Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Lào Cai

Với phương châm lấy văn hóa dân tộc là nền tảng cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch; qua đó di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai được bảo tồn và phát huy, tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Là tỉnh vùng cao biên giới có đông dân tộc anh em cư trú [có 13 dân tộc với 25 ngành nhóm khác nhau thuộc các ngữ hệ chủ yếu của Việt Nam], vì vậy, Lào Cai là một tỉnh có đặc thù về văn hóa – xã hội. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai luôn được địa phương quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 [Khóa VIII] về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Di sản văn hóa Lào Cai cần được giữ gìn - Ảnh: Sưu tầm

Tiến sỹ Trần Hữu Sơn – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, địa phương thực hiện tốt quan điểm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đổi mới phù hợp với một tỉnh đa dân tộc, đa loại hình cảnh quan. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là vấn đề của người dân, do cộng đồng quyết định, Nhà nước đóng vai trò quản lý và định hướng; gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát huy và phát triển, gắn liền với kinh tế du lịch và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, vấn đề bảo tồn phải trở thành bảo tồn sống, diễn ra thường xuyên ở môi trường văn hóa chứ không dừng lại ở sưu tầm, bảo quản. Cả tỉnh cũng gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch. Là tỉnh vùng cao biên giới có đông dân tộc anh em cư trú [có 13 dân tộc với 25 ngành nhóm khác nhau thuộc các ngữ hệ chủ yếu của Việt Nam], vì vậy, Lào Cai là một tỉnh có đặc thù về văn hoá – xã hội.

Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai luôn được địa phương quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 [Khóa VIII] về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.


Ruộng bậc thang ở Sapa - Ảnh: Sưu tầm

     
Ảnh: Toàn cảnh bản Hào Nghè, xã Mường Khoa


    Huyện Tân Uyên có diện tích 903 km vuông, dân số gần 61 nghìn người, với 8 dân tộc anh em chung sống. Với sự đoàn kết, quyết chí đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa con thuyền “ kinh tế - văn hoá - xã hội - an ninh - quốc phòng” ngày một đi lên, mở ra chặng đường tươi sáng, huyện Tân Uyên đã phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Qua đó từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một phát triển, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Trong những nét đẹp văn hóa đó, phải kể đến việc lưu giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Lào tại xã Mường Khoa.Người Lào trên địa bàn xã Mường Khoa hiện có 488 hộ với trên 2.400 nhân khẩu. Trải qua bao thế hệ, người Lào nơi đây vẫn lưu giữ và phát huy được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Để bảo tồn và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc Lào, trải qua bao thế hệ, hằng năm người Lào vẫn luôn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc đó, đặc biệt vào các dịp lễ tết, lễ bản, người Lào vẫn thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ ca múa, hoạt động thể thao thu hút đông đảo bà con đến xem và cổ vũ, qua những hoạt động đó đã lưu giữ từ đời này qua đời khác của bà con nơi đây. Để có được những kết quả đó, việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Lào là hết sức qua trọng. 


 Ảnh: Hoạt động thể thao trong dịp lễ hội của người Lào


Từ bao đời nay, người Lào tại xã Mường Khoa gắn liền với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những lúc nông nhàn, phụ nữ Lào thường quây quần thêu thùa, may áo, váy. Tại xã Mường Khoa hầu hết gia đình người dân tộc Lào đều có dụng cụ se sợi, quay sợi và khung cửi dệt vải. Đây là một trong những nét văn hoá đặc sắc truyền thống dân tộc Lào. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ dân tộc Lào thêu, dệt thủ công những họa tiết hoa văn độc đáo. Đối với trang phục áo của người phụ nữ Lào được thiết kế khá tỷ mỷ, công phu như: Nhuộm chàm, xẻ ngực và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ. Song song với trang phục, phụ nữ Lào tại xã Mường Khoa còn đeo vòng cổ, vòng tay bằng bạc, nhôm hoặc đồng. Vòng vía được làm bằng sợi chỉ chàm đeo tay người Lào có ý nghĩa tránh gió, tránh những điều không may. Phụ nữ Lào đeo hoa tai dạng ống, có sợi chỉ xiên qua để treo các chùm hoa sặc sỡ. Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào được kết hợp cùng trang sức, khăn đầu làm tăng thêm vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm. Trang phục nam dân tộc Lào đơn giản với quần, áo được nhuộm chàm đen. Áo cánh nam xẻ ngực, cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt. Trước đây, nam dân tộc Lào đội khăn trắng gấp nếp cuốn nhiều vòng nhưng giờ đây họ ít khi đội khăn. Người Lào trước đây chủ yếu sản xuất theo hình thức tự cung, tự cấp. Đàn ông phải thực hiện từ dựng nhà, đến làm trang thiết bị, vật dụng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Ngoài sự độc đáo thể hiện trong trang phục, đồ trang sức, thì chiếc túi đeo do phụ nữ người Lào làm ra là một sản phẩm rất có giá trị cả về thẩm mĩ và giá trị truyền thống. Các loại túi này được làm với nhiều kích cỡ khác nhau và trang trí bằng các họa tiết hoa văn, các nhúm bông với đủ các màu sắc rực rỡ.


Ảnh: Người phụ nữ Lào dệt áo bên khung cửi


    Một nét độc đáo nữa phải kể đến là hoạt động văn hoá văn nghệ của người Lào. Có thể nói, dân ca và các điệu múa của người Lào rất phong phú và đa dạng, được sáng tác trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất với nét riêng đặc trưng. Dân ca của người Lào khỏe khoắn, trữ tình, đằm thắm được chia thành nhiều thể loại, ứng với từng hoàn cảnh cụ thể trong đời sống của họ như: Hát trong đám cưới, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đối đáp. Còn các bài múa mang đậm tính đặc trưng riêng, như các điệu xòe, múa quạt. Các làn điệu dân ca này như một động lực, một sức mạnh thúc đẩy sự phấn khởi trong lao động sản xuất và trong vui chơi giải trí của đồng bào dân tộc Lào. Nhạc cụ truyền thống dân tộc Lào cũng rất đa dạng như:Trống, chiêng, sáo, khèn.


   Ảnh: Điệu múa độc đáo của người Lào


Người Lào cũng có tín ngưỡng cúng bản hàng năm. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào tháng 3 hoặc tháng 6âm lịch hàng năm để cầu mong các vị thần linh che chở cho làng bản, nhà nhà được ấm no, mùa màng, vật nuôi phát triển tốt. Trong dịp lễ, tết, ngoài các nghi lễ ra, người Lào còn chơi các trò chơi truyền thống rất phong phú và đặc sắc như: Ném còn, đánh khăng, kéo co, đẩy gậy, hát giao duyên giữa thanh niên nam, nữ. Ngày nay, xã hội đang ngày một phát triển đi lên, nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Lào nói riêng cũng theo đó ngày càng có xu hướng mai một, phai mờ. Để bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa đó, thì đòi hỏi phải có tính kế thừa và phát triển từ thế hệ nay, qua thế hệ khác, để thế hệ trẻ luôn hiểu được nét đẹp đó để duy trì và phát huy. Là thế hệ trẻ của đồng bào dân tộc Lào tại xã Mường Khoa, anh Lò Văn Xí người phụ trách đội văn nghệ bản luôn nêu cao tinh thần tiền phòng, gương mẫu để vận động đội văn nghệ duy trì tập luyện thường xuyên, để giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.


     Ảnh: Lễ cúng bản của dân tộc Lào

     Người Lào sống quây quần tập trung thành từng bản. Họ chủ yếu ở nhà sàn, với hướng cầu thang lên nhà được làm từ phía sau nhà với mục đích tránh luồng gió độc và tránh tà ma vào nhà làm hại gia chủ. Với ẩm thực, người Lào sử dụng những thực phẩm sẵn có trong tự nhiên như: Cá suối, rêu đá, măng rừng, rau sắn, chuối rừng... Họ nổi tiếng với các món thịt nạc băm và các gia vị hấp chín, món ăn từ cá nướng, cá vùi tro; một số loại bánh được chế biến từ bột nếp, bột ngô mang những hương vị đặc trưng riêng.     Với nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, cấp uỷ, chính quyền cũng như  bà con dân tộc người Lào tại xã Mường Khoa tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Laocaitv.vn - Lào Cai với 25 nhóm, ngành dân tộc anh em cùng sinh sống với rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên bức tranh đa dạng sắc màu. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh nhà luôn được đặc biệt quan tâm, đầu tư. Đồng bào các dân tộc đã và đang được hưởng thụ những giá trị văn hóa, tinh thần ngày càng phong phú.

Đội văn nghệ thôn Đồng Qua tích cực tập luyện.

Mỗi khi có thời gian rảnh, các thành viên Đội văn nghệ thôn Đồng Qua, xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn lại tập trung tập luyện tại nhà một thành viên của đội. Tuy nhiều thế hệ, nhiều hoàn cảnh, công việc nhưng mọi thành viên đều có cùng chung một sở thích, say mê ca múa các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Tày. Việc duy trì và sinh hoạt thường xuyên của Đội văn nghệ thôn Đồng Qua đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền lại cho thế hệ sau những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân trong thôn, xã. Chị La Khánh Ly, thành viên đội văn nghệ thôn Đồng Qua, xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn bày tỏ: "Tôi tham gia đội văn nghệ để nâng cao đời sống tinh thần, trau dồi, học hỏi những kinh nghiệm từ các ông, các bà truyền lại cho con cháu để phát huy truyền thống dân tộc".

Thông qua các đề án, chính sách, hoạt động đã tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng của bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.000 đội, câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ. Từ những phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, rộng khắp đã xuất hiện những điển hình văn hóa tiêu biểu, nghệ nhân văn hóa. Toàn tỉnh hiện có 19 nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, họ là những nhân tố tích cực trong việc truyền tải cũng như hướng dẫn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc tới thế hệ trẻ. "Các điệu xòe then thì có khoảng 12 điệu. Chúng tôi thì rất thích, cũng luôn luôn nhắc là không được bỏ, phải phát triển nó. Nếu nó mất đi thì cũng là mất tất cả. Nhất là con cháu sau này phải hướng dẫn, ôn cho các cháu”, nghệ nhân múa xòe Lâm Văn Lù, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà cho biết.

Nghệ nhân truyền dạy múa xòe cho con cháu.

Với sự tích cực của các cấp, ngành, sự vào cuộc của cả cộng đồng, trên địa bàn tỉnh hiện nay có hơn 50 di tích văn hóa được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh; hơn 30 lễ hội được duy trì và phục dựng; gần 30 lớp truyền dạy chữ Nôm Dao. Lào Cai còn là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa, với 37 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 2 di sản đại diện nhân loại.

Nghi lễ cấp sắc của người Dao – Di sản văn hóa quốc gia.

Trong công tác bảo tồn văn hóa, chương trình “Mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có đặc sản trở thành hàng hóa” đã giúp nhiều sản phẩm văn hóa của người dân các địa phương xây dựng được thương hiệu, trong đó nhiều mặt hàng đã trở thành sản phẩm hàng hóa nổi tiếng hấp dẫn du khách. Các địa phương xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng với các điểm du lịch văn hóa đã tạo ra sức hấp dẫn cho các tuyến du lịch, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trách nhiệm ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa của chính chủ thể các giá trị văn hóa. Là một du khách đến trải nghiệm du lịch cộng đồng tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, anh Tống Đức Trung, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai chia sẻ: "Y Tý rất đặc biệt, đặc trưng của người Hà Nhì có nét riêng, nếp sống sinh hoạt của họ rất tuyệt vời, rất thu hút".

Đánh giá về công tác bảo tồn văn hóa trên địa bàn tỉnh thời gian qua và cho biết những định hướng trong thời gian tới, ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: "Sự lan tỏa trong cộng đồng về bản sắc văn hóa của chúng ta đã trở thành sản phẩm nâng cao đời sống của Nhân dân. Chúng ta đã có những sản phẩm văn hóa đi ra thế giới, và ngoại giao văn hóa sẽ tiếp tục được quan tâm, làm cho văn hóa Lào Cai sinh động hơn, có một sự hội nhập chọn lọc. Chúng ta vừa giảm thiểu nguy cơ mai một văn hóa, chúng ta lại có sự gắn kết phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới".

Trên con đường hội nhập và phát triển, việc giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng là quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của các dân tộc trên địa bàn Lào Cai, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài, ảnh: Thùy Anh

Video liên quan

Chủ Đề