Xác nhận nhập học rồi có hủy được không

Em đã trúng tuyển vào ĐHBK, tuy nhiên em vẫn đang chờ kết quả Xét tuyển của trường đại học khác vì trường công bố kết quả muộn. Em có một số câu hỏi sau mong được thầy cô giải đáp ạ:

1, Khi xác nhận nhập học trường ĐHBK thì em có bị loại ra khỏi danh sách xét tuyển của các trường khác không?

2, Nếu không thì em có thể vẫn xác nhận nhập học BK, đồng thời xác nhận nhập học vào trường khác nếu đỗ được không ạ?

3, Trong trường hợp có, nếu em xác nhận nhập học chính thức vào trường nào thì sẽ học trường đó đúng không ạ?

Em cảm ơn thầy/cô.

Thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trước 17h ngày 30/9

Từ nay tới 17h ngày 30/9, các thí sinh đã trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2022 trên cả nước phải hoàn thành việc xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ: [//thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn].

Tránh những rắc rối phát sinh

Thí sinh cần lưu ý, nếu không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì coi như từ chối nhập học, và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.

Trong trường hợp thí sinh ốm, bị tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên, hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên... cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học, hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học, hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Lưu ý, thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác, hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép. Đây là quy định đã được nêu rõ tại Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 ban hành quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

Thí sinh cần đặc biệt lưu ý điều này trong quá trình xác nhận nhập học, cũng như tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay để bảo đảm quyền lợi học tập của mình, tránh những rắc rối phát sinh do chủ quan, không nắm rõ quy định.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học và thông tin rõ về những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học, cũng như phương thức nhập học để thí sinh thực hiện đúng quy định.

Điểm mới trong kỳ tuyển sinh năm nay là các cơ sở đào tạo có thể tổ chức nhập học đồng thời với quá trình thí sinh xác nhận nhập học, hoặc tổ chức nhập học sau quá trình thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Vì vậy, thí sinh cần theo dõi, thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, hoặc liên hệ tới số máy điện thoại đường dây nóng của bộ phận hỗ trợ tuyển sinh của cơ sở đào tạo để được giải đáp.

Nhật Nam


Từ ngày 18/9 đến 17h ngày 30/9, Bộ GD&ĐT mở hệ thống xác nhận nhập học trực tuyến cho các thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, theo ghi nhận, vì nhiều lý do nguyên nhân khác nhau, sau khi xác nhận nhập học thí sinh lại muốn hủy thủ tục này.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số [//www.facebook.com/tuyensinhso/] để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí.

Các bước xác nhận nhập học trực tuyến

Bước 1: Thí sinh truy cập vào website //thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn; sau đó, nhập các thông tin số chứng minh nhân dân [căn cước công dân], mã đăng nhập, mã xác nhận và nhấn nút Đăng nhập.

Bước 2: Vào menu Tra cứu kết quả xét tuyển sinh từ chức năng Tra cứu

Bước 3: Xem kết quả xét tuyển

Mỗi trường mà thí sinh đăng ký xét tuyển chỉ có 1 kết quả là đỗ hoặc trượt. Nếu kết quả là trượt, có nghĩa là thí sinh trượt tất cả nguyện vọng đã đăng ký vào trường.

Bước 4: Xác nhận nhập học

Đối với nguyện vọng đỗ, thí sinh có quyền xác nhận nhập học. Để xác nhận nhập học, thí sinh nhấn nút Xác nhận nhập học như hình dưới

Bước 5: Nhấn Đồng ý để hoàn thành việc xác nhận nhập học.

Bước 6: Kiểm tra lại trạng thái Đã nhập học

Trạng thái thông tin của thí sinh "Đã nhập học" nghĩa là thí sinh đã xác nhận nhập học thành công và trường đại học đã nhận được thông tin xác nhận nhập học của thí sinh.

Cách hủy xác nhận nhập học

Thực tế rằng, nhiều thí sinh dù đã xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD&ĐT nhưng sau đó lại thay đổi suy nghĩ. Theo quy định, những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tham gia xét tuyển bổ sung hoặc là nhập học trường khác. Nếu muốn hủy xác nhận nhập học, phải liên hệ với trường đại học đó để được giải quyết. 

=> Như vậy, sau khi xác nhận nhập học trực tuyến xong, nếu muốn hủy, thí sinh phải tìm cách liên hệ với trường ĐH mình đã nhập học để tìm cách giải quyết xem được hay không. 

Sau khi xác nhận nhập học, thông tin của thí sinh sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT, đồng thời hệ thống sẽ tự động khóa nhập học của thí sinh, thí sinh sẽ không tham gia nhập học được ở các trường khác nữa. Trên hết, có nhiều thời gian để thí sinh thực hiện nhập học. Do đó, trước khi quyết định xác nhận nhập học, thí sinh cần suy nghĩ thật kỹ. 

Có nhiều thí sinh dù đã trúng tuyển đợt 1 nhưng lại muốn đợi để xét tuyển bổ sung. Việc này rất hên xui bởi có thể ngành bạn muốn lại không xét bổ sung. 

Xem thêm: 

  • Những trường ĐH đầu tiên thông báo xét tuyển bổ sung 2022

Jennie

Năm 2022 các thí sinh có thể xác nhận nhập học trực tuyến và sẽ có thông báo nhập học trực tuyến. Hệ  thống của Bộ GD và ĐT sẽ mở để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến từ ngày 18/9 đến 17 giờ 00 phút ngày 30/9. Việc xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh giúp cho thí sinh thuận lợi lựa chọn trường mình đã trúng tuyển để nhập học, thuận lợi cho việc đi lại và giảm chi phí cho các thí sinh ở xa khi đi nhập học. 

Những thí sinh đã tiến hành xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển tiếp theo, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học. Như vậy, nếu thi sinh không thực hiện quy trình này coi như từ chối cơ hội trúng tuyển và đợi đợt xét tuyển đăng ký nguyện vọng tiếp theo.

Lưu ý: thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến vẫn phải tiếp tục thực hiện nhập học tại trường theo kế hoạch, thời gian và quy định của từng trường. Thí sinh cần theo dõi thông tin thường xuyên và trực tiếp trên trang website của trường mà mình đã trúng tuyển.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2022, tất cả các thí sinh phải xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh. Trong trường hợp thí sinh không thực hiện quy trình này coi như từ chối cơ hội học tập dù đã trúng tuyển.

Xem thêm: 6 bước xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo hướng dẫn tại Mục III Kế hoach ban hành kèm Quyết định 1683/QĐ – BGDĐT năm 2022 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định:

  • Thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 là trước 17 giờ ngày 17/9/2022;
  • Thời gian xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống của Bộ là trước 17 giờ ngày 30/9/2022.

Như vây, trước 17 giờ ngày 26/9, thí sinh cần xác nhận khẳng định nhập học vào trường đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh có thể gửi trực tiếp tại trường hoặc thư chuyển phát nhanh qua đường bưu điện.

+ Theo lịch nhập học của từng trường thí sinh sẽ đến trường nộp các giấy tờ theo yêu cầu như học bạ, sơ yếu lý lịch, giấy tốt nghiệp tạm thời, giấy chứng nhận ưu tiên,… để làm thủ tục nhập học;

+ Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thi sinh khi nhập học.

Thời gian nhập học Đại học, cao đẳng trên cả trước năm học 2022 – 2023 sẽ diễn ra sau 30/9/2022. Do đó, từ tháng 10/2022  đến tháng 12/2022, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước có thể tổ chức tuyển sinh các đợt bổ sung và thông báo trên trang thông tin của trường. Nếu thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bổ sung thì cần lưu ý các mốc thời gian này và chủ động theo dõi trên trang website của các trường.

Sau khi xác nhận nhập học đại học trực tuyến, trong 5 ngày, các thí sinh cần tiến hành nộp hồ sơ đến trường mình đã nhập học để hoàn thành thủ tục nhập học đúng thời hạn.

Thông thường, khi làm thủ tục nhập học, thí sinh cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy báo nhập học [yêu cầu bản chính];
  • Sơ yếu lý lịch học sinh – sinh viên [hồ sơ trúng tuyển] có dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu Bộ Giáo dục [yêu cầu bản chính];
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2022; hoặc Bằng tốt nghiệp THPT đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2022 [yêu cầu bản chính và bản sao công chứng chứng thực];
  • Học bạ THPT [yêu vầu bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu];
  • CMND hoặc CCCD [ bản sao công chứng chứng thực];
  • Giấy tạm trú, tạm vắng;
  • Sổ đoàn [bản gốc], giấy giới thiệu sinh hoạt đoàn [nếu có];
  • Bản sao Giấy khai sinh;
  • Bản sao bảo hiểm y tế;
  • Phiếu khám sức khỏe do phòng khám, bệnh viện quận, huyện , thành phố cấp;
  • Giấy tờ chứng minh ưu tiên đối với thí sinh trúng tuyển thuộc diện đối tượng ưu tiên [ yêu cầu bản sao công chứng chứng thực] như: giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sư và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do BCH quân sự cấp đối với nam [yêu cầu bản sao];
  • Ngoài ra, thí sinh nên chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo. 

Mỗi trường sẽ có yêu cầu cụ thể về hồ sơ nhập học, thí sinh cần lưu ý đọc kỹ trên giấy báo trúng tuyển và chủ động kiểm tra thông tin trên trang website của cơ sở giáo dục mà mình nhập học. 

Trong trường hợp nộp chậm hơn thời gian nhập học theo quy định của trường, nếu thí sinh có lý do chính đáng như ốm đau, tai nạn và có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sẽ được xem xét quyết định cho nộp bổ sung. Nếu các thí sinh không thực hiện đầy đủ thủ tục nhập học theo yêu cầu, các trường có quyền sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển theo quy định.

Theo quy định, khi thí sinh đã xác nhập nhập học xong trên hệ thống, mọi thông tin của thí sinh sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ tự động khóa đăng ký nhập học ở các nguyện vọng khác của các trường trên toàn quốc, thí sinh sẽ không được hủy trực tuyến xác nhận nhập học mà phải liên hệ trực tiếp với trường đã xác nhận nhập học để giải quyết. Như vậy, sau khi xác nhận nhập học trực tuyến xong, nếu muốn hủy, thí sinh phải tìm cách liên hệ với trường ĐH mình đã nhập học để tìm cách giải quyết xem được hay không. 

Chính vì vậy, nếu thí sinh còn nhiều phân vân, lưỡng lự khi lựa chọn xác nhận nhập học cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Nếu xảy ra một số trường hợp mà khiến bạn không thể tham gia học tập tại trường đại học mà bạn đã đăng ký nhập học, bạn có thể rút hồ sơ đại học theo hai cách sau đây:

  1.  Sinh viên có thể đến trực tiếp tại trường để rút hồ sơ. Lưu ý phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
  2.  Ủy quyền cho người thân đến trường làm thủ tục rút hồ sơ. Lưu ý người được ủy quyền cần phải có giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương.

Dựa vào những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như tùy thuộc vào quy chế và thủ tục của từng trường Đại học mà trường đại học sẽ có những quy định về thủ tục khác nhau. Nhìn chung, thủ tục rút hồ sơ đại học bao gồm các thủ tục sau:

+ Người có nguyện vọng rút hồ sơ nhập học viết đơn xin rút hồ sơ, có ý kiến xác nhận của Ban chủ nhiệm khoa;

+ Nộp lại thẻ sinh viên và giấy báo nhập học;

+ Nộp phiếu thanh toán xác nhận sinh viên đó không nợ gì ở trường;

+  Đợi quyết định của nhà trường và thực hiện rút hồ sơ tại phòng công tác tuyển sinh.

Lưu ý: ngoài những thủ tục cơ bản nêu trên, sinh viên hoặc phụ huynh muốn rút hồ sơ đại học cần tiến hành liên hệ với bên phía nhà trường, cụ thể là tới các phòng như: Phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, khoa quản lý… để làm các thủ tục liên quan.

Với đơn đề nghị thôi học và rút hồ sơ được viết theo mẫu chuẩn của từng trường và được gửi tới Phòng quản lý đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường nơi sinh viên đang theo học. Về vấn đề bồi thường học phí sau khi rút hồ sơ đại học pháp luật hiện hành không có quy định. Như vậy khi sinh viên nhập học rồi hoàn toàn có thể rút hồ sơ nhập học bằng cách tiến hành thủ tục rút hồ sơ. Và nếu muốn rút hồ sơ Đại học thì cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của từng trường.

Có thể bạn quan tâm: Định hướng nghề nghiệp

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề