cần hết sức thiết yếu cho các chiến trường.

Đường mòn Hồ Chí Minh trên biểnSửa đổi

Bài chi tiết: Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển

Đường mòn Hồ Chí Minh trên khôngSửa đổi

Cuối tháng 2-1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng trực thăng bay vào làm việc với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, đặc khu Vĩnh Linh, Sư đoàn 325, Lữ đoàn 341. Sau chuyến khảo sát, Đại tướng gợi ý khả năng sử dụng máy bay để tạo các tuyến vận tải phục vụ chiến trường. Dựa trên gợi ý này, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thành lập riêng một đoàn vận tải đặc biệt mang tên Đoàn 919, hoạt động từ năm 1960.

Điểm xuất phát của những máy bay Đoàn 919 là sân bay Cát Bi [Hải Phòng], sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới và từ đó chuyển hàng vào khu Làng Ho, Vitthulu. Một thời gian sau, khi đã mở con đường Trường Sơn Tây, máy bay của Đoàn 919 bay thẳng sang Hạ Lào. Ban đầu do chưa có sân bay thích hợp nên phải dùng phương pháp thả dù hàng hóa xuống một số địa điểm quy định như Mường Phìn, Mường Phalan… Về sau, do đã có sân bay Tà Khống thuộc tỉnh Xê Pôn, Nam Lào nên các máy bay có thể hạ cánh để đưa hàng và quân tập kết ở đây. Từ sân bay này, bộ đội hành quân vào Nam, hàng hóa thì được vận tải tiếp vào các tuyến phía trong. Trong ba năm từ 1960 – 1962, các máy bay của Đoàn 919 phối hợp với phi công Liên Xô đã thực hiện 3.821 chuyến bay, vận chuyển 9.419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227 dù hàng và kiện hàng.

Tuyến vận tải máy bay sang Lào chỉ tồn tại đến năm 1963 thì dừng do Chính phủ Liên hiệp ba phái ở Lào bị tan vỡ. Từ năm 1965, không quân Mỹ đánh phá miền Bắc nên không thể sử dụng máy bay chở hàng vào Quảng Bình hoặc vượt lên tây Trường Sơn được nữa. Đến đầu năm 1973, sau khi ký Hiệp định Paris, vận chuyển hàng không quân sự mới lại được sử dụng lại. Tính từ 1960 cho đến tháng 4-1975, Đoàn 919 đã vận chuyển vào miền Nam và đưa xuống Nam Lào 60.000 lượt bộ đội, 31.000 tấn vũ khí đạn dược, khí tài, lương thực, thuốc men và hàng hóa quân sự.

Đường tới chiến thắng [1973–1975]Sửa đổi

Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào. Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được phát triển nhanh chóng, toàn diện, với quy mô lớn trên mọi mặt.

Năm 1973, hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường [rải sỏi và đá vôi] rộng hai làn xe, chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu Pông ở miền Nam. Năm sau, đã được gia cố hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Bình Phước ở phía tây bắc Sài Gòn. Đường ống dẫn dầu duy nhất đã từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường [đường lớn nhất có đường kính 200mm] kéo về phía Nam tới Lộc Ninh[57]

Tháng 7 năm 1973 Bộ Tư lệnh Trường Sơn được tăng cường tổ chức biên chế, các bộ phận cấp trung đoàn được chuyển lên cấp sư đoàn, và các binh trạm được nâng lên cấp trung đoàn. Bộ tư lệnh Trường Sơn có tám đơn vị cấp sư đoàn gồm hai sư đoàn ô tô vận tải: 571, 471; bốn sư đoàn công binh: 470, 472, 473, 565; Sư đoàn phòng không 377, Sư đoàn bộ binh 968 và một số trung đoàn trực thuộc như: 2 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 2 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện, an dưỡng... Lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến gồm 4 đoàn – tương đương trung đoàn, với gần 10 nghìn nam nữ thanh niên. Dưới sự chỉ huy thời kỳ này là Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Đại tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy, đầu năm 1975, Đại tá Lê Xy được cử thay Chính ủy.

Quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Trong mùa khô 1973-1974, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến. Trước đây, bộ đội hành quân bộ từ miền Bắc vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nay chỉ mất hơn chục ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Đối với hàng, đội hình vận chuyển chủ yếu là trung đoàn, chạy hoàn toàn ban ngày, đi thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng.

