Ý kiến của em về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trong trọt hiện nay

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều so với các nước trong khu vực. Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500-700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19 nghìn tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16 nghìn tấn. Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2-1 kg/ha. Còn theo Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại trong khi lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Trong khi đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lại trên vỏ bao bì. Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì ngay tại nơi pha thuốc. Thực tế này đang khiến cho môi trường ở khu vực nông thôn xuống cấp nhanh chóng. Không những thế, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, phân bón còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với sức khỏe con người cũng như tàn phá nghiêm trọng đất đai, đồng ruộng, khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém và độ màu mỡ của đất giảm đe dọa đến nền nông nghiệp bền vững. Mặt khác, khi các loại thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng cũng có nghĩa là các sản phẩm nông nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng dư thừa lượng hóa chất - một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hàng hóa nông nghiệp nước ta không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập trong khi bà con nông dân thường có kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật dẫn tới tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. 30% người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ. Tuy nhiên, để khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác là điều rất khó, một phần vì thói quen của người nông dân, mặt khác vì hiện nay, sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng sâu bệnh rất dễ bùng phát. Để tránh dịch bệnh lây lan, nhà nông thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu như một liệu pháp dập dịch nhanh chóng nhất mà không nghĩ đến hậu quả về lâu dài của nó. Hiện đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc bảo vệ thực vật hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học đạt rất thấp. Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong bảo vệ thực vật chậm được nhân rộng... nên việc mất an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn cứ tồn tại.

Nhằm hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều, quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của các loại hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường cũng như sức khỏe con người, từ đó có ý thức sử dụng một cách hợp lý, không nên quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, các địa phương nên vận động và hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình sinh thái hữu cơ và tìm thị trường cho các sản phẩm sinh thái hữu cơ vừa tốt cho đất đai, sức khỏe con người và môi trường nông thôn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát tốt việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, loại bỏ dần các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại, lạc hậu, khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới, thuốc bảo quản rau, quả an toàn. Khuyến khích, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các chương trình IPM, ICM, chương trình canh tác lúa cải tiến, đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP… Qua đó, giúp nông dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới./.

Phương Mai

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với một trong những thách thức lớn như biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Khoảng 30.000 loài cỏ dại, 10.000 loài côn trùng cùng nhiều loại nấm bệnh, vi khuẩn, virus ảnh hưởng đến cây trồng. Nông nghiệp càng thâm canh thì nguy cơ sâu bệnh càng nhiều. Làm thế nào để nuôi sống chín tỷ người trên thế giới vào năm 2050 theo cách bền vững, thân thiện với môi trường?

Theo các chuyên gia khuyến nông, dùng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những cách góp phần hạn chế sâu bệnh, mùa màng ít bị hư hại, song cũng không nên lạm dụng.

Người nông dân cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, khiến nhiều loài thiên địch của sâu bọ biến mất, tăng giá thành đầu tư... Tạo ra nông sản tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không an toàn có thể khiến người nông dân thua thiệt ngay chính trên sân nhà. Bà con cần nắm nguyên tắc gồm đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách.

Nắm rõ nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Đúng thuốc: mỗi loại sâu bệnh lại có những đặc tính khác nhau. Bệnh nào thì dùng thuốc đó. Chọn đúng thuốc mới cho hiệu quả bảo vệ năng suất cây trồng. Sản phẩm cần chất lượng, thân thiện môi trường, tránh loại không có trong danh mục cho phép. Bà con có thể tải phần mềm tra cứu Thuốc bảo vệ thực vật miễn phí của Cục Bảo vệ thực vật [Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn] để tìm hiểu hoạt chất có trong thuốc, hàm lượng, liều lượng và cách sử dụng.

Đúng liều: liều lượng thuốc được hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, không nên lạm dụng vì lượng dư thừa có thể ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi khác, bất lợi đến chính cây trồng. Nông sản khi thu hoạch có thể bị tồn dư thuốc trừ sâu. Nếu tự ý giảm liều lượng khiến cho sâu bệnh không bị tiêu diệt mà còn gây lờn thuốc, khó khăn hơn.

Đúng lúc: các loại sâu bệnh có thể phát triển mạnh ở từng giai đoạn khác nhau. Dựa vào kinh nghiệm làm nông, bà con có thể phát hiện những thời điểm sớm sâu bệnh sinh sôi, phát triển để phun thuốc đúng lúc. Các thời điểm phù hợp để phun thuốc bảo vệ thực vật như trời râm mát, không mưa, không gió to... Hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh vào lúc cây mới ra hoa, trổ bông, sắp đến thời gian thu hoạch.

Đúng cách: thuốc bảo vệ thực vật dạng viên, dạng pha với nước... sẽ có cách sử dụng khác nhau. Người nông dân nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để dùng đúng cách. Khi phun cần chú ý dùng ngay trên sâu bệnh, tính toán hướng gió nếu thuốc thuộc dạng phun. Bà con cũng cần trang bị dụng cụ, thiết bị lao động cần thiết...

Một nông dân Hà Tĩnh phun thuốc khi vừa gieo mạ. Ảnh: Đức Hùng.

Sản xuất, quản lý thuốc bảo vệ thực vật hướng đến môi trường

Nhiều năm nay, cơ quan chức năng và nhà sản xuất tổ chức nhiều chương trình, cung cấp tài liệu hướng dẫn bà con dùng thuốc an toàn, có trách nhiệm, giảm lượng dùng nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ngành công thương cũng như ngành bảo vệ thực vật từng bước siết chặt thị trường thuốc trừ sâu bệnh trên cây trồng, góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp...

Việt Nam hiện quản lý thuốc theo danh mục, có hơn 4.000 loại được phép sử dụng. Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tức các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [MRL] cho phép phải tuân thủ theo quy định.

Thông qua các chương trình như "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng", trong đó có giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà hiện nay chất lượng nông sản tăng lên đáng kể. Một số trái cây của Việt Nam đạt tiêu chuẩn như GlobalGAP, được xuất khẩu sang nhiều nước, có mặt ở những thị trường khó tính như Nhật, châu Âu, Mỹ.

Nhiều công ty sản xuất đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm thân thiện môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững trong ngành nông. Thuốc phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về đăng ký sử dụng của cơ quan chức năng để không gây ra rủi ro cho con người, động vật, môi trường.

Song trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Cùng một loại sâu bệnh trên một loại cây trồng có thể có hàng chục sản phẩm của những công ty khác nhau. Tại một đại lý có đến hàng trăm nhãn thuốc bảo vệ thực vật với nhiều công dụng, hiệu quả. Đại lý và người nông dân có nhiều sự lựa chọn trong mua bán, sử dụng song cũng khiến họ lúng túng.

Anh Kiên [chủ một cửa hàng tại Long An] cho biết, lắm lúc cửa hàng bán thuốc cũng dựa vào thói quen. Người nông dân cũng vì vậy dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái hàng giả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.

Công nghệ in 3D, mã QR giúp nhận diện sản phẩm chính hãng

Người nông dân nên tìm hiểu và chọn mua sản phẩm chính hãng của thương hiệu lớn, bán ở các cửa hàng quen thuộc, uy tín. Cần tránh mua phải hàng giả, hàng nhái vì những sản phẩm này không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Sử dụng điện thoại thông minh kiểm tra mã QR, Cap-seal trên sản phẩm là một trong những cách để phân biệt hàng thật, hàng giả.

Nếu chọn mua sản phẩm của Bayer, bà con còn có thể phân biệt hàng chính hãng bằng cách tải miễn phí ứng dụng Bayer CapSeal Advanced phiên bản tiếng Việt tại App Store của Iphone và CH Play cho các dòng điện thoại Android; mua hàng chính hãng, trực tiếp qua mạng với ứng dụng MyAgrolink của Bayer.

Người nông dân nên biết rõ sản phẩm mình cần, kiểm tra kỹ logo Bayer trên sản phẩm trước khi mua, không mua hàng không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường.

Logo Bayer in 3D, quét mã QR trên sản phẩm giúp phân biệt hàng thật, giả.

Cùng với nỗ lực của nhà nước, các doanh nghiệp thuốc có uy tín phát triển công nghệ, phương án hỗ trợ nông dân nhận dạng và chọn lựa đúng sản phẩm chính hãng, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý phải đến từ nhiều phía. Nhưng quan trọng vẫn là người nông dân chọn đúng sản phẩm chất lượng, thân thiện môi trường và dùng đúng cách để nông sản an toàn, nâng cao năng suất. Đó cũng là cách để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Kim Uyên

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề