Vũ trụ là gì địa lý 10 năm 2024

Kiến thức trọng tâm Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 10.

A. Lý thuyết bài học

1. Khaí quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời

1.1. Vũ Trụ

- Khái niệm: Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.

- Trong vũ trụ có thiên hà, khí bụi, hệ mặt trời và các hành tinh,…

Hình 5.1. Vũ Trụ và hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ

1.2. Hệ Mặt Trời

- Khái niệm: Là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

Hình 5.2. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời bao gồm:

+ Mặt Trời là định tinh (trung tâm).

+ Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải).

+ Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí,...

1.3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Vị trí: Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.

- Khoảng cách: Trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:149,6 triệu km.

- Chuyển động: Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục.

- Các hệ quả địa lí trên Trái Đất.

2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

2.1. Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.

- Hệ quả: Có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.

Hình 5.3. Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau

2.2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

* Khái niệm:

- Giờ địa phương (còn gọi là giờ Mặt Trời) được hiểu là ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

- Giờ quốc tế là giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

* Cách chia múi giờ

- Chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.

- Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của Trái Đất.

- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Hình 5.4. Các múi giờ trên Trái Đất

* Đường chuyển ngày quốc tế (lấy từ inh tuyến 1800):

- Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.

- Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.

- Biểu hiện:

+ Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.

+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.

- Ảnh hưởng: Lực Criôlít ảnh hưởng đến đường di chuyển của các vật thể như khối khí, dòng biển, đường đạn bay,...

Hình 5.5. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Thiên hà là:

  1. một tập hợp gồm nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ trụ.
  1. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.
  1. khoảng không gian vô tận, còn được gọi là Vũ Trụ.
  1. một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Lời giải:

Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi..) cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Dải Ngân Hà là:

  1. Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
  1. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.
  1. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.
  1. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp.

Lời giải:

Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hệ Mặt Trời gồm:

  1. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
  1. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
  1. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh…) cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
  1. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

Lời giải:

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi, khí.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

  1. Múi giờ số 0
  1. Múi giờ số 6
  1. Múi giờ số 12
  1. Múi giờ số 18

Lời giải:

Trên bề mặt Trái Đất chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

  1. lùi lại 1 ngày lịch
  1. lùi lại 1 giờ.
  1. tăng thêm 1 ngày lịch.
  1. tăng thêm 1 giờ.

Lời giải:

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 ta phải lùi lại 1 ngày lịch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:

  1. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh
  1. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất
  1. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
  1. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Lời giải:

- Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi, khí.

- Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Trong Hệ Mặt Trời, tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:

  1. Thứ nhất
  1. Thứ ba
  1. Cuối cùng
  1. Ở giữa

Lời giải:

Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, đứng ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời ra (sau Thủy Tinh và Kim Tinh)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là

  1. kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0.
  1. kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6).
  1. kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12).
  1. kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6).

Lời giải:

Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian:

  1. Một ngày đêm
  1. Một năm
  1. Một mùa
  1. Một tháng

Lời giải:

Trái Đất chuyển động tự quanh quanh trục theo hướng từ tây sang đông, thời gian quay hết một vòng là 24h + kết hợp với dạng hình cầu

⇒ Hệ quả: tạo ra sự luân phiên ngày, đêm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

  1. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
  1. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
  1. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà
  1. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh

Lời giải:

- Thiên thể bao gồm các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh..-> A đúng

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà → B đúng.

- Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà

⇒ Nhận xét: Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà là chưa chính xác

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

  1. Trái Đất tự quay quanh trục.
  1. trục Trái Đất nghiêng.
  1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  1. Trái Đất có dạng hình cầu.

Lời giải:

Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng → sinh ra ngày và đêm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do

  1. Trái Đất tự quanh quanh trục.
  1. Trục Trái Đất nghiêng.
  1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  1. Trái Đât có dạng hình khối cầu.

Lời giải:

- Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng → sinh ra ngày và đêm.

- Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là:

  1. Trái Đất có hình khối cầu.
  1. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
  1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  1. Trục Trái Đất nghiêng 23027'

Lời giải:

Do Trái Đất tự quay trục, mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ tây sang đông của Trái Đất. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).

⇒ Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlít, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành

  1. gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
  1. gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
  1. gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
  1. gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Lời giải:

Do tác động của lực Côriôlít, ở bán cầu Bắc vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải.

⇒ Như vậy, ở bán cầu Bắc gió Nam bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

  1. 13 giờ ngày 15 – 2
  1. 13 giờ ngày 14 - 2
  1. 23 giờ ngày 15 - 2
  1. 23 giờ ngày 14 – 2

Lời giải:

Việt Nam (múi giờ số 7) và khu vực múi giờ số 12 chênh nhau: 12 giờ -7 giờ = 5 giờ.

- Múi giờ số số 7 nằm ở bên trái múi giờ số 12 nên có giờ đến muộn hơn.

⇒ Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 12 – số múi giờ chênh lệch = 18 giờ – 5 giờ = 13 giờ ngày 15 – 2.

⇒ Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là 13 giờ ngày 15 – 2.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

  • Trả lời câu hỏi Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Quan sát hình 5.2
  • Bài 1 (trang 21 sgk Địa Lí 10): Vũ Trụ là gì ...
  • Bài 2 (trang 21 sgk Địa Lí 10): Hãy trình bày ...
  • Bài 3 (trang 21 sgk Địa Lí 10): Căn cứ vào bản đồ ...

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

  • Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
  • Địa Lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
  • Địa Lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Vũ trụ là gì địa lý 10 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Vũ trụ là gì địa lý 10 năm 2024

Vũ trụ là gì địa lý 10 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.