Đến mùa hè năm 1974, Đường tuyến phía Tây Trường Sơn được nâng cấp, mở thêm tuyến đường phía Đông Trường Sơn, hình thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất hậu cần kỹ thuật, cơ động lực lượng, bảo đảm cho đòn tiến công chiến lược khi thời cơ đến. Tuyến hành lang đông – tây Trường Sơn đã hình thành một tuyến hậu cần chiến lược, trải dài trên diện tích 130 nghìn cây số vuông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường Tây nguyên, Trung và Nam bộ, mà điểm cuối cùng tập kết mọi vật chất hậu cần kỹ thuật là tại Bù Gia Mập, Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, bàn giao cho Hậu cần Quân giải phóng.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tuyến đường đã bảo đảm cơ động nhanh chóng 3 quân đoàn, 5 sư đoàn và 2 trung đoàn binh chủng vào chiến dịch, phục vụ hành quân đi các chiến trường 411 nghìn người [cả dân sự].

Hệ thống đường Trường Sơn [bao gồm cả tuyến xăng dầu vươt Trường Sơn] là tuyến hậu cần chiến lược vững chắc, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng cho trận chiến quyết định, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Sau chiến tranh [1975 - nay]Sửa đổi

Đường Trường Sơn của những năm chiến tranh mang một trọng trách mới: phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng... của thời bình.

Dọc bên đường, các thị trấn sầm uất, những khu dân cư đông đúc đã hiện hữu như để minh chứng cho sức sống mãnh liệt trên con đường lịch sử này. Điều đặc biệt là ở những làng nhỏ ven đường sẽ bắt gặp cuộc sống của những cựu Thanh niên xung phong. Họ ở khắp nơi về đây tham gia xây dựng con đường của thời bình để phát triển kinh tế, và khi con đường đã thông, họ lại chọn đây làm nơi lập nghiệp thay vì quay về bản xứ.

Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, năm 1996 Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Giao thông Vận tải [Việt Nam] nghiên cứu quy hoạch đường để hình thành trục dọc đường bộ xuyên Việt thứ hai nằm ở phía Tây của đất nước với tên gọi ban đầu là công trình Xa lộ Bắc Nam. Tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đổi tên công trình Xa lộ Bắc Nam thành Đường Hồ Chí Minh.

Ngày 3 tháng 2 năm 2000, Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng đường Hồ Chí Minh [giai đoạn 1] từ Hòa Lạc [Hà Nội] đến Ngọc Hồi [Kon Tum] và nhánh Tây từ Khe Gát [Quảng Bình] đến Thạnh Mỹ [Quảng Nam]. Ngày 5 tháng 4 năm 2000, dự án khởi công.[58]

Tổng kết 20 năm chiến đấuSửa đổi

Tính đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.

Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay [có 26.539 lần dùng B-52 rải thảm], đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn và gần 1 triệu galông chất độc hoá học [1 galông = 4,4 lít hàng khô và 3,78 lít hàng lỏng]. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 30.000 người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu pháo các loại bị phá hủy hoặc hư hại nặng; hơn 90.000 tấn hàng hóa bị đánh cháy... Về phía Mỹ, hàng trăm máy bay các loại bị bắn rơi, hàng ngàn lính biệt kích, thám báo được tung vào đây bị thương vong hoặc bị bắt. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ USD vào các kế hoạch nhằm cắt đứt tuyến đường song đều bị thất bại.

Tướng Merrill McPeak, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam. Ông kể lại: bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông ta có thể săn những chiếc xe vận tải Việt Nam như săn thỏ. Tuy đã bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ vẫn không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên đường Trường Sơn. Cho đến nay, Merrill McPeek nói rằng ông vẫn ức tới nghẹn cổ, và kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe, nếu có thể được thì ngày ấy ông nên chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía Việt Nam[59]

Trong 16 năm, tuyến hậu cần chiến lược đường Trường Sơn đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, vũ khí vào các chiến trường; đưa hơn 2 triệu lượt người hành quân; cơ động 10 lượt sư đoàn, hộ tống hơn 90 đơn vị kỹ thuật vào các chiến trường; cứu chữa gần 1 triệu lượt thương bệnh binh; đưa hơn 500.000 người từ tiền tuyến trở về hậu phương, trong đó có hơn 300.000 thương bệnh binh[60]

Video liên quan

Chủ Đề