Vở bài tập đạo đức lớp 3 trang 10

Bài 3 trang 8, bài 1 trang 8, bài 2 trang 9, bài 3 trang 10, bài 4, 5 trang 11 Vở bài tập [VBT] Đạo Đức 4. Điền vào các từ ngữ [phù hợp, lắng nghe, ý kiến, có lợi, bày tỏ] vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp.

 Bài tập 1 trang 8 VBT Đạo Đức lớp 4

Câu hỏi:

Hãy quan sát tranh trên và cho biết:

a] Tranh vẽ gì?

b] Việc làm của cá bạn trong tranh thể hiện điều gì?

c] Thái độ của cô giáo như thế nào trước mong muốn bày tỏ ý kiến của các bạn.

Trả lời:

 a] Tranh vẽ hình ảnh bạn Tâm và các bạn đang xung phong trả lời câu hỏi.

 b] Việc làm của các bạn thể hiện sự chăm chú nghe giảng và tinh thần góp ý cho bài giảng.

 c] Thái độ của cô giáo là rất vui trước sự xung phong hăng hái của các bạn học sinh khi nhiệt tình đóng góp ý kiến cho bài giảng với thái độ tích cực.

Bài tập 2 trang 9 VBT Đạo Đức lớp 4

Câu hỏi:

Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây và giải thích lí do.

Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:

□ Cãi lại và bỏ không làm.

□ b] Im lặng nhưng bỏ không làm.

□ c] Im lặng và làm qua loa cho xong việc.

□ d] Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.

Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:

□ Im lặng.

□ b] Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.

□ c] Giận dỗi cô giáo.

□ d] Phản ứng gay gắt đối với cô và không muốn đến lớp.

Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:

□ Nói với bố mẹ mong muốn của em.

□ b] Im lặng và đi chơi công viên với bố mẹ mặc dù không thích.

□ c] Tự ý bỏ đi xem xiếc với bạn, không nói gì với bố mẹ.

Trả lời:

Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:

d] Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.

Bởi vì: Nên giải thích rõ với mọi người để mọi người đều hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình để có sự phân công công việc một cách phù hợp và hợp lí.

Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:

b] Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.

Bởi vì chỉ có giải thích rõ cho cô hiểu thì cô mới có thể nhìn nhận lại và đánh giá lại sự việc. Im lặng hoặc giận dỗi thì sự việc không thể giải quyết được triệt để.

Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:

a] Nói với bố mẹ mong muốn của em.

Bởi vì bố mẹ dẫn em đi xem xiếc cũng chỉ để muốn em cảm thấy vui vẻ, em nên mạnh dạn nói cho bố mẹ biết mong muốn của mình để bố mẹ biết và điều chỉnh.

Bai tập 3 trang 10 VBT Đạo Đức lớp 4

Câu hỏi:

Theo em, cách bày tỏ ý kiến của các bạn trong mỗi tranh dưới đây có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

- Tranh 1: phù hợp

   Khi mỗi bạn có quyền được bày tỏ mong muốn đi tham quan ở địa điểm nào và lập danh sách chỗ nào được mong muốn đi nhiều nhất sẽ được thực hiện.

- Tranh 2: phù hợp

   Bởi bóng đèn đã cháy, em không thể học tập được và cần bố thay để tiếp tục học.

- Tranh 3: không phù hợp.

   Việc học là nghĩa vụ cơ bản của mỗi học sinh, bạn không thể lấy việc nghỉ học để dọa bố mẹ và ép khi không được bố mẹ thỏa mãn nhu cầu của mình.

- Tranh 4: phù hợp.

   Việc tham gia vào đội văn nghệ của trường là phù hợp với mong muốn của mỗi học sinh. Việc bày tỏ nguyện vọng như vậy với cô giáo là hoàn toàn tốt.

Bài tập 4 trang 11 VBT Đạo Đức lớp 4

Câu hỏi:

Điền vào các từ ngữ [phù hợp, lắng nghe, ý kiến, có lợi, bày tỏ] vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp.

Trả lời:

- Trẻ em có quyền có ý kiến riêng và có quyên bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em. Mong muốn của trẻ em phải có lợi cho sự phát triển lành mạnh của các em và phù hợp với hoàn cảnh của gia đình, quê hương, đất nước.

Bài tập 5 trang 11 VBT Đạo Đức lớp 4

Câu hỏi:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn nhau theo những câu hỏi sau:

- Bạn hãy nói tên một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn thích.

- Bạn hãy kể tên một quyển truyện mà bạn thích.

- Người mà bạn yêu quý nhất là ai?

- Sở thích của bạn là gì?

- Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?

- Môn học nào bạn thích nhất?

- Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường?

- Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?

Trả lời:

 - Phóng viên [PV], Người trả lời [TL]:

   PV: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình là Nam đến từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Không biết bạn có đang bận gì không? Mình đang có cuộc khảo át về sơ thích cá nhân và muốn phỏng vấn bạn một chút để thu thập thông tin. Bạn có thể giúp mình được không?

   TL: Ồ tất nhiên rồi, hiện tại mình đang rảnh.

   PV: Cảm ơn bạn, câu hỏi đầu tiên là bạn hãy nói tên một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn thích.

   TL: Bài thơ mà mình thích đó là bài thơ “Lượm”.

   PV: Bạn hãy kể tên một quyển truyện mà bạn thích.

   TL: Harry Potter.

   PV: Người mà bạn yêu quý nhất là ai?

   TL: Tất nhiên là bố mẹ mình.

   PV: Sở thích của bạn là gì?

   TL: Nhiều lắm: đá bóng, đọc sách, nghe nhạc, …

   PV: Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?

   TL: Kì thi cuối năm của chúng ta.

   PV: Môn học nào bạn thích nhất? Vì sao?

   TL: Môn Toán vì môn đấy mình học khá nhất.

   PV: Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường?

   TL: Mình muốn tập trung học tập hơn nhưng nếu có thể mình muốn tham gia vào hội thể thao của trường.

   PV: Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?

   TL: Mình muốn đến thăm nước Mỹ, là nơi thành hiện thực của những ước mơ.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến

Bài 1 trang 10 Vở bài tập Đạo Đức lớp 3: Hãy xử lí tình huống sau đây:

Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi và vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.

Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

Trả lời:

- Em sẽ nhờ An giảng bài để hiểu rõ hơn chứ không định chép lời giải mà không hiểu gì.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Đạo Đức Lớp 3
  • Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 3

Bài 1 trang 10 VBT Đạo Đức 3: Hãy xử lí tình huống sau đây:

Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi và vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.

Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

Trả lời:

– Em sẽ nhờ An giảng bài để hiểu rõ hơn chứ không định chép lời giải mà không hiểu gì.

Bài 2 trang 10 VBT Đạo Đức 3: Hãy điền những từ tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

Trả lời:

a] Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.

b] Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.

Bài 3 trang 11 VBT Đạo Đức 3: Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau:

Khi Việt đang cắt hoa cho trò chơi Hái hoa dân chủ tuần tới của lớp thì Dũng đến. Dũng bảo Việt:

– Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.

Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Nếu Dũng có ý định giúp thì em rất vui lòng nhưng công việc cắt Hoa này không quá khó mặc dù em cắt không em, nhưng em vẫn có thể làm được mà không cần đến sự trao đổi này. Bởi nếu em làm toán hộ Dũng, điều đó là không trung thực trong học tập.

Bài 4 trang 11 VBT Đạo Đức 3: Hãy liên hệ việc tự làm lấy công việc của mình:

– Em tự mình làm những việc gì?

– Em tự làm việc đó như thế nào?

– Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?

Trả lời:

– Em tự vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát, lau nhà, học bài, …

– Đầu tiên là có cha mẹ hướng dẫn em, sau đó là em tự làm một mình đến tận bây giờ.

– Em cảm thấy rất sung sướng, tự hào khi tự làm lấy công việc của mình mà không cần nhờ ai làm hộ.

Bài 5 trang 11 VBT Đạo Đức 3: Hãy khoanh vào chữ cái trước những việc em có thể tự làm lấy:

a] Học và làm bài tập.

b] Soạn sách vở, đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.

c] Xếp gọn đồ chơi sau khi chơi.

d] Vệ sinh cá nhân.

đ] Tập thể dục buổi sáng.

e] Gấp chăn màn.

g] Gấp quần áo.

h] Lau bàn ghế.

i] Lập thời gian biểu của bản thân.

k] Quét nhà, quét sân.

l] Cho gà ăn.

m] Rửa ấm chén.

n] Nhặt rau.

o] Nấu cơm.

p] Tưới cây trong vườn.

q] Thực hiện các nhiệm vụ được lớp phân công.

Trả lời:

– Những việc em có thể tự làm lấy: a, b, c, d, i, k.

Bài 6 trang 12 VBT Đạo Đức 3: Hãy cùng bạn đóng vai theo những tình huống sau:

Tình huống 1: Ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà. Hôm nay Hạnh thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.

Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn thế nào?

Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo: “Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi của cậu thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho”

Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó?

Trả lời:

– Tình huống 1: Em sẽ xung phong quét nhà cùng với Hạnh, đôi khi hành động lại là minh chứng thực tế nhất. Hạnh sẽ hiểu ra điều đó hơn là em khuyên bởi lời khuyên rất dễ bị phản ngược.

– Tình huống 2: Việc trực nhất em có thể hoàn toàn tự làm được không cần nhờ đến sự trao đổi của Tú.

Bài 7 trang 13 VBT Đạo Đức 3: Hãy viết dấu + vào ô trống trước ý kiến mà em đồng ý, dấu – trước ý kiến em không đồng ý.

a] Tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình.
b] Trẻ em có quyền tham gia đánh giá công việc mình làm
c] Vì mỗi người tự làm lấy việc của mình cho nên không cần giúp đỡ người khác.
d] Chỉ cần tự làm lấy những việc mà mình yêu thích.
đ] Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những việc có liên quan đến mình.
e] Trẻ em có quyền tự quyết định mọi công việc của mình.

Trả lời:

+ a] Tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình.
+ b] Trẻ em có quyền tham gia đánh giá công việc mình làm
c] Vì mỗi người tự làm lấy việc của mình cho nên không cần giúp đỡ người khác.
d] Chỉ cần tự làm lấy những việc mà mình yêu thích.
+ đ] Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những việc có liên quan đến mình.
e] Trẻ em có quyền tự quyết định mọi công việc của mình.

Video liên quan

Chủ Đề