Xe bán tải chở xe máy có bị phạt không

Kinh nghiệm-Tư vấn

Quy định mới xe bán tải có tải trọng trên 950kg bị coi là xe tải, cấm đi vào một số tuyến phố, nhiều chủ xe hạ tải bằng cách lắp thêm thùng nhưng vẫn sẽ bị xử phạt nếu di chuyển vao đường cấm.

Một số xe bán tải bị coi là xe tải

Trước đó QCVN 41:2016/BGTVT có quy định xe bán tải [xe pickup] có kết cấu thùng chở hàng đi liền với thân xe, có khối lượng chuyên chở cho phép xác định tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống thì được xem là xe con.

Tuy nhiên, dựa theo Quy chuẩn mới QCVN 41:2019/BGTVT [thay thế QCVN 41:2016/BGTVT] về Báo hiệu đường bộ quy định từ ngày 01/07/2020, chỉ những xe bán tải, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg hoặc xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg mới được xem là xe con trong tổ chức giao thông.

Với quy định này, một số xe bán tải hiện nay như Ford Ranger XLS 2013, Ford Ranger XLS đời 2015,... thuộc nhóm này sẽ không được lưu thông trên những tuyến đường nội đô có biển cấm xe tải. Đồng thời những xe bán tải thuộc nhóm trên cũng bắt buộc phải đi vào làn đường cho xe tải khi di chuyển trên những tuyến đường có phân rõ làn đường.

Xe bán tải hạ tải đi vào nội đô vẫn sẽ bị phạt

Quy định mới có hiệu lực đã khiến nhiều chủ xe bán tải bất mãn, trong có có một số chủ xe vì muốn xe tiếp tục được lưu thông trong phố đã "lách luật" bằng cách lắp thêm nắp thùng xe tải để tăng tự trọng xe [khối lượng bản thân xe] và giảm tải trọng [khối lượng chuyên chở hàng hóa] xuống dưới 950 kg.

Theo đại diện Cục đăng kiểm Việt Nam cho biết, về nguyên tắc, mỗi phương tiện giao thông bất kỳ đều có quy định về khối lượng toàn bộ xe, do đó, khi khối lượng bản thân phương tiện tăng lên thì để khối lượng toàn bộ xe không vượt quá quy định, buộc phải giảm khối lượng chuyên chở hàng hóa xuống.

Theo thông tư 85/2014/TT-BGTVT không cấm chủ xe cải tạo phương tiện, tuy nhiên trong cải tạo có thể sẽ có những trường hợp lợi dụng để lách luật, nhất là với những xe tải chở hàng hóa. Do đó về quan điểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ không duyệt kiểm định cho những trường hợp này.

Bên cạnh đó, khối lượng chuyển chở hàng hóa của xe bán tải được quy định theo số liệu từ nhà sản xuất xe ô tô. Điều này đồng nghĩa với việc chủ xe lắp thêm nắp thùng hàng chỉ làm tăng tự trọng của xe, chứ không làm giảm khối lượng chuyên chở hàng hóa.

Khi chủ xe làm thủ tục cấp Giấy đăng ký xe, cơ quan đăng ký sẽ căn cứ vào phiếu kiểm tra xuất xưởng của nhà sản xuất xe để xác định khối lượng chuyên chở hàng hóa của xe chứ không phải giấy kiểm định.

Do đó, những xe bán tải có khối lượng chuyên chở được ghi trong phiếu kiểm tra xuất xưởng trên 950 kg, dù có lắp thêm nắp thùng xe thì khi đi đăng ký xe vẫn được xếp vào nhóm xe tải và không được phép lưu thông trên những tuyến đường cấm xe tải.

Như vậy, trong trường hợp lực lượng chức năng phát hiện các nhóm xe bán tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 950 kg lắp thêm nắp thùng xe di chuyển vào đoạn đường cấm xe tải thì sẽ vẫn bị xử phạt theo quy định.

Xe máy đi vào đường cấm sẽ bị phạt như thế nào?

Người điều khiển xe máy đi vào đường cấm đều bị xử phạt. Từ năm 2020 khi Nghị định 100 có hiệu lực, lỗi đi ...

Bảng giá xe máy Honda ngày 27/8/2020

Giá xe máy Honda ngày 26/8/2020 đi ngang, Wave Alpha, Blade, Wave RSX, Future, Air Blade, Lead, Winner…thấp hơn giá đề xuất.

Mitsubishi Pajero Sport 2021 ra mắt phiên bản cao cấp GT-Plus

Mitsubishi Pajero Sport GT-Plus mới ra mắt tại Thái Lan, có thêm nhiều tiện nghi cao cấp với giá từ 1.349.000 baht [tương đương ~ ...

Xe bán tải gây ấn tượng bởi thiết kế nam tính, khỏe khoắn. Trong nhóm xe gầm cao, những mẫu xe bán tải có giá khá "mềm", được khách Việt ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội, khó thấy ở các dòng xe khác.

Lợi thế đầu tiên của xe bán tải là khả năng chở đồ chuyên dụng. Nhờ tích hợp thùng xe lớn ở phía sau, xe bán tải có thể chở cùng lúc nhiều hàng hóa, phục vụ các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, xe bán tải cũng là phương tiện chở đồ hữu ích cho các gia đình tổ chức đi dã ngoại, cắm trại.

Cỗ máy vận hành mạnh mẽ là một ưu điểm vượt trội. Xe bán tải là một trong những dòng xe có khả năng off-road tốt và di chuyển thuần thục trên nhiều địa hình khó khăn.

Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất với người sử dụng là phải ghi nhớ và chấp hành một số quy định riêng khi lái xe bán tải, nhất là trong nội đô. Vậy những quy định đó là gì? Mức phạt vi phạm các quy định đó như thế nào? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

Quy định về trọng lượng, chiều cao xếp hàng hóa cho phép trên xe bán tải

Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định chiều cao xếp hàng hóa được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên và không vượt quá mức quy định dưới đây:

- Chiều cao xếp hàng hóa đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở [ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường] từ 05 tấn trở lên không vượt quá 4,2 m.- Chiều cao xếp hàng hóa đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở [ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường] từ 2,5 tấn - dưới 05 tấn không vượt quá 3,5 m.
- Chiều cao xếp hàng hóa đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở [ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường] dưới 2,5 tấn không vượt quá 2,8m.

Mức phạt vi phạm:
Quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe tải có hành vi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép. Ngoài ra,người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Mức phạt vi phạm về trọng lượng cho phép:

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] chở hàng vượt trọng tải [khối lượng hàng chuyên chở] cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% - 30% [trừ xe xi téc chở chất lỏng], trên 20% - 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng [Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] chở hàng vượt trọng tải [khối lượng hàng chuyên chở] cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% - 50% [Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]. Có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] chở hàng vượt trọng tải [khối lượng hàng chuyên chở] cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% - 100% [Điểm a Khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]. Có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Phạt tiền từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] chở hàng vượt trọng tải [khối lượng hàng chuyên chở] cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% - 150% [Điểm a Khoản 7 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]. Có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Quy định về chiều dài xếp hàng hóa cho phép

Về chiều dài hàng hóa, Điều 19 Thông tư 46 quy định chiều dài xếp hàng cho phép đối với phương tiện cơ giới giao thông đường bộ không lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ thiết kế của xe và không lớn hơn 20 cm.

Quy định về chở hàng trong khoang hành khách

Bên cạnh những quy định về việc chở hàng hóa bằng thùng xe, tài xế xe bán tải còn phải tuân thủ Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 về việc xếp hàng hóa trên xe gồm:- Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường, không gây cản trở việc điều khiển xe.- Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu [cờ đỏ, đèn đỏ] theo quy định và phải chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm ban hành quy định cụ thể đối với việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.

Điểm đ, Khoản 3, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt nêu rõ:- Phạt tiền từ 500.000 - 800.000 đồng đối với các hành vi: Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không đảm bảo an toàn. Để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường. Để hàng hóa trong khoang chở hành khách.
Như vây, chở hàng hóa bằng khoang hành khách xe bán tải là một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật. Trong quá trình điều khiển, gặp tình huống phanh gấp, hàng hóa có thể lăn, đập vào người ngồi bên trong. Do đó, Chủ xe có thể đối diện mức phạt từ 500.000 - 800.000 đồng nếu vi phạm.

Quy định về lưu thông

Quy định mới về khối lượng chuyên chở khiến một số mẫu xe bán tải, xe tải hạng nhỏ không được coi là xe con, dẫn đến việc bị cấm đi lưu thông khu vực nội đô theo khung giờ.

Theo quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 do Bộ GTVT ban hành, xe bán tải [pick-up] có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg sẽ được xếp vào nhóm xe con trong tổ chức giao thông.
Trong khi đó, xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ xếp vào nhóm xe tải và không được phép lưu thông tuyến đường nội đô có biển cấm xe tải. Chủ xe bán tải thuộc nhóm này phải tuân thủ quy định về khung giờ cấm hoạt động và bắt buộc phải đi vào làn đường dành cho xe tải khi di chuyển trên những tuyến đường phân rõ làn đường.

Bảo Linh

Video liên quan

Chủ Đề