Xã hội phong kiến tây âu là gì

Câu hỏi: Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu?

Trả lời: Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

- Đầu thế kỷ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu và bị các bộ tộc Giéc-man tiến hành xâm lược.

- Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ, nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời.

+ Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến gồm các quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực.

+ Nông nô gồm nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị cướp ruộng đất.

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

Kiến thức tham khảo về xã hội phong kiến

1. Xã hội phong kiến là gì?

Phong Kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong, theo Hán Việt từ điển của cụ Nguyễn Văn Khôn.

Như vậy chế độ phong kiến gồm có vua, chư hầu và phong địa. Vua là người đứng đầu một nước, chư hầu  chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng và được một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao và phong địa là đất phong cho chư hầu, có tư cách như một nước độc lập và truyền từ đời này sang đời khác.

Trong phạm vi một nước thì phong kiến chính là nhà nước có các vua chúa, địa chủ và nông dân. Khi đó vua chúa là người có quyền lực tối cao, tất cả mọi người đều phải phục tùng. Địa chủ là những người được vua chúa ban đất cho, rất nhiều đất còn nông dân là những người dân nghèo không có đất đai của cải.

=> Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

2. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

Xã hội phong kiến phương Đông

Được hình thành sớm [từ thế kỷ III TCN đến khoảng thế kỷ X], nhưng lại phát triển chậm chạp [từ thế kỷ X đến thế kỷ XV], quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Xã hội phong kiến phương Tây

Được hình thành muộn hơn [từ thế kỷ V đến khoảng thế kỷ X], phát triển trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến khoảng thế kỷ XV, kết thúc sớm hơn, rơi vào khủng hoảng suy vong [từ thế kỷ XIV đến khoảng thế kỷ XV] nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

3. Đặc điểm của quá trình phát triển của xã hội phong kiến

Được hình thành muộn, phát triển trong giai đoạn từ thế kỳ Xi đến khoảng thế kỷ XV, kết thúc sớm hơn rơi vào khủng hoảng suy vong nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản. Quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu có những đặc điểm sau đây:

– Cuối thế kỷ V các quốc gia cổ đại phương Tây đã bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt.

+ Người Giéc-man vào đế quốc La Mã đã phá bỏ bộ máy Nhà nước Roma, chia ruộng của chủ nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi, giàu có đó là lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô, họ lệ thuộc vào lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở châu Âu.

+ Xã hội phong kiến châu Âu hình thành. Lãnh chúa phong kiến là người có ruộng đất, tước vị, giàu có, quyền thế. Nông nô xuất thân từ nô lệ và nông dân, cuộc sống bị phụ thuộc vào lãnh chúa.

– Lãnh địa phong kiến:

+ Kinh tế trong lãnh đại tự sản xuất, tự cấp, tực túc, chỉ mua muối và sắt, tự tiêu thụ, không trao đổi buôn bán.

+ Những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiến lược được đã nhanh chíng bị họ biến thành khu đất riêng của mình đó là các lãnh địa phong kiến.

+ Đời sống lãnh chúa có nhiều quyền như một vị vua sống đầy đủ, xa hoa, nông nô phụ thuộc, đói nghèo, khổ cực.

+ Lãnh địa phong kiến gồm đất đai của lãnh chúa, nhà ở của nông nô.

– Sự xuất hiện các thành thị trung đại:

+ Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, xã hội phong kiến châu Âu phát triển.

+ Cuối thế kỳ XI kinh tế thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hóa, nhiều thành thị trung đại ra đời.

+ Sống trong thành thị gồm thợ thủ công, thương nhân.

+ Tổ chức của thành thị phố xá cửa hàng, các phường hội và thương hội.

4. Cơ sở kinh tế xã hội phong kiến

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn [phương Đông], hay trong các lãnh địa phong kiến [phương Tây] với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

Chủ Đề