Viết đoạn văn về tâm trạng của người tù cách mạng

Khi nghe hè dậy bên lòng, khi nghe tiếng gọi của tự do thôi thúc để rồi người tù cách mạng, người chiến sĩ ấy bừng dậy tình yêu đời và khát vọng tự do đạp tan cánh cửa ngục tù. Khao khát đó biến thành hành động phá cũi, sổ lồng để được hòa mình cào cuộc sống tự do, cuộc sống đấu tranh của dân tộc, thoát ra khỏi cái không gian tù túng chật hẹp, bức bối đã giam cầm con người chiến sĩ đầy tình yêu, nghị lực, kiên cường lòng đấu tranh dành lấy tự do cho mình, cho dân tộc. Cái tôi cá nhân vận động khỏe khoắn hòa trong cái ta của cộng đồng để đấu tranh. Nhưng sao khi bài thơ khép lại vẫn lại là âm thanh ấy, âm thanh tiếng chim tu hú" cứ" kêu. Diễn tả âm thanh tự do kêu hoài kêu mãi không dứt, thôi thúc tiếng gọi tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết, kêu mãi không ngừng nghỉ. Thế giới của sự tù tội, giam cầm vốn luôn đối lập với thế giới của tự do, nhưng lại được tác giả đặt cạnh nhau, so sánh bởi cùng một thước đo tạo nên sự đối lập, tương phản gây tính chất gay gắt mãnh liệt. Ôi, thật diệu kì !
Trong bài thơ không nói về nỗi khổ vật chất của người tù cho thấy người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên những nỗi đau, những thiếu thốn về vật chất. Và nỗi đau nhàu xé tâm can của người tù ấy là nỗi đau của những người mất nước, mất đi cuộc sống tự do yên bình, mong muốn được đạp đổ mọi thứ" phá cũi sổ lồng" để chiến đấu cho cách mạng, đập tan cái chế độ dã man đang cầm tù cả một dân tộc, một đất nước. Căm phẫn, uất ức, vật vã cao độ đó là tâm trạng của người tù cách mạng. Tại sao vậy? Có lẽ là vì tình yêu cháy bỏng, tình yêu tha thiết mãnh liệt của người chiến sĩ đối với quê hương của mình khi nghĩ tới những lầm than cơ cực của dân tộc, đất nước lúc bị cướp mất sự tự do chăng. Đúng là một con người đáng được trân trọng, ngợi ca và là tấm gương yêu nước của mỗi con dân trên đất nước Việt Nam này.

Đề bài:

Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

 Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên

Xem lời giải

Viết đoạn văn phân tích tâm trạng người tù trong bài Khi con tu hú trong đó có sử dụng một câu cảm thán?


154344 điểm

trần tiến

Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú

Tổng hợp câu trả lời [1]

Qua bài thơ Khi con tu hú, ta như cảm nhận được tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong ngục giam tăm tối. Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thức bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hãy viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm : “ Chiếu dời đô” phản ánh ý chí độc lập , tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt .
  • Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học. A B 1. Tôi đi học a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh 2. Trong lòng mẹ b. Nói về một người nông dân cùng khổ bị chà đạp và đè nén thái quá đã uất ức vùng lên 3. Tức nước vỡ bờ c. Nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó 4. Lão Hạc d. Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em bé nhỏ trong vào ngày đến trường đầu tiên.
  • Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm? A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ. B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập. C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm. D. Cả A, B, C đều đúng
  • Tâm trạng chú bé Hồng thay đổi như thế nào qua câu hỏi thứ nhất và câu hỏi thứ hai của bà cô?
  • Các câu “Lưu Cung tham công nên thất bại – Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong – Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” được dùng để thể hiện hành động kể. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
  • Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” mang lại những giá trị nghệ thuật nào?
  • Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
  • Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào?
  • Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. [ Quê hương – Tế Hanh ].
  • Bài thơ" Tức cảnh Pác Bó" [Hồ Chí Minh, Văn 8, tập 2, NXB GD 2010] kết thúc bằng câu thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên và nét độc đáo trong "thú lâm tuyền" của Hồ Chí Minh với người xưa?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Đề bài:

Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

 Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên

Trang chủ » Lớp 8 » Soạn văn 8 tập 2

Câu 3: Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Bài làm:

 Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

Lời giải các câu khác trong bài

Video liên quan

Chủ Đề