Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 105 106 107

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi - Tuần 15 trang 106, 107 Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 106, 107: Luyện từ và câu

Câu 1: Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau :

a,

b,

c,

d,

e,

f,

Trả lời:

a, - Đồ chơi: diều

- Trò chơi: thả diều

b,- Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn

- Trò chơi: múa sư tử [múa lân], rước đèn.

c,- Đồ chơi: dây, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp.

- Trò chơi: nhảy dây; cho búp bê ăn, lắp ghép mô hình, nấu ăn.

d,- Đồ chơi: bộ xếp hình, mấy bộ điều khiển.

- Trò chơi: trò chơi điện tử, xếp hình.

e,- Đồ chơi: dây thừng,chả ná [súng cao su] [không nên chơi]

- Trò chơi: kéo co, bắn [không nên chơi]

f,- Đồ chơi: khăn bịt mắt

- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác :

- Đồ chơi:..................

- Trò chơi:.................

Trả lời:

- Đồ chơi: bóng, bi, máy bay, xích đu, bàn cờ; búp bê, súng phun nước, kiếm .

- Trò chơi: đá banh, bắn bi, ngồi xích đu, chơi cờ, chơi với búp bê...

Câu 3: Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên :

a] - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M : đá bóng, đấu kiếm,.......

- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích:

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích:

b] - Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ?

- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ?

c] Những đổ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

Trả lời:

a] - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M : đá bóng, đấu kiếm,đấu kiếm, bắn bi, trò chơi điện tử, rượt bắt, chọi dế.

- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: Chơi với búp bê, nấu ăn, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô quan

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê .

b] - Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ? Thả diều [vui khỏe], chơi với búp bê [rèn tính dịu dàng, cẩn thận] nhảy dây [nhanh + khỏe]...

- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ? Chơi quá nhiều, quá sức sẽ mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Ham chơi quá độ quên ăn, quên ngủ cũng là không tốt.

c] Những đổ chơi, trò chơi có hại : Súng phun nước [ướt quần áo, đồ đạc, mang tính bạo lực], đấu kiếm [nguy hiểm, dễ làm nhau bị thương] .

Câu 4: Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi :

M: say mê

Trả lời:

M: say mê, say sưa, ham thích, hào hứng, mê, thích, nhiệt tình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi - Tuần 15 trang 106, 107 Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

197

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 105, 106, 107 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 105, 106, 107 Tập làm văn - Luyện tập miêu tả đồ vật

Câu 1 trang 105 VBT Tiếng Việt lớp 4: Đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư [Tiếng Việt 4, tập một, trang 150-151], thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a] Ghi lại phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài: Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- ..............................

b] Ở Phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

- ..............................

c] Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- ..............................

d] Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả

Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe

 - ..............................

 - ..............................

Phương pháp giải:

a. Mở bài nằm ở đoạn đầu tiên trong bài văn.

Kết bài nằm ở câu cuối cùng trong bài văn.

b. Em đọc kĩ phần thân bài để xác định.

c. Em chú ý tìm các chi tiết miêu tả chiếc xe đạp rồi cho biết phải dùng giác quan nào mới có thể miêu tả được như vậy.

d. Em đọc kĩ trong bài văn.

Trả lời:

a] Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M :

- Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài:  đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b] Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

+ Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

+ Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

+ Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

+ Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

+ Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

+ Chú rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

+ Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c]  Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt: thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai: Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d] Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả

Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe

Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", [chú hãnh diện với chiếc xe của mình].

Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.

Câu 2 trang 106 VBT Tiếng Việt lớp 4: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay :

Mở bài: .....................

Thân bài: .....................

Kết bài: .....................

Phương pháp giải:

Em quan sát các chi tiết, chọn lọc rồi sắp xếp lại thành một trình tự hợp lí.

Trả lời:

Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

A. Mở bài:

Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay : là một chiếc áo sơ mi màu xanh hòa bình, đồng phục của trường em.

B. Thân bài

- Tả bao quát chiếc áo

+ màu sắc : màu xanh hòa bình.

+ Kiểu dáng : tay ngắn, vừa vặn, rất thoải mái.

+ Chất vải : cô-tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.

-  Tả một số bộ phận nổi bật

+ Cổ áo mềm, được viền bằng những nếp gấp xinh.

+ Tay áo hơi phồng lên, cũng được viền thật khéo.

+ Một bên tay áo may logo của trường rất nổi bật.

+ Phía trước ngực thêu tên của em cùng tên lớp.

+ Hàng nút màu xanh nho nhỏ, được đơm rất chắc chắn.

C. Kết bài

-  Em nói lên tình cảm của em với chiếc áo

+ Gắn bó thân thiết.

 Em rất yêu quý, chiếc áo.

Video liên quan

Chủ Đề