Vì sao trẻ sơ sinh hay gồng mình

Theo các bác sĩ về chuyên khoa Nhi, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình là phản xạ sinh lý hoàn toàn bình thường. Vì khi mới sinh thể vân, tế bào thần kinh và vỏ não của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, trẻ sơ sinh có thói quen vặn mình để dễ dàng thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng có thể do tư thế ngủ không phù hợp, môi trường ngủ không thoải mái, đệm quá cứng hoặc do dùng gối cao. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vặn mình kèm theo triệu khó ngủ, nôn ói, ra mồ hôi trộm nhiều và hay giật mình thì cần lưu ý vì đây là dấu hiệu bệnh lý. 

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình giữa sinh lý và bệnh lý sẽ có triệu chứng khác nhau. Bố mẹ hãy chú ý để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất nhé. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết là trẻ thường gồng mình khoảng vài phút và kéo dài trong thời gian 2 - 3 tháng. Khi đó trẻ vẫn tăng cân bình thường. Nguyên nhân thường do: 

  • Trẻ bị đói nên vặn mình, uốn người hoặc quấy khóc. 

  • Do môi trường ngủ của bé không thoải mái, quá ồn ào hoặc quá nhiều ánh sáng khiến bé vặn mình, giật mình. 

  • Trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài kèm theo triệu chứng rặn mạnh và đỏ mặt.

  • Đôi khi trẻ vặn mình sinh lý do quấn khăn quá chật, bỉm ướt khiến bé không thoải mái. 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý kéo dài kèm theo một số triệu chứng nôn ói nhiều, ăn kém, thường xuyên giật mình… sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé như: 

  • Tổn thương thần kinh khiến trẻ vặn mình, gồng mình, hay bị co giật và khó ngủ. 

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, đổ mồ hôi trộm, nấc, nôn ói, quấy khóc, chậm tăng cân... Tình trạng này kéo dài khiến bé rụng tóc, chậm mọc răng và còi xương do hệ tiêu hóa kém, thiếu canxi. 

  • Đôi khi trẻ vặn mình do da bị tổn thương khi bị nóng, ngứa ngáy hoặc côn trùng cắn. 

Vậy trẻ sơ sinh hay vặn mình nên làm gì? Chắc chắn phải tham khảo từ bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Bên cạnh đó, Cleanipedia có tổng hợp một số cách xử lý cha mẹ có thể tham khảo:

Trẻ vặn mình bệnh lý: Trong trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và xác định tình trạng bệnh cụ thể. Khi đó bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý: Nếu trẻ vặn mình do sinh lý bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thay bỉm tã thường xuyên. Nên chọn loại bỉm có khả năng thấm hút tốt và lựa chọn loại quần áo rộng rãi giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn. 

  • Môi trường ngủ thoải mái: Để bé không bị vặn mình khi ngủ, cha mẹ cũng nên chú ý tới nhiệt độ phòng không quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến bé giật mình khó ngủ. Nên chọn phòng yên tĩnh, thoáng mát và tránh tiếng động lớn. Bên cạnh đó, nên thường xuyên vệ sinh phòng và giặt giũ chăn màn.

  • Âu yếm bé: Khi trẻ vặn mình khó ngủ bạn cũng nên ôm con vào lòng âu yếm và hát ru để bé được ngủ ngon hơn. 

  • Thường xuyên tắm nắng: Nên cho con tắm nắng mỗi ngày từ 6 - 9h sáng hoặc sau 17h chiều, giúp hấp thụ vitamin D qua da và canxi tốt. Thời gian tắm nắng tốt nhất là khoảng 15 phút. 

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sơ sinh: Cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ canxi cho con dưới sự tư vấn của bác sĩ. Đối với những bé đang bú mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu canxi qua nguồn sữa mẹ. 

Hy vọng với những thông tin tư vấn về nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách xử lý ở trên sẽ giúp bé yêu nhà bạn ngủ ngon, phát triển toàn diện nhất. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất từ Cleanipedia để có những kiến thức chăm sóc con yêu nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Originally published 29 tháng 12 năm 2021

Khoảng từ 5 - 6 tuần tuổi, thường trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ, khi ăn và khi thay bỉm. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường khi gặp ở trẻ mới sinh và hết sau 3 - 4 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình kèm theo các biểu hiện giật mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc trong thời gian dài, thường xuyên thì cha mẹ nên lưu ý và quan tâm trẻ. Vì tình trạng trên có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều?

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình được các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích đây chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Vì vậy trẻ vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng do ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao hoặc môi trường bé ngủ không thoải mái.

Tuy nhiên nếu có việc trẻ vặn mình còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, quấy khóc khiến giấc ngủ không sâu

2. Biểu hiện sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình

Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Là khi trẻ vặn mình, gồng người trong vài phút và sau 2 - 3 tháng thì kết thúc. Trẻ vẫn tăng cân bình thường thì không cần quá lo ngại nhiều. Việc trẻ vặn mình có thể do:

  • Môi trường bé ngủ không thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình.

  • Trẻ sơ sinh đói thường quấy khóc, cựa quậy, uốn người, vặn mình,…

  • Khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài thường vặn mình và rặn kèm theo đỏ mặt.

  • Môi trường xung quanh bé không thoải mái: Do tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt,… khiến bé cũng hay vặn mình.

Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Thường có biểu hiện kéo dài kèm theo triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới vấn đề ăn uống, giấc ngủ, sụt cân, tổn thương da, tóc,… ảnh hưởng tới sự phát triển của bé như:

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, nôn ói, nấc, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, giật mình, quấy khóc, lên cân chậm, lâu dần trẻ còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,… thì có thể do trẻ thiếu canxi, hệ tiêu hóa kém.

  • Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay gồng mình, vặn mình, khó ngủ, hay co giật.

  • Ngoài ra, trẻ vặn mình có thể do tổn thương da khi bị côn trùng cắn, bị ngứa, nóng,…

Viêm da ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên lưu ý, khi thiếu canxi kéo dài có thể gây co thắt thanh quản sẽ gây nguy hiểm cho trẻ, vì có thể khiến trẻ ngừng thở, tím tái, hoặc tử vong nhanh.

3. Bố mẹ nên làm gì khi con vặn mình?

Đối với biểu hiện bệnh lý

Cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay đề khám đưa ra các chẩn đoán chính xác, được tư vấn cách chữa trị và chăm sóc tốt nhất cho bé. Không nên sử dụng các mẹo để chữa cho bé tại nhà.

Đối với biểu hiện sinh lý bình thường

Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tình trạng vặn mình ở trẻ:

Thay tã, bỉm, quần áo rộng thoải mái cho trẻ dễ ngủ

Cha mẹ nên chọn tã, bỉm thấm hút tốt, vừa vặn với mông bé, mặc quần áo rộng rãi, đủ ấm để tạo cảm giác thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn.

Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái

  • Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến trẻ hay giật mình, vặn mình, quấy khóc. Cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, không ồn ào gây kích động cho bé.

  • Giặt giũ chăn, màn thường xuyên cho bé, vệ sinh phòng sạch sẽ tránh gây ngứa ngáy khó chịu.

Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ

Khi trẻ khó ngủ, vặn mình, quấy khóc, cha mẹ hãy ôm bé vào lòng, âu yếm, vỗ về, hát ru cho bé, nói chuyện cùng bé để cho bé thoải mái và có cảm giác an toàn, bé sẽ ngủ sâu hơn.

Tắm nắng cho bé thường xuyên

Việc tắm nắng cho bé có thể giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D qua da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho tốt nhất. Cha mẹ nên cho bé tắm nắng từ 10 - 15 phút trong khoảng thời gian từ 6 - 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ

Cha mẹ nên bổ sung canxi cho bé bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với bé đang bú mẹ thì các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất canxi như cá ngừ, cá hồi,… để cung cấp canxi cho bé qua nguồn sữa mẹ.

Cha mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngoài biểu hiện sinh lý bình thường ra trẻ còn đang biểu đạt cảm xúc của mình như trẻ khó chịu, ngứa ngáy, mệt, ốm hay đang đói, tã ướt,… Vì vậy cha mẹ nên quan tâm cảm xúc của con kỹ để có thể hiểu và giúp đỡ con.

Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ

Khi bé hay vặn mình, quấy khóc, khó chịu,… thì cha mẹ nên để ý kĩ các vùng da nhạy cảm cho trẻ xem trẻ có bị hăm, viêm, loét, mẩn đỏ hay không. Nếu bị nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Và lưu ý cha mẹ không sử dụng các mẹo lạ được truyền trong dân gian để chữa trị cho bé như là tẩy lông đen, xông hơi, đắp lá, truyền nóng,… vì có thể gây ảnh hưởng tới làn da, sức khỏe của bé.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc bé, đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất. Nếu tình trạng vặn mình ở trẻ kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán, xác định tình trạng nhằm chữa trị kịp thời. Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề