Vì sao tổng thống obama cho rằng tạo nên dấu ấn của mình trên thế giới này rất khó

Nhìn lại di sản nhiệm kỳ tổng thống Obama

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Đã gần đến lúc khép lại trang cuối cùng của 8 năm tại vị ở Nhà Trắng của ông Barack Obama. Trước khi ông chuyển đến chỗ ở mới ở khu dân cư Kalorama giàu có của thủ đô Washington, hãy cùng nhìn lại những gì mà ông đã cố gắng thực hiện - và thành quả của các nỗ lực đó.

Mặc dù có các mức điểm cho mỗi phần, những đánh giá này không phản ánh sự khôn ngoan trong những hành động, mà là nhận xét về kết quả ông Obama đạt được trong việc triển khai chương trình nghị sự của mình trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống.

Khi một người theo khuynh hướng cấp tiến đánh giá cao các chính sách môi trường của Obama, một cử tri bảo thủ nhiều khả năng sẽ phản ứng theo cách ngược lại. Bất chấp điều đó, có một sự thật không thể chối cãi là ông đã đạt được khá nhiều thành tựu trong 8 năm nắm quyền.

Một số thành quả của ông Obama, hoặc vì không rõ rệt hoặc không phải là một kết quả trực tiếp sẽ không được xét đến.

Quảng cáo

Mặc dù Nhà Trắng đã được phủ bảy sắc cầu vồng vào đêm mà hôn nhân đồng giới được công nhận là hợp pháp trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, nó đến từ một phán quyết của Tòa án Tối cao chứ không phải từ một quyết định của Tổng thống. Và trong khi ông Obama thường xuyên có những bài diễn thuyết lay động lòng người về vấn đề quan hệ sắc tộc, đặc biệt là sau vụ xả súng ở một nhà thờ cho người da đen ở bang South Carolina, không có nhiều những chính sách đi kèm các phát ngôn.

Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều thứ để đánh giá về ông Obama. Chúng ta sẽ lướt qua tám mảng chính - cùng với những nhận định về khả năng của Tổng thống tương lai Trump trong việc xóa bỏ những thành tựu mà ông Obama đã đạt được.

Câu nói hay của Barack Obama về thành công

  • Câu nói hay của Barack Obama về lối sống

  • Barack Obama là vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, không chỉ được nhân dân Mỹ quý mến mà trong suốt 2 nhiệm kỳ của mình cựu tổng thống còn chiếm trọn cảm tình của người dân khắp nơi trên thế giới.

    Cựu tổng thống là người đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng tính,năm 2015 Obama đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính ở tất cả các bang thuộc Hoa Kỳ. Obama nói: “Cuộc hành trình của chúng ta chưa thể hoàn tất cho đến khi những anh chị em đồng tính được đối xử như mọi người khác theo luật pháp – bởi vì nếu chúng ta sinh ra trong bình đẳng thì chắc chắn rằng tình yêu chúng ta dành cho người khác cũng bình đẳng như vậy”.

    Bên cạnh đó cựu tổng thống còn quan tâm và đề ra nhiều chính sách bảo vệ quyền và phúc lợi cho phụ nữ, cải tổ hệ thống y tế,…

    Barack Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên và cũng là vị tổng thống đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng giới

    Đôi nét về cựu tổng thống Mỹ Barack Obama:

    Xem thêm:Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và các câu nói sẽ giúp bạn phát hiện ra những chân lý mới trong cuộc sống

    Cuộc sống tựa thiên đường của gia đình Obama

    12:46 15/11/2021

    Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rời Nhà Trắng được 5 năm. Trong thời gian này có rất nhiều điều đã thay đổi trong cuộc sống của ông và gia đình. Vợ chồng ông đã viết một số cuốn tự truyện trở thành sách bán chạy nhất. Cả gia đình có những chuyến du lịch xa xỉ, ở trong những biệt thự sang trọng và dùng trang phục hàng hiệu v.v…

    • “Sinh nhật buồn” của chính quyền Obama

    “Tôi thực sự ngạc nhiên khi biết mình có nhiều tiền như vậy” - Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ Barack Obama đã nói trong bài phát biểu từ năm 2018 tại buổi diễn thuyết hàng năm do Quỹ Nelson Mandela tổ chức tại Nam Phi. Khi ông Barack Obama rời Nhà Trắng, độ nổi tiếng của ông đã tăng vọt và tài sản của gia đình ông cũng vậy. Nếu như từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 2008 gia đình Barack có khoảng 1,3 triệu USD thì đến năm 2021 số tiền này đã tăng theo cấp số nhân. Hiện tại, theo ước tính, số vốn của gia đình dao động từ 70-135 triệu USD, đồng thời ông Obama và vợ là bà Michelle có mức thu nhập lớn từ các cuốn sách họ viết.

    Mối nhân duyên

    Michelle và Barack Obama là hình ảnh mẫu mực của một cặp vợ chồng hiện đại có sức ảnh hưởng lớn. Khi họ gặp nhau, Michelle mới 25 tuổi và cô tự tin leo lên nấc thang sự nghiệp tại một công ty luật ở Chicago. Ấn tượng về chàng thực tập sinh Barack “có nụ cười tươi và thuộc dạng mọt sách” đã khiến cô thích thú ngay khi gặp mặt bởi sự tự tin, chân thành và tư duy vượt trội. Họ nhanh chóng yêu nhau, nỗ lực xây đắp cho mối quan hệ này và tiến tới hôn nhân. Sau hết, thành công sau hai nhiệm kỳ với 8 năm làm Tổng thống của Barack đã khiến cho cặp đôi này không những không biến mất trước công chúng mà còn biết biến tên tuổi của mình thành thương hiệu giá trị.

    Ông Barack Obama với cuốn sách bestseller của mình.

    Giàu nhanh từ viết sách và diễn thuyết

    Vào tháng 11-2020, phần đầu tiên của cuốn tự truyện “A Promised Land” của ông Barack Obama được phát hành và ngay trong tuần đầu tiên đã có hơn 1,7 triệu bản đã được mua [ngang với số lượng các cuốn hồi ký của các cựu Tổng thống Bill Clinton và G.W.Bush trong tuần đầu tiên]. Tuy nhiên, đây không phải là thành công đầu tiên của ông. Với những cuốn sách trước kia của mình, ông Obama đã nhận được hơn 15 triệu USD rồi.

    Tài năng của bà Michelle với tư cách là một tác giả sách cũng khó để những người tiền nhiệm của ông Obama có thể cạnh tranh được. Cuốn tự truyện “Becoming” của bà đã bán được hơn 10 triệu bản kể từ khi phát hành vào năm 2018 và trở thành cuốn bestseller [bán chạy nhất] trong năm đó. Hơn thế, tác phẩm này của bà Michelle lọt vào danh sách những cuốn sách ăn khách nhất trong lịch sử.

    So với thành công lớn của “Becoming”, chắc chắn doanh số bán cuốn tự truyện của ông Obama sẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thậm chí cao hơn một chút so với sách của vợ ông. Tuy nhiên, theo cựu Tổng thống, vợ ông không khó chịu vì điều này. Bà nói đùa rằng với số tiền từ việc bán hồi ký của ông thì bà có thể mua cho mình một đôi giày mới. Khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, cũng giống như các cựu lãnh đạo Mỹ khác, ông Obama nhận được 200 nghìn USD/năm. Số tiền này không thể so sánh với khoản thu nhập mà ông Obama và bà Michelle kiếm được từ việc bán sách của mình.

    Một thỏa thuận với Penguin Random House để bán cuốn hồi ký của hai vợ chồng cựu Tổng thống đã thu về cho nhà Obama khoảng 60 triệu USD cho mỗi cuốn. Song không dừng lại ở đó, từ thành công vang dội với ấn phẩm của mình, bà Michelle đã có chuyến đi khắp 30 thành phố, trong đó có thủ đô các nước châu Âu để quảng bá cuốn tự truyện “Becoming”.

    Bà Michelle cũng được phỏng vấn bởi Oprah Winfrey, Sarah Jessica Parker, Reese Witherspoon và những nữ biên tập viên của các hãng thông tấn nổi tiếng khác. Giá của một chiếc vé tại buổi giới thiệu cuốn sách tại Trung tâm Brooklin Barclays lên tới 3 nghìn USD. Hơn nữa, có 25 loại hàng hóa khác nhau đã được tung ra bán cho những người hâm mộ tác phẩm của cựu Đệ nhất phu nhân. Vợ chồng Barack luôn góp 10% lợi nhuận của họ cho các tổ chức từ thiện.

    Ông bà Obama.

    “Barack và tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện” - Michelle Barack nhận định khi vợ chồng họ ký hợp tác với Netflix vào năm 2018 với thỏa thuận trị giá khoảng 50 triệu USD. Ngoài ra, công ty sản xuất Higher Ground Productions do vợ chồng cựu Tổng thống thành lập sẽ tham gia dàn dựng phim truyền hình, phim truyện và phim tài liệu. Trong số này, bộ phim tài liệu “Becoming” chủ yếu dựa trên hồi ký của Michelle Obama được phát hành trên Netflix vào tháng 5 năm 2020.

    Cũng giống những người tiền nhiệm, vợ chồng Obama đã khai thác một nguồn thu nhập khác từ việc thuyết trình tại các hội nghị, từ các bài giảng cá nhân và hội thảo. Số tiền thu được của ông Obama rất ấn tượng với khoảng 400 nghìn USD cho mỗi buổi diễn thuyết. Bà Michelle thì yêu cầu ít hơn cho bài phát biểu của mình với khoảng 225 nghìn USD.

    Các bài giảng của ông Obama cho Northern Trust đã "tiêu tốn" của tập đoàn này khoảng 800 nghìn USD và trong ba lần xuất hiện trước các công ty ở phố Wall, cựu Tổng thống đã kiếm được 1,2 triệu USD, gây ra cơn bão phẫn nộ trong nhiều người Mỹ. Sự hợp tác của ông Obama với các chủ ngân hàng bị coi là đạo đức giả, vì trong nhiệm kỳ Tổng thống, ông đã chỉ trích gay gắt các ngân hàng lớn và sự gia tăng bất bình đẳng về tài chính trong xã hội.

    Cuộc sống viên mãn

    Thời trang sang chảnh: Bà Michelle đã ba lần xuất hiện trên trang bìa của tạp chí thời trang Vogue và xứng đáng nhận được danh hiệu biểu tượng của phong cách. Vainity Fair đã liệt kê và xếp hạng về phong cách của nhà Obama vào năm 2017. Cặp đôi được biết đến bởi sự ưa thích thời trang với giá cả phải chăng: Ông Obama đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng trong cùng một bộ lễ phục, còn bà Michelle vẫn coi trọng những bộ trang phục mà một phụ nữ trung lưu Mỹ có thể mua được.

    Tuy nhiên, địa vị cao và khối tài sản ấn tượng cho phép họ nuông chiều bản thân bằng những món đồ và phụ kiện, tủ quần áo sang trọng. Ví dụ, theo gương những người tiền nhiệm, ông Obama cũng sắm một chiếc đồng hồ Rolex Cellini trị giá khoảng 15 nghìn USD nhưng trong cuộc sống hàng ngày, ông đeo một chiếc đồng hồ thể dục bình dân có giá 150 USD.

    Cuốn tự truyện của bà Michelle Obama.

    Chiếc váy dạ hội Versace độc quyền của bà Michelle Obama, được tạo riêng cho buổi dạ tiệc tại Nhà Trắng, có giá 12 nghìn USD. Trong tủ quần áo của cựu đệ nhất phu nhân có những chiếc váy của Christian Siriano với giá 1 nghìn USD, một chiếc áo khoác với váy của J Mendel với giá 6,8 nghìn USD, giày thể thao của Jimmy Choo với giá 600 USD. Ngoài ra, sau khi rời Nhà Trắng cùng gia đình, bà Michelle có thể theo một phong cách sang chảnh hơn: tại buổi giới thiệu sách, bà đi đôi bốt lấp lánh của Balenciaga có giá 3,9 nghìn USD.

    Những ngôi biệt thự siêu sang: Sau sự tiện nghi và sang trọng của Nhà Trắng, gia đình Obama không thay đổi thói quen cũ. Vào thời điểm đó cô con gái út của họ vẫn đang theo học tại một trường ở Washington nên gia đình định cư ở Thủ đô và hoãn việc trở về ngôi nhà ở Chicago [trị giá 2,5 triệu USD].

    Sự lựa chọn mới của nhà Obama là ngôi biệt thự ở Kalorama, là một trong những khu lịch sử thời thượng nhất của Washington. Khu nhà rộng khoảng 800m2 với 8 phòng ngủ và 9 phòng tắm với trị giá 8,1 triệu USD. Ngôi biệt thự này đứng thứ hai về giá trị trong khu vực, chỉ sau biệt thự của ông chủ Amazon Jeff Bezos [23 triệu USD]. Những người láng giềng của gia đình Obama là vợ chồng Ivanka Trump và những đại sứ nước ngoài sống ở các dinh thự khác trong khu vực này.

    Gia đình Obama còn có khu nhà nghỉ dưỡng tại Massachusett. Ở từng thời điểm khác nhau, nơi đây từng thuộc sở hữu của Jacqueline Kennedy, Bill Gate và Oprah Winfrey. Đó là ngôi biệt thự tách biệt có diện tích 650m2 với 7 phòng ngủ, 8 phòng tắm nhìn ra hồ trên vùng đất 12 ha và được bán cho gia đình Obama với giá tới 11,75 triệu USD.

    Ngôi biệt thự trị giá 11,75 triệu USD của gia đình B.Obama tại Massachusett.

    Những chuyến du lịch xa xỉ: Du lịch vẫn là một trong những sở thích chính của gia đình Obama. Nếu như trước kia việc đến các hòn đảo kỳ lạ hoặc các thành phố châu Âu phải kết hợp với các cuộc họp và đàm phán ngoại giao thì sau khi rời Nhà Trắng, ông bà Obama có thể đi nghỉ và thư giãn thực sự.

    Ngay sau lễ nhậm chức của ông Donald Trump, gia đình Obama đã đi du lịch đến miền Nam Calofornia và các hòn đảo thuộc Pháp, Bali. Đến Hawaii quê nội của ông Obama, họ sống ở biệt thự với giá thuê 5-10 nghìn USD/ngày. Gia đình thường đi cùng với những người nổi tiếng thế giới và nhiều triệu phú là bạn của ông Obama từ khi ông làm Tổng thống. Chẳng hạn chỉ có khoảng 30 khách được ở trên Đảo tư nhân Necker tại Anh của Richard Branson, người sáng lập Đế chế Virgin. Để thuê toàn bộ hòn đảo sẽ phải trả 75 nghìn USD/ngày. Tại đây, ông Obama say mê lướt ván diều và bơi lội.

    Còn tại hòn đảo tư nhân Tetiaroa thuộc Pháp, cả gia đình Obama đã thuê một ngôi nhà gỗ. Người ta tin rằng trên những bãi biển trắng nơi đây ông Obama đã viết cuốn hồi ký của mình và khi rảnh cả nhà đã đi du ngoạn đến các hòn đảo tại Polynesia trên chiếc du thuyền sang trọng của David Geffen, là nhà tài trợ hào phóng cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Obama. Vợ chồng Obama cũng đã cùng những người bạn nổi tiếng lên chiếc du thuyền lớn nhất thế giới Rising Sun để tham quan các hòn đảo khác nhau tại lãnh thổ Pháp.

    Ngoài các bãi biển, vào năm 2019 gia đình Obama còn đến thị trấn của Pháp và thuê một dinh thự Le Mas des Poiriers có từ thế kỷ 18 nằm trên một hòn đảo giữa sông có diện tích 1200m2 với những khu vườn lê, cánh đồng hoa hướng dương đẹp như tranh vẽ, sân tennis và hồ bơi có các dịch vụ với chi phí lên đến 62 nghìn USD/tuần.

    • Michelle Obama - Giá trị người kiến tạo
    • Barack Obama: Từ "đứa trẻ hư" đến Tổng thống Mỹ
    • Tiết lộ về “phòngchiến tranh” của cựu Tổng thống Barack Obama
    # Barack Obama cựu tổng thống thiên đường
    Facebook Twitter Link gốc

    Toàn văn bài phát biểu chia tay của Tổng thống Obama

    16:53 11/01/2017

    Tổng thống Barack Obama đã có bài diễn văn chia tay cương vị Tổng thống Mỹ tại thành phố Chicago, thành phố quê nhà của mình vào tối ngày 10-1 giờ Mỹ, tức sáng ngày 11-1 giờ Hà Nội. Sau đây là nội dung bài phát biểu của ông:

    • Chuyến công du châu Á cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama
    • Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama – Phía sau hào quang chính trị
    • Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama được bảo vệ như thế nào?
    Tổng thống Obama. Ảnh Reuters.

    Xin chào Chicago

    Thật vui khi trở về nhà. Cảm ơn tất cả mọi người.

    Michelle và tôi cảm thấy rất xúc động vì những lời chúc mà các bạn đã gửi tới chúng tôi trong hai tuần qua. Nhưng tối nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn. Dù chúng ta đã từng nhìn hòa thuận hay không hề đồng tình với nhau, những cuộc trao đổi giữa tôi với các bạn - người dân nước Mỹ, trong các phòng khách, nông trại, nhà máy, các bữa tiệc hay những tiền đồn quân sự xa xôi, đã giúp tôi trung thực, giúp tôi có nguồn cảm hứng và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tôi đều học được từ các bạn.

    Các bạn đã giúp tôi trở thành tổng thống tốt hơn, một người đàn ông tốt hơn.

    Tôi lần đầu tiên đến Chicago khi mới ngoài 20 tuổi, đang cố tìm hiểu xem mình là ai, vẫn đang tìm kiếm mục đích của đời mình. Tôi bắt đầu làm việc trong một nhóm nhà thờ, gần một nhà máy thép đã đóng cửa ở gần đây. Trên những con phố đó, tôi đã chứng kiến sức mạnh của lòng tin, cùng phẩm chất thầm lặng của những người lao động khi đối mặt với khó khăn, mất mát.

    Đây chính là nơi tôi học được rằng thay đổi chỉ có thể diễn ra khi những người bình thường được tham gia, cùng nhau đòi hỏi điều đó. Sau 8 năm làm tổng thống của các bạn, tôi vẫn tin tưởng vào điều đó.

    Đó không chỉ là niềm tin của tôi, đó là nhịp đập của lý tưởng Mỹ chúng ta, trải nghiệm của chúng ta về chế độ tự quản.

    Đó là niềm tin rằng chúng ta đều sinh ra bình đẳng, tạo hóa ban cho chúng ta quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

    Cần phải thừa nhận rằng những quyền đó dù là hiển nhiên nhưng không thể tự nhiên mà có. Chúng ta - người dân, thông qua công cụ của nền dân chủ, có thể tạo nên một thể thống nhất hoàn hảo hơn.

    Đó là món quà lớn mà những người lập quốc đã trao cho chúng ta. Quyền tự do theo đuổi những giấc mơ của bản thân bằng mồ hôi, lao động và trí óc, cùng nghĩa vụ phải phấn đấu cùng nhau, nhằm đạt được những điều tốt đẹp hơn.

    Trong 240 năm, lời kêu gọi của đất nước với người dân đã mang lại công việc và mục đích cho mỗi thế hệ mới. Đó là điều khiến những người yêu nước chọn nền cộng hòa chứ không phải sự chuyên chế, khiến những người tiên phong đi về phía Tây, những người nô lệ lên những đường sắt tạm bợ để đến với tự do. Đó là những điều khiến người nhập cư và tị nạn vượt đại dương và sông Rio Grande. Đó là điều thúc đẩy phụ nữ yêu cầu quyền bầu cử, thôi thúc người lao động làm việc và những người lính Mỹ sẵn sàng hiến dâng cuộc sống tại bãi biển Omaha, Iwo Jima, Iraq và Afghanistan và lý do đàn ông và phụ nữ từ Selma đến Stonewall cũng sẵn sàng làm vậy.

    Vì vậy, đó là những gì chúng tôi ám chỉ khi nói rằng nước Mỹ rất đặc biệt. Không phải là đất nước này hoàn mỹ ngay từ đầu mà chúng ta đã thể hiện được năng lực thay đổi và làm cho cuộc sống tốt hơn . Đúng, sự tiến bộ của chúng ta đã không đồng đều. Công việc của nền dân chủ luôn khó khăn và gây tranh cãi, đôi khi còn đẫm máu. Cứ bước hai bước về phía trước, chúng ta lại có cảm giác có một bước lùi. Nhưng lịch sử dài của Mỹ đã được xác định bởi nỗ lực tiến về phía trước, được xác định bởi sự tiếp nối tín điều lập quốc là nước Mỹ mở rộng vòng tay với tất cả mọi người chứ không chỉ là một số.

    Nếu tôi đã nói với bạn cách đây 8 năm rằng nước Mỹ sẽ đảo ngược cuộc suy thoái lớn, khởi động lại ngành công nghiệp ôtô và mở ra nhiều việc làm nhất trong lịch sử. Nếu tôi đã nói với các bạn rằng chúng ta sẽ mở ra một chương mới với người dân Cuba, chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Iran mà không phải nổ một phát súng nào và tiêu diệt kẻ chủ mưu vụ 11/9.Nếu tôi nói với các bạn rằng chúng ta sẽ thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng trong kết hôn và đảm bảo quyền được chăm sóc y tế cho thêm 20 triệu đồng bào.

    Nếu tôi nói với các bạn rằng, các bạn có thể nghĩ tầm nhìn của chúng ta hơi cao. Nhưng đó là những gì chúng ta đã làm, các bạn đã làm. Các bạn chính là sự thay đổi. Các bạn đáp lại niềm hy vọng của người dân, và chính nhờ các bạn cùng gần như tất cả những biện pháp đó, nước Mỹ là đã trở nên hùng mạnh hơn trước đây, khi chúng ta khởi đầu.

    Trong 10 ngày nữa, thế giới sẽ chứng kiến một bước ngoặt trong nền dân chủ của chúng ta. Việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sẽ diễn ra giữa một tổng thống dân bầu cho người kế nhiệm. Tôi cam kết với Tổng thống đắc cử Trump rằng chính quyền của tôi sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao thuận lợi nhất có thể, giống như những gì Tổng thống Bush đã từng làm cho tôi.

    Bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo cho chính phủ có thể đối phó được với những thách thức mà chúng ta vẫn đang đối mặt. Chúng ta có những thứ cần thiết để làm như vậy. Chúng ta có mọi thứ để đáp lại những thách thức đó.

    Rốt cuộc, chúng ta vẫn là quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất, được tôn trọng nhất trên thế giới. Sức trẻ, động lực, sự cởi mở và đa dạng, khả năng chấp nhận mạo hiểm và tái tạo vô tận của chúng ta đồng nghĩa với việc tương lai sẽ thuộc về chúng ta. Nhưng ý chí đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi nền dân chủ của chúng ta hoạt động, nếu nền chính trị của chúng ta phản ánh tốt hơn nguyện vọng của nhân dân.

    Chỉ khi tất cả chúng ta, bất kể đảng phái hay lợi ích, cùng góp tay vào mục tiêu chung, chính là thứ mà chúng ta đang rất cần đến. Đó chính là điều mà tôi muốn tập trung đề cập tối nay. Tình trạng nền dân chủ của chúng ta.

    Dân chủ không có nghĩa là tất cả đều có ý kiến như nhau. Những người lập quốc của chúng ta cũng đã tranh luận, cãi nhau, nhưng cuối cùng họ đã thỏa hiệp, họ kỳ vọng chúng ta cũng làm như vậy. Nhưng họ biết rằng nền dân chủ cần đến nền tảng cơ bản của sự đoàn kết, với niềm tin rằng dù có những khác biệt, tất cả chúng ta đều cùng chung một đất nước. Dù trỗi dậy hay đi xuống, chúng ta luôn đồng hành cùng nhau.

    Có những thời khắc trong lịch sử, sự đoàn kết đó đã bị đe dọa. Thời kỳ đầu của thế kỷ này là một trong những thời khắc như vậy. Một thế giới suy thoái, sự bất bình đẳng gia tăng, thay đổi nhân khẩu học và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố. Những thế lực đó không chỉ thử thách an ninh, thịnh vượng của chúng ta, mà còn thách thức nền dân chủ.

    Cách chúng ta đối phó với những thách thức của nền dân chủ sẽ quyết định khả năng giáo dục con em, tạo ra công ăn việc làm, và bảo vệ đất nước. Nói cách khác, nó sẽ quyết định tương lai của chúng ta.

    Nền dân chủ của chúng ta sẽ không hoạt động nếu không có niềm tin rằng mọi người đều có cơ hội về kinh tế. Tin tốt là kinh tế chúng ta đang tăng trưởng trở lại, lương, thu nhập, giá trị nhà đất và tiền hưu trí cũng tăng, trong khi đói nghèo đang giảm bớt.

    Người giàu đang phải trả một khoản thuế công bằng. Thị trường chứng khoán đang phá vỡ các kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở gần mức thấp nhất trong 10 năm. Tỷ lệ người không có bảo hiểm chưa bao giờ thấp hơn thế.

    Chi phí y tế đang tăng với tốc độ chậm nhất trong 50 năm. Nếu ai có thể vạch ra kế hoạch tốt hơn so những cải tiến chúng tôi đã làm được với hệ thống y tế - đáp ứng được nhiều người với chi phí ít hơn - thì tôi sẽ công khai ủng hộ nó.

    Bởi vì sau tất cả, đó là lý do chúng tôi phục vụ đất nước, không phải để ghi điểm hay được kể công, mà là để cho cuộc sống của người dân tốt hơn. Nhưng với tất cả các tiến bộ thực sự mà chúng tôi đã làm được, chúng tôi biết như thế là chưa đủ. Nền kinh tế không thể hiệu quả và phát triển nhanh khi sự giàu có của một vài người lại gây ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu và nấc thang cho những người muốn được vào tầng lớp trung lưu.

    Đó là lý luận về mặt kinh tế, nhưng sự bất bình đẳng rõ rệt cũng làm xói mòn tư tưởng dân chủ. Trong khi nhóm 1% tích lũy được lượng của cải và thu nhập lớn thì rất nhiều gia đình, các khu vực nghèo khó, cộng đồng thiểu số và vùng nông thôn bị bỏ lại phía sau.

    Những công nhân nhà máy, bồi bàn hay nhân viên y tế bị sa thải gặp quá nhiều khó khăn để xoay xở cuộc sống tin rằng cuộc chơi chống lại phía họ, rằng chính phủ chỉ phục vụ cho lợi ích của những người quyền lực và điều đó càng làm tăng thêm sự hoài nghi và phân cực chính trị.

    Không có cách nhanh chóng để sửa chữa xu hướng đã kéo dài này. Tôi đồng ý rằng thương mại của chúng ta nên công bằng chứ không chỉ tự do. Nhưng làn sóng tiếp theo của sự phân rã kinh tế sẽ không đến từ nước ngoài, nó sẽ đến từ tốc độ tự động hóa không ngừng khiến rất nhiều công việc của tầng lớp trung lưu trở nên lỗi thời.

    Vì vậy, chúng ta phải có một sự sắp xếp xã hội mới để đảm bảo tất cả trẻ em đều nhận được sự giáo dục chúng cần, để cho người lao động đấu tranh yêu cầu thu nhập cao hơn, để củng cố lưới an toàn xã hội, để phản ánh cách chúng ta sống và tiến hành nhiều cải cách thuế hơn, nhằm khiến các công ty và cá nhân hưởng lợi nhiều nhất từ ​​nền kinh tế mới này không trốn tránh được nghĩa vụ của họ với đất nước đã giúp họ làm nên thành công.

    Chúng ta có thể tranh luận về cách để đạt được những mục tiêu đó tốt nhất.

    Nhưng chúng ta không thể tự mãn về những mục tiêu đó, bởi nếu chúng ta không tạo cơ hội cho tất cả mọi người, sự bất mãn và chia rẽ cản trở tiến bộ sẽ chỉ càng sâu sắc hơn trong những năm tới.

    Nền dân chủ của chúng ta còn phải đối mặt với mối đe dọa thứ hai, mối đe dọa có từ ngày đầu lập quốc. Sau khi tôi đắc cử, đã có nhiều tranh luận về một nước Mỹ không còn nạn phân biệt chủng tộc. Viễn cảnh đó, dù rất được kỳ vọng, đã không trở thành hiện thực.

    Chủng tộc vẫn là một thế lực gây chia rẽ trong xã hội chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu để biết rằng quan hệ giữa các sắc tộc hiện nay đã tốt hơn rất nhiều so với 10 hay 20 năm trước, dù ai nói gì đi chăng nữa.

    Bạn có thể thấy điều đó qua các con số thống kê, qua thái độ của thanh niên Mỹ thuộc các trường phái chính trị. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

    Tất cả chúng ta phải nỗ lực hơn nữa. Nếu tất cả vấn đề kinh tế đều được quy về như cuộc đấu tranh giữa tầng lớp trung lưu da trắng lao động miệt mài và cộng đồng thiểu số không xứng đáng thì người lao động thuộc mọi sắc tộc sẽ phải giành nhau từng miếng ăn, trong khi giới nhà giàu rút sâu thêm vào những ốc đảo của họ.

    Nếu chúng ta không muốn đầu tư vào con cái của người tị nạn chỉ vì họ không giống chúng ta, chúng ta sẽ tước bỏ sự thịnh vượng của chính con em mình, bởi những đứa trẻ da màu kia sẽ gánh vác một phần ngày càng lớn trong lực lượng nhân công của Mỹ.

    Chúng ta đã cho thấy nền dân chủ của mình không phải là trò chơi “người thắng hưởng tất”. Năm ngoái, mức thu nhập tăng lên với mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, giới tính. Thế nên nếu chúng ta nghiêm túc về vấn đề chủng tộc, chúng ta phải củng cố những điều luật chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong tuyển dụng lao động, trong cung cấp chỗ ở, giáo dục và trong hệ thống tư pháp.

    Đó là điều Hiến pháp và những lý tưởng cao nhất của chúng ta đòi hỏi.

    Nhưng chỉ luật pháp thôi là chưa đủ. Trái tim cũng phải đổi thay. Chúng không thể thay đổi chỉ trong một đêm. Thái độ xã hội thường phải mất nhiều thế hệ mới đổi khác.

    Nhưng nếu nền dân chủ của chúng ta hoạt động theo đúng đường đi của nó trong một quốc gia ngày càng đa dạng, mỗi chúng ta cần phải nỗ lực lưu tâm đến lời khuyên của nhân vật Atticus Finch [trong tác phẩm "Giết con chim nhại"], người nói rằng bạn không bao giờ thực sự hiểu một người cho đến khi bạn nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người đó, cho đến khi bạn "khoác trên mình tấm da của người đó".

    Đối với người da màu và các nhóm thiểu số khác, điều đó có nghĩa là gắn kết cuộc đấu tranh cho công lý với những thách thức mà rất nhiều người dân ở nước này phải đối mặt, không chỉ là người tị nạn, di dân, người nghèo nông thôn hay người chuyển giới Mỹ mà còn cả những người nam giới da trắng trung niên. Bên ngoài họ có vẻ có lợi thế nhưng họ lại thấy thế giới của mình đảo lộn bởi sự thay đổi về kinh tế, văn hóa và công nghệ.

    Đối với người Mỹ da trắng, điều đó có nghĩa là thừa nhận rằng những ảnh hưởng của chế độ nô lệ và Jim Crow [chế độ giai cấp đặt cơ sở trên màu da] không đột nhiên biến mất trong những năm 1960. Đó là nhờ các nhóm thiểu số đã cất tiếng nói bất mãn, tham gia vào việc đảo ngược nạn phân biệt chủng tộc hay thực hành chính trị đúng đắn. Khi họ tiến hành biểu tình ôn hoà, họ không đòi hỏi được đối xử đặc biệt mà họ muốn sự đối xử công bằng mà những người lập quốc đã hứa hẹn.

    Đối với người Mỹ bản địa, điều đó có nghĩa là nhắc nhở mình rằng những thành kiến ​​giờ họ nói về người nhập cư cũng giống như những thành kiến năm xưa được quy chụp cho những người gốc Ireland, Italy hay Ba Lan - những người được cho là sẽ hủy hoại giá trị cơ bản của Mỹ. Cuối cùng thì nước Mỹ không bị suy yếu bởi sự hiện diện của những người mới đến, họ chấp nhận tín điều của dân tộc này và nó càng được củng cố.

    Thế nên dù ở đâu chăng nữa, chúng ta đều phải nỗ lực hơn. Chúng ta phải khởi đầu với tiền đề rằng mỗi công dân đều yêu mến đất nước này nhiều như chúng ta, họ cũng trân trọng giá trị của lao động và gia đình như chúng ta. Con em của họ cũng tò mò, tràn đầy hy vọng và đáng được yêu thương như con em chúng ta.

    Đó không phải là điều dễ dàng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy an toàn hơn với việc rút vào bong bóng của riêng mình, dù là ở khu phố hay trường đại học, nơi thờ tự hay trên mạng xã hội, nơi được bao quanh bởi những người có ngoại hình giống chúng ta, cùng chia sẻ quan điểm chính trị và không bao giờ chất vấn những giả thuyết của chúng ta. Sự trỗi dậy của lòng trung thành trần trụi với đảng chính trị, sự gia tăng phân tầng kinh tế và khu vực, sự phân mảnh của truyền thông để đáp ứng mọi thị hiếu – tất cả khiến thái độ phân loại này trở nên tự nhiên, thậm chí là không thể tránh khỏi.

    Chúng ta ngày càng trở nên an toàn trong bong bóng của mình đến mức bắt đầu chỉ chấp nhận những thông tin phù hợp với quan điểm của mình, dù thông tin đó có đúng sự thật hay không, thay vì xây dựng quan điểm dựa trên những bằng chứng thực tế.

    Xu hướng này tạo nên mối đe dọa thứ ba cho nền dân chủ. Chính trị là cuộc chiến về ý tưởng. Trong cuộc tranh luận lành mạnh, chúng ta ưu tiên những mục tiêu khác nhau, cùng những biện pháp khác nhau để đạt được các mục tiêu đó. Nhưng khi không có nền tảng cơ bản dựa trên sự thật, không có thái độ sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới, cùng sự thừa nhận rằng đối thủ của bạn đang đưa ra quan điểm đúng, không dựa trên khoa học và lý lẽ, chúng ta sẽ liên tục cướp lời nhau, khiến quan điểm chung và sự đồng thuận trở nên vô vọng.

    Đó có phải là một phần nguyên nhân khiến mọi người nản chí vào chính trị? Làm sao các quan chức được bầu lại nổi giận về thâm hụt ngân sách khi chúng tôi đề xuất chi tiền cho trẻ em học mẫu giáo, nhưng lại không nói gì khi chúng tôi cắt giảm thuế doanh nghiệp? Làm sao chúng ta có thể bỏ qua những sai sót về đạo đức trong đảng của mình, nhưng lại sửng cồ khi đảng khác làm như vậy? Đó không chỉ là không trung thực, việc tự chọn lọc thực tế này chính là hành động tự đánh bại mình. Mẹ tôi thường nói với tôi rằng, sự thật luôn có cách để bám theo bạn.

    Về thách thức của vấn đề biến đổi khí hậu. Chỉ trong 8 năm qua, chúng ta đã giảm một nửa sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài, tăng gấp đôi nguồn năng lượng tái tạo, dẫn dắt thế giới tới một thỏa thuận có thể cứu lấy hành tinh này. Nhưng nếu không có hành động quyết liệt, con em chúng ta sẽ không có thời gian để tranh luận về sự tồn tại của biến đổi khí hậu, chúng sẽ phải đối phó với hậu quả của nó: thảm họa môi trường, suy thoái kinh tế, cùng những làn sóng tị nạn khí hậu tìm nơi trú ẩn.

    Chúng ta giờ đây nên tranh luận về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Việc phủ nhận vấn đề một cách giản đơn không chỉ là hành động phản bội các thế hệ tương lai, nó còn đi ngược lai tinh thần đổi mới, giải quyết vấn đề một cách thực tế mà các nhà lập quốc đã đề ra.

    Chính tinh thần đó đã biến chúng ta thành một cường quốc kinh tế, tinh thần đã giúp chúng ta chinh phục không gian, chữa trị các căn bệnh nan y và biến máy tính thành những thiết bị bỏ túi.

    Tinh thần đó – lòng tin vào lý lẽ, vào doanh nghiệp và sự thắng thế của lẽ phải trước cường quyền, đã cho phép chúng ta chống lại sự cám dỗ của chủ nghĩa phát xít và tài phiệt trong thời kỳ Đại Suy thoái, xây dựng một trật tự hậu Thế chiến II cùng các nền dân chủ khác, một trật tự không dựa trên sức mạnh quân sự hay kéo bè kết cánh, mà dựa trên các nguyên tắc thượng tôn pháp luật, nhân quyền và các quyền tự do khác.

    Trật tự đó giờ đây đang bị thử thách, đầu tiên là bởi những kẻ cuồng tín tự cho mình đại diện cho đạo Hồi, gần đây hơn là bởi những kẻ độc tài coi thị trường tự do, dân chủ cởi mở và xã hội dân sự là những mối đe dọa đối với quyền lực của họ. Mối đe dọa đối với nền dân chủ của chúng ta không dừng lại ở một quả bom xe hay tên lửa. Nó thể hiện nỗi sợ phải thay đổi, nỗi sợ của những người nhìn, nói hay cầu nguyện khác nhau, sự phớt lờ quy tắc thượng tôn pháp luật vốn buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, và sự thiếu khoan dung với những tư tưởng tự do, bất đồng. Cùng với đó là niềm tin rằng súng gươm, bom đạn hay bộ máy tuyên truyền là kẻ phán xử cuối cùng cho sự thật và lẽ phải.

    Nhờ lòng dũng cảm phi thường của những người lính, các sĩ quan tình báo, lực lượng thực thi pháp luật, các nhà ngoại giao, không tổ chức khủng bố nước ngoài nào có thể lên kế hoạch và thực hiện thành công một vụ tấn công trong lòng nước Mỹ suốt 8 năm qua. Dù vụ tấn công ở Boston và Orlando nhắc nhở chúng ta về mối nguy hiểm của sự cực đoan hóa, các cơ quan hành pháp Mỹ đang hoạt động hiệu quả và cảnh giác hơn bao giờ hết.

    Chúng ta đã tiêu diệt hàng chục nghìn kẻ khủng bố, trong đó có Osama bin Laden. Liên minh toàn cầu chống IS mà chúng ta dẫn đầu đã lấy lại khoảng một nửa vùng kiểm soát của chúng. IS sẽ bị tiêu diệt và những kẻ đe dọa nước Mỹ sẽ không bao giờ được an toàn. Với những người lính phục vụ cho đất nước, việc tôi được làm Tổng Tư lệnh của các bạn là niềm vinh dự cả cuộc đời.

    Nhưng để bảo vệ cuộc sống của chúng ta, quân đội là chưa đủ. Nền dân chủ có thể bị khuất phục khi chúng ta sợ hãi. Thế nên chúng ta, những công dân của nước Mỹ, cần phải duy trì cảnh giác với những mối đe dọa từ bên ngoài, đề phòng sự suy giảm những giá trị đã đưa chúng ta đến ngày hôm nay.

    Đó là lý do trong 8 năm qua, tôi đã nỗ lực đặt cuộc chiến chống khủng bố trên nền tảng pháp lý vững chắc. Đó là lý do chúng ta chấm dứt tình trạng tra tấn tù nhân, nỗ lực đóng cửa nhà tù Gitmo, cải cách các điều luật về do thám để đảm bảo quyền tự do cá nhân và dân sự.

    Đó là lý do tôi bác bỏ sự phân biệt chống lại người Mỹ theo Hồi giáo. Đó là lý do chúng ta không thể rút khỏi các cuộc chiến khắp toàn cầu – để mở rộng nền dân chủ, nhân quyền, quyền phụ nữ, quyền của cộng đồng LGBT. Nếu tự do và sự tôn trọng pháp luật suy giảm trên khắp thế giới, nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa các nước và trong lòng mỗi quốc gia sẽ tăng lên, khiến tự do của chúng ta cuối cùng sẽ bị đe dọa.

    Vậy nên hãy cảnh giác, nhưng đừng sợ hãi. IS sẽ tìm cách giết hại người vô tội, nhưng chúng không thể đánh bại được nước Mỹ, trừ phi chúng ta phản bội lại chính Hiến pháp và các nguyên tắc của mình trong cuộc chiến. Các đối thủ như Nga và Trung Quốc không thể sánh được với chúng ta về tầm ảnh hưởng toàn cầu, trừ phi chúng ta từ bỏ những gì đang bảo vệ, tự biến mình thành một nước lớn khác chuyên đi bắt nạt những quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

    Tất cả chúng ta, dù thuộc đảng phái nào, cũng cần tham gia nỗ lực xây dựng lại các thể chế dân chủ của mình. Khi tỷ lệ đi bỏ phiếu xuống đến mức thấp nhất trong các nền dân chủ tiến bộ, chúng ta cần phải làm cho việc bầu cử trở nên dễ dàng hơn, chứ không phải khó khăn đi. Khi niềm tin vào thể chế xuống thấp, chúng ta cần phải giảm bớt ảnh hưởng của đồng tiền trong chính trị, bám vào các nguyên tắc minh bạch và đạo đức trong các cơ quan nhà nước. Khi quốc hội bị tê liệt, chúng ta cần khuyến khích các chính trị gia tuân theo giá trị chung chứ không phải những quan điểm cực đoan cứng rắn.

    Tất cả những điều đó phụ thuộc vào sự tham gia của chúng ta, vào việc mỗi chúng ta chấp nhận trách nhiệm công dân của mình, dù cán cân quyền lực có nghiêng về bên nào đi chăng nữa.

    Hiến pháp Mỹ là món quà tuyệt vời, nhưng nó cũng chỉ là một tấm giấy da dê. Nó không hề có quyền lực của riêng mình. Chúng ta, người dân Mỹ, trao quyền lực cho nó, với sự tham gia của mình, với những lựa chọn chúng ta đưa ra. Nó tùy thuộc vào việc chúng ta có đứng lên cho tự do của mình hay không, có tôn trọng và thực thi pháp luật hay không. Nước Mỹ không hề mong manh, nhưng những thành tựu của chúng ta trên hành trình tự do lâu dài vẫn chưa được đảm bảo.

    Trong diễn văn từ biệt của mình, George Washington viết rằng chế độ tự quản là xương sống cho sự an toàn, thịnh vượng, tự do, nhưng "vì những lý do khác nhau, chúng ta thường phải chấp nhận đau đớn để làm suy yếu tư tưởng bác bỏ sự thật này", rằng chúng ta cần phải bác bỏ "ngay từ trong trứng nước những nỗ lực nhằm tách bất cứ bộ phận nào của đất nước ra khỏi phần còn lại hay làm suy yếu mối ràng buộc thiêng liêng" đã giúp nước Mỹ là một thể thống nhất.

    Chúng ta làm suy yếu những mối ràng buộc đó khi chúng ta cho phép những cuộc tranh luận chính trị trở nên tai hại khiến người tốt phải im lặng, những lời lẽ đầy hận thù đến mức những người Mỹ mà chúng ta không có cùng ý kiến không chỉ bị lầm lạc mà còn trở nên hận thù. Chúng ta làm suy yếu những ràng buộc đó khi chúng ta tự cho rằng mình "Mỹ" hơn những người khác, khi chúng ta coi toàn bộ hệ thống là sự thối nát không thể tránh khỏi, khi chúng ta đổ lỗi cho các lãnh đạo do mình bầu ra mà không tự xem lại vai trò của mình khi bỏ phiếu cho họ.

    Mỗi chúng ta phải là những người bảo vệ chặt chẽ cho nền dân chủ, chấp nhận sứ mệnh mà chúng ta được trao để không ngừng nỗ lực cải thiện quốc gia vĩ đại này. Bởi vì dù tồn tại bất cứ bất đồng nào, chúng ta đều có chung một danh hiệu đáng tự hào: Công dân Mỹ.

    Trên hết, đó là những điều nền dân chủ của chúng ta yêu cầu. Chúng tôi cần các bạn, không chỉ khi có bầu cử, không chỉ khi lợi ích riêng bạn bị đe dọa mà trong suốt toàn bộ cuộc đời. Nếu bạn đã phát chán tranh cãi với người lạ trên Internet thì hãy cố gắng nói chuyện với một người trong cuộc sống thực. Nếu có gì cần sửa chữa, hãy đứng dậy và làm việc đó. Nếu các quan chức dân cử làm bạn thất vọng thì hãy tự ra ứng cử. Hãy thể hiện. Nhiệt huyết. Kiên trì.

    Đôi khi bạn sẽ thành công, đôi khi lại thất bại. Tin tưởng rằng người khác sẽ đối tốt với mình có thể là rủi ro và sẽ có những lúc quá trình làm bạn thất vọng. Nhưng đối với những người đủ may mắn để tham gia đóng góp vào công việc này, nhìn nó thật cận cảnh thì hãy để tôi nói với bạn, nó sẽ tiếp thêm sinh lực và truyền cảm hứng, niềm tin của các bạn vào nước Mỹ và người Mỹ sẽ được củng cố.

    Và thực sự, niềm tin của tôi đã được củng cố. Trong suốt 8 năm qua, tôi đã nhìn thấy những gương mặt đầy hy vọng của sinh viên trẻ tốt nghiệp và những người lính mới. Tôi đã chia buồn với những gia đình đau khổ tìm kiếm câu trả lời và cầu nguyện ở nhà thờ Charleston [nơi xảy ra một vụ thảm sát năm 2015]. Tôi đã nhìn thấy các nhà khoa học giúp một người đàn ông bị liệt lấy lại cảm giác và khiến các thương binh bước đi trở lại. Tôi đã nhìn thấy các bác sĩ và tình nguyện viên xây dựng lại cơ sở vật chất sau những trận động đất và ngăn chặn dịch bệnh. Tôi đã nhìn thấy những đứa trẻ nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ chăm sóc cho người tị nạn, làm việc trong hòa bình và trên tất cả là quan tâm đến nhau.

    Từ lâu tôi đã đặt niềm tin vào sức mạnh của những người Mỹ bình thường rằng họ có thể mang lại thay đổi và niềm tin đó đã được đáp lại bằng nhiều cách mà tôi không thể tưởng tượng. Tôi hy vọng các bạn cũng như vậy. Một số bạn ở đây tối nay hoặc đang xem truyền hình ở nhà đã đồng hành với chúng tôi trong năm 2004, năm 2008, năm 2012 và có lẽ các bạn vẫn không thể tin rằng chúng ta lại làm được những điều đó.

    Em không phải là người duy nhất nghĩ vậy, Michelle. Trong 25 năm qua, em không chỉ là người vợ và mẹ của các con mà còn là người bạn thân nhất của anh. Tuy em chưa từng yêu cầu phải được đảm nhận trọng trách này, em đã thực hiện nó với sự tinh tế, táo bạo, phong cách và sự hài hước. Em khiến Nhà Trắng trở thành nơi thuộc về tất cả mọi người. Thế hệ mới có tiêu chuẩn cao hơn bởi vì họ coi em là hình mẫu. Em đã làm anh tự hào. Em đã làm cho đất nước tự hào.

    Malia và Sasha, trong một hoàn cảnh sống đặc biệt nhất, hai con đã trở thành những thiếu nữ tuyệt vời, thông minh, xinh đẹp và quan trọng hơn là tốt bụng, chu đáo và đầy đam mê. Các con đã gánh vác gánh nặng trở thành tâm điểm chú ý trong nhiều năm thật dễ dàng. Trong tất cả những điều bố đã làm trong đời, điều bố tự hào nhất là làm bố của các con.

    Còn Joe Biden, cậu bé hay gây gổ ở Scranton trở thành người con đáng mến của Delaware – anh là lựa chọn đầu tiên và tốt nhất tôi đã quyết định khi làm ứng viên tổng thống. Không chỉ vì anh là một phó tổng thống tuyệt vời và còn bởi vì tôi đã có thêm một người anh em. Chúng tôi yêu quý anh và Jill giống như gia đình, tình bạn của anh là một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc sống của chúng tôi.

    Gửi đến những nhân viên tuyệt vời của tôi, trong 8 năm qua tôi đã được truyền năng lượng từ các bạn và cố gắng phản ánh lại những gì các bạn thể hiện hàng ngày: nhiệt huyết, nghị lực và lý tưởng. Tôi theo dõi các bạn trưởng thành, lập gia đình, sinh con và tự bắt đầu hành trình tuyệt vời của mình. Ngay cả vào những thời điểm khó khăn và mệt mỏi, bạn không bao giờ để Washington khiến bạn đánh mất bản thân. Điều duy nhất khiến tôi tự hào hơn tất cả những điều tốt đẹp chúng tôi đã làm là suy nghĩ về những điều tuyệt vời các bạn sẽ làm được sau này.

    Và với tất cả mọi người - những nhà tổ chức đã chuyển tới sống tại một thị trấn xa lạ và những gia đình tốt bụng đã chào đón họ, những tình nguyện viên đã gõ cửa từng nhà, những thanh niên đi bỏ phiếu lần đầu tiên, những người Mỹ đã sống và cảm nhận được những nỗ lực thay đổi - các bạn là những người ủng hộ và nhà tổ chức tốt nhất bất cứ ai có thể mong muốn và tôi sẽ mãi mãi biết ơn các bạn. Bởi vì các bạn đã thay đổi thế giới.

    Đó là lý do khi tôi rời khỏi sân khấu này tối nay, tôi thậm chí còn lạc quan hơn về đất nước này khi tôi mới bắt đầu lãnh đạo đất nước. