Giải vở bài tập ngữ văn lớp 7 bài các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

1.1. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và nhận xét về ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.
Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ được kết hợp chặt chẽ, xen kẽ nhau, cụ thể là:

  • Phần đầu:
    • Khổ 1: 2 câu đầu tự sự, 3 câu sau miêu tả
    • Khổ 2: tự sự + miêu tả
    • Khổ 3: tự sự + miêu tả + biểu cảm
  • Phần cuối: biểu cảm
  • Tác dụng: Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, bài thơ đã khắc hoạ đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá nát từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi ngườiMiêu tả, tự sự làm tăng thêm giá trị biểu cảm của bài thơ

1.2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm... Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xép bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

[Duy Khán, Tuổi thơ im lặng]

Câu hỏi:a. Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đó. Các yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp gì cho việc bộc lộ tình cảm của tác giả?

b. Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?

Trả lời:

a. Yếu tố miêu tả tập trung tả bàn chân của bố: màu, ngón, gan, mu của bàn chân, thúng câu, ống câu của bố, hòm đồ nghề cắt tóc...

  • Yếu tố tự sự: kế về việc bố ngâm chân, rên mình đau nhức việc bố đi giăng câu.
  • Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm khó thực hiện được và hạn chế sự xúc động.

b. Yếu tố tình cảm chi phối:

  • Tự sự không nhằm mục đích kể lại sự việc một cách đầy đủ, chi tiết. Bằng niềm thương cảm sâu sắc của con đối với cha do vậy khi hồi tưởng về người cha tác giả chỉ nhớ đến đôi bàn chân dãi dầu mưa nắng mà không nhớ đến những chi tiết khác.
  • Miêu tả không nhằm mục đích tả lại phong cảnh. Cả hai nhằm mục đích gợi lại những cảm xúc.

2. Ghi nhớ

  • Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng tả và gửi gắm cảm xúc.
  • Tự sự và miêu tả ở đây nhằm gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

Page 2

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng tả và gửi gắm cảm xúc.
  • Tự sự và miêu tả ở đây nhằm gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

1. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm

Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống

  • Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ[ khi muốn kể sự việc ]

Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

  • Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật [ tả người, tả cảnh, tả tình,….]

Biểu cảm: là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

  • Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. [ Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé ]

=> Cách kết hợp các phương pháp tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm sẽ gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

  • VD về một đoạn văn có kết hợp các yếu tố: 

Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm lấy khuỷu tay bà: “Để cháu giúp bà nhé!”. Bà cười thật hiền hậu: “Cám ơn cháu bé nhé! Cháu tốt bụng quá!”. Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm, vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.

NGỮ VĂN LỚP 7 Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 LỚP 7 

CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM I. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM 1. Những yếu tố tự sự và miêu tả trong bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và ý nghĩa của chúng đối với bài thơ Đoạn 1: – hai câu đầu: Tự sự – ba câu sau: Miêu tả Có vai trò tạo nên bối cảnh chung. Đoạn 2: Kể lại chuyện trẻ con cướp giật mất tranh, cảm thấy uất ức vì già yếu không làm gì được: tự sự kết hợp với biểu cảm. Đoạn 3: Sáu câu trên kết hợp với miêu tả để kể và tả lại cảnh khổ ban đêm lạnh không ngủ được. Hai câu cuối biểu cảm biểu lộ thân phận cam chịu. Đoạn 4: Tất cả năm câu là biểu cảm, nêu lên tình cảm cao thượng vị tha và vươn tới sáng ngời một tinh thần nhân đạo. 2. Đọc bài văn của Duy Khán | a. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn? Đoạn văn miêu tả và kết hợp với kể chuyện về bàn chân của bố, bàn chân vất vả… bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ: “đêm nào cũng ngâm nước nóng hoà muối”. Bố đi “ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu, bố đi sớm về khuya…” Đó là những câu văn làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài. Như vậy nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì không thể bộc lộ được biểu cảm. b. Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào? Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng đã góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc. giaibai5s.com II. LUYỆN TẬP 1. Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm. “Trời mưa, một cơn gió thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái ngôi nhà của nhà thơ Đỗ Phủ. Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre, mặc cho nhà thơ kêu gào khô miệng, rát cổ. Ông đành chống gậy quay về, trong lòng vừa ấm ức, lại vừa thông cảm với bọn trẻ, chúng cũng nghèo nên tham lam, tàn nhẫn.

Trận gió lặng đi thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã thế, đứa con còn đạp nát cái lót. Đầu giường thì nhà dột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh, vì nghèo đói bệnh tật và điều day dứt nhất là vì lo lắng cho vận dân vận nước. | Nhà thơ ước muốn có cái nhà rộng muôn ngàn gian, vững vàng như thạch bàn để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân vững vàng, chẳng sợ gì gió mưa nữa”. [Vũ Tiến Quỳnh]

Video liên quan

Chủ Đề