Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần nhịn ăn bao lâu

  • 04:00 30/08/2020
  • Xếp hạng 4.83/5 với 20676 phiếu bầu

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm được khuyến cáo nên làm đối với mỗi phụ nữ trong thời kỳ mang thai vì những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ và bé.

Trong tuần thai từ 24-28 của thai kỳ, do các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin; khiến lượng insulin thiếu hụt dẫn đến không điều hòa được lượng đường trong máu gây tiểu đường thai kỳ.

Mặc dù tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai và sẽ tự hết sau khi sinh con; nhưng bệnh vẫn vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi.

Biến chứng lớn nhất của bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra là tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường, băng huyết, gây khó sinh do vai của thai nhi phát triển quá lớn, gây sinh non, thai lưu, vỡ ối và đa ối.

Các triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ bao gồm:


  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên: Lượng đường trong máu quá cao không thể chuyển hóa hết nên thận phải làm việc hết công suất để đào thải ra ngoài

Đi tiểu nhiều và thường xuyên là triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

  • Khát nước thường xuyên: Khi bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ đi tiểu thường xuyên để đào thải lượng đường ra ngoài nên phải uống nước nhiều hơn để bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Viêm nhiễm vùng kín: Vùng kín dễ bị nhiễm nấm và khó vệ sinh, làm sạch
  • Mệt mỏi, khó chịu, giảm cân nhanh chóng. mờ mắt và luôn cảm thấy đói dù đã bổ sung rất nhiều năng lượng

Không phải bất cứ thai phụ nào cũng bị tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên thai phụ ở trong nhóm người sau có nguy cơ cao bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai:

  • Gia đình có người thân quan hệ gần bị tiểu đường
  • Thai phụ bị béo phì, thừa cân
  • Thai phụ từ 35 tuổi trở nên có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ
  • Thai phụ đã từng có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong các lần mang thai trước
  • Thai phụ đã từng sinh con lớn hơn 4kg
  • Thai phụ có buồng trứng đa nang
  • Thai phụ đã từng có tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân

Thai phụ có buồng trứng đa nang thường dễ bị tiểu đường thai kỳ

Mặc dù tiểu đường thai kỳ có một số triệu chứng để nhận biết, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng nhận ra được và một số triệu chứng bệnh không rõ ràng càng làm khó phát hiện ra bệnh. Vì vậy, kiểm tra lượng đường trong máu là cách duy nhất để xác định thai phụ có bị tiểu đường hay không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có 2 cách là xét nghiệm một bước và xét nghiệm hai bước:

  • Xét nghiệm 1 bước [ one-step strategy]: Phương pháp này thai phụ chỉ cần đến cơ sở y tế để kiểm tra dung nạp glucose trong vòng 2 giờ, bác sĩ sẽ chẩn đoán đái tháo đường nếu có một chỉ số glucose vượt ngưỡng.
  • Xét nghiệm 2 bước [ two-step strategy]: Bao gồm xét nghiệm thử glucose để sàng lọc xem thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hay không, nếu kết quả dương tính thì sẽ chuyển sang bước hai là xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chính xác về bệnh tiểu đường thai kỳ

4.1 Đối với xét nghiệm dung nạp glucose

Đối với xét nghiệm dung nạp glucose thì thai phụ phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng. Nếu thai phụ ăn trước khi đi xét nghiệm tiểu đường, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành glucose để thành ruột hấp thu chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể, khi đó lượng đường trong máu cao, làm xét nghiệm sẽ không có kết quả chính xác.

Thai phụ nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm dung nạp glucose

4.2 Đối với xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên

Tuy nhiên, đối với xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Máu sẽ được lấy từ cánh tay của thai phụ và tùy vào nồng độ glucose mà thai phụ sẽ làm thêm các xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm dung nạp glucose để có chẩn đoán cuối cùng về tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, trước khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá để xét nghiệm có kết quả chính xác nhất.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói Sàng lọc đái tháo đường - rối loạn mỡ máu dành cho khách hàng có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2 nhằm mục đích chẩn đoán, sàng lọc bệnh lý dựa trên các xét nghiệm định lượng trong máu, áp dụng nghiệm pháp dung đường uống [đối với khách hàng có kết quả đường máu lúc đói nghi ngờ]......Từ đó bác sĩ sẽ có kết luận và đưa ra lời khuyên phòng tránh bệnh cũng như liệu pháp điều trị thích hợp, khoa học đối với bệnh nhân.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Video đề xuất: Phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Trong thời gian mang thai, hàm lượng đường huyết của thai phụ thường cao hơn bình thường và nếu không được kiểm soát tốt, dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ, thai phụ có thể gặp những biến chứng sức khỏe như thai lưu, phì đại phủ tạng, tăng nguy cơ tai biến sản khoa. Vậy thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là lúc nào và những ai nên thực hiện?

1. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường có liên quan và được xác định lần đầu từ khi mang thai. Bệnh này được xác định khác với những mẹ bầu đã có tiền sử tiểu đường từ trước khi mang thai bởi diễn biến và biến chứng bệnh có thể khác nhau.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh phổ biến hiện nay ở phụ nữ mang thai

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt mức đường huyết, sức khỏe và tính mạng của thai phụ có thể bị đe dọa trong quá mình mang thai, chuyển dạ sinh hay thậm chí là sự phát triển của trẻ sau sinh. Những biến chứng do tiểu đường thai kỳ có thể gây ra bao gồm: phù tay chân, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiền sản giật,...

Mẹ bầu mang thai bị tiểu đường thai kỳ thì con sinh ra có nguy cơ cao hơn mắc dị tật bẩm sinh, bệnh đa hồng cầu, hạ đường huyết, vàng da sơ sinh hoặc béo phì. Nếu phát hiện và kiểm soát tốt, sức khỏe của cả mẹ và bé sẽ đều được bảo vệ, không bị ảnh hưởng bởi chứng tiểu đường thai kỳ.

Tất cả mẹ bầu được khuyến cáo nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Cũng vì vậy mà xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo thực hiện với tất cả phụ nữ mang thai, ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao nên chú ý xét nghiệm sớm hơn như:

  • Tiền sử bị tiểu đường ở thai kỳ trước.

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

  • Thai phụ có tiền sử thai lưu, sinh con dị tật hoặc sảy thai nhiều lần liên tiếp.

  • Thai phụ có tiền căn sinh con to.

2. Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng nên biết

Với mục đích sàng lọc phát hiện sớm chứng tiểu đường thai kỳ để kịp thời ngăn chặn, điều trị tránh những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh gây ra, phụ nữ mang thai nên chú ý những thời điểm nên xét nghiệm tầm soát bao gồm:

2.1. Xét nghiệm ngay trong lần khám thai đầu tiên

Mốc khám thai quan trọng đầu tiên mà mẹ bầu cần thực hiện là vào khoảng thai 12 tuần tuổi. Trong lần khám này, mẹ sẽ cần khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tình trạng phát triển của thai, sàng lọc dị tật. Trong đó, xét nghiệm đường huyết sàng lọc sớm tiểu đường thai kỳ là hạng mục kiểm tra không thể thiếu.

Ở các mẹ bầu có nguy cơ cao, ngoài xét nghiệm máu thì có thể tầm soát thêm bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi khám thai lần đầu hoặc khi thai đủ 3 tháng tuổi.

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào sẽ do bác sĩ hướng dẫn

2.2. Xét nghiệm khi thai 24 - 28 tuần tuổi

Với thai phụ có nguy cơ thấp, kết quả xét nghiệm đường huyết bình thường, các chuyên gia khuyến cáo vẫn nên thử nghiệm pháp dung nạp đường khi thai 24 - 28 tuần để kiểm tra lại. Phương pháp này cũng áp dụng để khẳng định kết quả, sàng lọc tiểu đường thai kỳ muộn ở thai phụ nguy cơ cao đã từng thực hiện nghiệm pháp này trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Phương pháp dung nạp đường này sẽ kiểm tra khi đói và đánh giá nguy cơ thai phụ bị tăng đường huyết hay mắc tiểu đường thai kỳ.

Thời kỳ thai từ 24 - 28 tuần tuổi thường làm tăng đường huyết nhiều nhất khi bánh nhau thai đã phát triển hoàn thiện nên đây cũng là mốc quan trọng để khám kiểm tra cho sản phụ tiểu đường đang điều trị. Nếu đường huyết tiếp tục ghi nhận ở mức cao, cần có biện pháp theo dõi, điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường thực hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose, có thể thực hiện sớm hoặc khi thai phụ 24 - 28 tuần thai. Cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ và không quá 12 giờ. Trước khi xét nghiệm 3 ngày, mẹ bầu vẫn có thể ăn chế độ tinh bột như bình thường.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống giúp đánh giá tình trạng tiểu đường thai kỳ

Hai phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thực hiện như sau:

3.1. Phương pháp xét nghiệm tiểu đường 1 bước

Với phương pháp này, mẹ bầu sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống với lượng uống 75 gram. Nồng độ Glucose trong huyết tương sẽ được đo tại thời điểm đói chưa uống glucose và thời điểm sau 1 giờ, 2 giờ sau khi uống.

Nghiệm pháp này thường thực hiện vào buổi sáng sau khi mẹ bầu đã nhịn ăn qua đêm, thời gian ít nhất 8 giờ. Kết quả có thể chẩn đoán mẹ bị tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Nồng độ Glucose huyết tương khi đói đạt từ 92 mg/dL trở lên.

  • Nồng độ Glucose sau 1 giờ bổ sung Glucose đường uống đạt từ 180 mg/dL trở lên.

  • Nồng độ Glucose sau 2 giờ bổ sung Glucose đường uống đạt từ 153 mg/dL trở lên.

3.2. Phương pháp xét nghiệm tiểu đường 2 bước

Với phương pháp này, mẹ bầu sẽ đồng thời thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi đói và khi không nhịn đói để đánh giá.

Nghiệm pháp dung nạp đường uống glucose khi không nhịn đói

Bác sĩ sẽ đo glucose huyết tương trước khi uống glucose và sau đó thời điểm 1 giờ, so sánh để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Nếu đường huyết đo được sau khi uống glucose 50 g sau 1 giờ là 130 mg/dL [hoặc 149 mg/dL khi uống 100g glucose], mẹ bầu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp đường uống glucose khi nhịn đói

Bệnh nhân được yêu cầu nhịn đói, uống 100g glucose pha trong nước và đo đường huyết để kiểm tra. Các thời điểm đo đường huyết là lúc đói, sau khi uống glucose 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ. Kết quả bất thường, đường huyết cao cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần điều trị.

Thai phụ nên có chế độ ăn lành mạnh phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Như vậy, thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần thực hiện là trong lần khám thai đầu tiên hoặc khi thai 24 - 28 tuần tuổi tùy theo mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao hay thấp. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, mẹ bầu cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm béo, tăng cường rau, trái cây, protein lành mạnh,...

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, được nhiều mẹ bầu đánh giá cao bởi:

  • Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tâm với bệnh nhân, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.

  • Được thăm khám, tư vấn chi tiết về các vấn đề để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện như các mốc khám thai, sự phát triển của thai nhi, các xét nghiệm cần thực hiện cũng như dinh dưỡng cho mẹ.

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế [ngày 7/1/2022], đảm bảo thực hiện nhanh chóng, chính xác các xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề