Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tại hội nghị "Cải cách quy định hành chính: Chìa khóa thực thi thành công EVFTA", diễn ra sáng 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Mai Tiến Dũng cho biết, nửa đầu năm 2020, Chính phủ tiếp tục cắt giảm 239 điều kiện kinh doanh.

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã cắt giảm 3.893 trên tổng số 6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 6.776 trên tổng số 9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30 trên tổng số 120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.

Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Theo EuroCham, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh.

Việc giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện và dịch vụ công qua triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động, đến nay đã tích hợp, cung cấp 725 dịch vụ công trực tuyến [tăng 90 lần so với thời điểm khai trương và 4,5 lần so với 3 tháng trước]. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam [EuroCham], cho rằng, khi EVFTA [Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu] có hiệu lực vào tháng 8/2020, một trong những yếu tố hàng đầu là tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ tích cực trong cải cách hành chính, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và hiện đại hóa khung pháp lý.

Đặc biệt, cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, EU và các DN cần tiếp tục thực hiện những giải pháp để bảo đảm tính hiệu quả thực thi, trong đó có việc thành lập Hội đồng DN của EVFTA để xem xét các thách thức trong quá trình triển khai và phối hợp giải quyết.

Theo Chủ tịch EuroCham, trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới còn đang phải vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam có “cơ hội vàng” để tận dụng EVFTA và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] từ EU, những DN đang tìm kiếm thị trường mở, cạnh tranh và thân thiện.

EuroCham đánh giá Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước, từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Chi phí kinh doanh thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Những cải cách vừa qua chưa làm hài lòng các DN.

Hiệp hội này nhận định, trong vài thập kỷ tới, Việt Nam được kỳ vọng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ước tính là 5% trong giai đoạn 2014 đến 2050. Nhu cầu trong nước tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và xuất khẩu mạnh nhờ vào dòng vốn FDI. Tất cả những yếu tố đó sẽ đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới và thứ 10 châu Á vào năm 2050.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam hiện đứng thứ 70 trong số 190 quốc gia trên toàn thế giới trong bảng xếp hạng Mức độ Dễ dàng Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới 2020, giảm một bậc so với năm 2019. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 5 nhưng khoảng cách còn khá xa so với Thái Lan, Malaysia.

Ông Ngô Hải Phan, Phó Chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tương Chính phủ, nhận xét, những cải cách vừa qua chưa làm hài lòng các DN. Vẫn còn nhiều rào cản gây khó khăn cho DN, nhất là các vấn đề nhiều bộ ngành và địa phương cùng quản lý, có hướng dẫn không nhất quán. Sắp tới, sẽ tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa 20% thủ tục hành chính nữa, ngăn chặn việc ban hành quy định mới là rào cản gây khó khăn cho DN và người dân. 

Tại Hội nghị, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương đã nghe và thảo luận xoay quanh 17 nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp châu Âu [nhóm ngành dược phẩm, trang thiết bị y tế, sở hữu trí tuệ, lao động, thực thi pháp luật, thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp ô tô, xe máy, công nghệ số, thuế và chuyển giá, du lịch - khách sạn,... ] liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước và giải quyết công việc của các Bộ, ngành, cơ quan. Hầu hết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối thoại được tổ chức kết hợp với Lễ ra mắt Sách Trắng EuroCham - ấn bản lần thứ 12. Đây là báo cáo thường niên của EuroCham, trong đó tổng hợp các vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của 17 tiểu ban ngành nghề thuộc EuroCham, cùng với kiến nghị mà Chính phủ có thể thực hiện nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường thương mại và đầu tư với Liên minh châu Âu.

Trần Thủy

Thứ 5, 16/6/2022 | 14:16 GMT+7

Theo ấn bản thứ 13 của World Economic League Table 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh, khi quá trình phục hồi sau đại dịch diễn ra, nền kinh tế toàn cầu sẽ có những thay đổi lớn trong những thập kỷ tới. Đáng chú ý nhất, Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.

Những năm trở lại đây, trung tâm của nền kinh tế thế giới đã dịch chuyển từ châu Âu và Bắc Mỹ sang châu Á. Sự chuyển dịch toàn cầu này được khởi động bởi việc hạ thấp các rào cản thương mại, đẩy mạnh tự do kinh tế và nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] của châu Á. Một yếu tố thúc đẩy chính khác là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc, và sự gia tăng nói chung về mức độ phức tạp kinh tế trong khu vực.

Trung Quốc dự kiến sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030. Sự phục hồi nhanh hơn dự kiến ở Mỹ vào năm 2021 và những nỗ lực của Trung Quốc theo chính sách "Zero-COVID" đã khiến Trung Quốc mất vị trí đầu bảng khoảng hai năm.

Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng GDP dương do nhu cầu trong nước ổn định. Điều này đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Chính sách kinh tế và tài khóa của Trung Quốc đã tập trung vào thị trường nội địa ngay từ trước đại dịch, do lo ngại về các hạn chế thương mại ngày càng tăng của phương Tây.

Theo CEBR, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới vào năm 2036.

Cụ thể, năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 thế giới về quy mô kinh tế và dự báo năm 2022 sẽ tăng 5 bậc lên vị trí thứ 36. Đến năm 2026, CEBR dự báo Việt Nam sẽ lọt top 30 nền kinh tế lớn nhất, năm 2031 sẽ đứng thứ 24 và năm 2036 vươn lên đứng thứ 20.

Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2021

1. Hoa Kỳ

2. Trung Quốc

3. Nhật Bản

4. Đức

5. Anh

6. Pháp

7. Ấn Độ

8. Ý

9. Canada

10. Hàn Quốc

11. Brazil

12. Nga

13. Úc

14. Tây Ban Nha

15. Mexico

16. Indonesia

17. Iran

18. Hà Lan

19. Saudi Arabia

20. Thuỵ Sĩ

Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2036

1. Trung Quốc đại lục

2. Hoa Kỳ

3. Ấn Độ

4. Đức

5. Nhật

6. Anh

7. Pháp

8. Indonesia

9. Brazil

10. Nga

11. Canada

12. Hàn Quốc

13. Ý

14. Úc

15. Tây Ban Nha

16. Mexico

17. Saudi Arabia

18. Hà Lan

19. Thổ Nhĩ Kỳ

20. Việt Nam

Cũng dự báo về quy mô kinh tế Việt Nam, theo IMF, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,12 tỷ USD. Xếp sau Indonesia [1630 tỷ USD] và Thái Lan [632,45 tỷ USD] và vượt qua Malaysia [556 tỷ USD], Philippines [523,53 tỷ USD], Singapore [496,81 tỷ USD].


Đến năm 2027, GDP của Thái Lan và Việt Nam sẽ ngang ngửa nhau ở mức khoảng hơn 690 USD [Thái Lan 692,6 tỷ USD và Việt Nam 690,11 tỷ USD].

Trong khi đó, GDP của Malaysia được dự báo sẽ đạt 633,63 tỷ USD năm 2027, xếp thứ 4 sau Việt Nam và Philippines đứng thứ 5 với 614,63 tỷ USD. Singapore đứng vị trí thứ 6 với 543,84 tỷ USD vào thời điểm đó.

Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Trước đó, năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay: "Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa".

Vì một Thanh hóa đổi mới, giàu mạnh & Phát triển!

Video liên quan

Chủ Đề