Xét nghiệm máu nhịn ăn máy tiếng

Trang chủ »

Tin Tức

»

Người cao tuổi

»

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.
Nguyên nhân là do sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, sẽ làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao, nếu làm xét nghiệm máu sẽ cho kết quả không chính xác.

2. Những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

2.1. Xét nghiệm đường huyết

Mục đích của xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu để đánh giá nó có bình thường không, và có thể dùng xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống [trừ nước] trong khoảng 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn giúp đảm bảo kết quả ghi nhận chính xác lượng đường trong máu. Kết quả này được bác sĩ dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.

2.2. Xét nghiệm sắt trong máu

Xét nghiệm sắt trong máu để đo lượng sắt trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định các bệnh do thiếu sắt, như thiếu máu. Trong một số loại thực phẩm có chứa sắt, khi ăn, sắt được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt thì sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, cần tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm, vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm.

Trong trường hợp đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt, nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

2.3. Xét nghiệm mỡ máu

Khác với xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm mỡ máu để xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao có nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao. Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo đối với những người trên 45 tuổi và nên làm xét nghiệm 5 năm/lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và tiểu đường.

Nếu người bệnh có tiền sử bị tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm này thường xuyên hơn để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Giống như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

2.4 Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh thường được chỉ định đối với người bệnh để đánh giá các chức năng của gan hoặc xem xét tình trạng tổn thương gan.
Khi có các triệu chứng như sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện bia, rượu, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì xét nghiệm này được tiến hành để theo dõi tình trạng bệnh gan.

3. Các xét nghiệm máu khác cần nhịn ăn

  • Những xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện, bao gồm: xét nghiệm đường huyết, cân bằng điện giải, và chức năng thận. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 10 – 12 giờ trước khi thực hiện một trong những xét nghiệm này. Xét nghiệm nhóm máu thường được tiến hành cùng với xét nghiệm này.
  • Bộ chỉ số đánh giá chức năng thận: để xem thận đang hoạt động như thế nào. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm Vitamin B12: để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 6 – 8 giờ trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết đang dùng những thuốc nào vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

4. Cần tránh những thực phẩm, thức uống nào trước khi xét nghiệm máu?

  • Rượu ảnh hưởng đến đường huyết và mỡ máu, khiến kết quả của những xét nghiệm cần nhịn ăn trở nên không chính xác. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu nên tránh uống rượu.
  • Hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm thì nên tránh hút thuốc lá.
  • Sử dụng cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Mặc dù không ảnh hưởng đến xét nghiệm nhóm máu, tuy nhiên do cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc lấy máu để làm xét nghiệm, vì vậy không nên uống cà phê trước khi làm những xét nghiệm máu cần nhịn ăn.
  • Kẹo cao su có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nên tránh nhai kẹo cao su, kể cả những loại không đường, nên nhịn ăn để làm xét nghiệm.
  • Tập thể dục làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, nên tránh tập thể dục trong thời gian nhịn ăn để làm xét nghiệm.

Để có thể nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm máu cũng như xét nghiệm nhóm máu người bệnh có thể được khuyên:

  • Uống nhiều nước để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vì nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi nhịn ăn.
  • Sắp xếp thời gian để ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm khi xác định thời điểm làm thí nghiệm.
  • Có thể dùng thuốc như bình thường trong thời gian nhịn ăn, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.
  • Phụ nữ mang thai thường được chỉ định làm xét nghiệm nhóm máu cùng với các loại xét nghiệm máu khác để đánh giá sức khỏe thai kỳ, do đó có thể được chỉ định nhịn ăn. Việc nhịn ăn để làm xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai thường không gây ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, thai phụ nên thông báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm.
  • Nếu lỡ ăn hoặc uống trong thời gian trước khi xét nghiệm [do quá đói hoặc nhầm lẫn giờ], nên nói chuyện với bác sĩ và lùi lại lịch xét nghiệm máu.
  1. Xét nghiệm nhóm máu ở đâu?

Với đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm DrLabo hiện có rất nhiều gói xét nghiệm dành cho các nhu cầu khác nhau để có thể chẩn đoán bệnh sớm định kỳ cho các khách hàng. Trung tâm xét nghiệm Dr Labo tự hào là đơn vị y tế uy tín với 8 năm kinh nghiệm, trung tâm Dr. Labo cung cấp dịch vụ khám thai, trong đó có đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết.

Bạn chỉ cần đặt lịch hẹn Lấy máu xét nghiệm, chúng tôi sẽ liên hệ và có mặt tận nơi để thực hiện!

Đăng trong Người cao tuổi, Sức khỏe, Tin Tức, Xét nghiệm

Tuy nhiên các xét nghiệm máu có thể bị sai lệch nếu người được xét nghiệm không lưu ý chuẩn bị trước đó. Có trường hợp chỉ cho kết quả chính xác nếu bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy. Do đó, nên tìm hiểu kỹ trước khi đi làm xét nghiệm. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Vậy để không ảnh hưởng đết kết quả xét nghiệm, cũng như không mất thời gian khi đi xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?

Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn

Thức ăn sau khi trải qua quá trình tiêu hóa, hầu hết các chất chuyển hóa sẽ được hấp thụ vào máu. Sau đó máu sẽ vận chuyển đến từng cơ quan chuyên biệt. Do đó, sau khi ăn, thành phần các chất trong máu sẽ có sự thay đổi. Vì vậy, không nên ăn sáng khi đi xét nghiệm máu. Dưới đây là các trường hợp cụ thể cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. 

Xét nghiệm đường huyết

Đây là xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Điều cực kỳ quan trọng của xét nghiệm này là không được ăn trong vòng 8 - 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nhịn ăn sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác lượng đường trong máu từ đó đưa ra chẩn đoán hoặc loại trừ được bệnh một cách nhanh chóng. 

Xét nghiệm sắt trong máu

Nhằm xác định được các bệnh về máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm để đo hàm lượng sắt chứa trong máu. Hầu hết trong thức ăn đều có chứa một hàm lượng sắt nhất định dù ít hay nhiều. Do đó, trước khi làm xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch. 

Xét nghiệm cholesterol máu

Bệnh mỡ máu sẽ được xác định dựa vào hàm lượng cholesterol có trong máu. Đây là xét nghiệm giúp bạn có thể hạn chế được những mối nguy cơ cao đối với các bệnh về tim mạch. Lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu bạn vừa mới ăn. Vì vậy, để có kết quả chính xác, hãy đảm bảo trong vòng tối thiểu 9 tiếng trước khi xét nghiệm không có bất kỳ loại thực phẩm nào được đưa vào cơ thể. 

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Hầu hết các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng làm việc của thận đều được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ. Lúc này, các chất dư thừa gần như đã được loại thải hết ra khỏi cơ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đã được hấp thu đến các cơ quan nhất định. Lượng chất còn lại trong thận cho biết thận của bạn đã làm việc như thế nào. 

Ngoài các xét nghiệm trên, một số xét nghiệm chuyển hóa cơ bản như cân bằng điện giải, hàm lượng vitamin B12,… cũng được yêu cầu phải nhịn ăn.

Các trường hợp xét nghiệm máu để xác định nhóm máu của cơ thể thì người thực hiện không cần nhịn ăn sáng. Bởi nhóm máu sẽ được xác định dựa trên kháng nguyên có mặt trên hồng cầu trong máu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền mà mỗi người nhận được từ bố mẹ, không chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.

Những lưu ý khác khi đi xét nghiệm máu

Không riêng gì thức ăn mà tất cả các loại nước uống [ngoại trừ nước lọc] đều gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Chẳng hạn, xét nghiệm gamma - glutamyl transferase [GGT] là một xét nghiệm để đánh giá chức năng hoạt động của gan, nếu uống rượu bia hay hút thuốc lá sẽ làm tăng men gan. Vậy nên bệnh nhân phải lưu ý không sử dụng các chất trên trước khi xét nghiệm 24 giờ. 

Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm và điều này là cần thiết để cơ thể không bị mất nước. Vì trong khoảng thời gian chờ đợi, nhịn đói khiến bệnh nhân kiệt sức, chưa kể mất nước cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm sai.

Thông thường, các xét nghiệm máu sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện vào buổi sáng sớm, bệnh nhân sẽ được thông báo những yêu cầu cần thiết trước đó. Điều này nhằm đảm bảo thời gian nhịn ăn, nhịn uống mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho bệnh nhân, đồng thời cũng là thời gian thích hợp để đánh giá nồng độ một số chất vì vào những thời điểm khác nhau trong ngày, nồng độ một vài chất có thể thay đổi. 

Trường hợp lỡ ăn hay uống một thứ gì đó trong khoảng thời gian được yêu cầu nhịn thì tốt nhất nên nói với bác sĩ để có thể dời lịch xét nghiệm nếu cần thiết. 

Kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch sẽ dẫn đến việc bác sĩ đánh giá sai tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ đơn giản là xét nghiệm máu ăn sáng được hay không mà còn có những kiến thức người bệnh cần trang bị cho chính mình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một cơ sở xét nghiệm uy tín, chất lượng cũng rất quan trọng.

Đỗ Hương

ad syt ad

Video liên quan

Chủ Đề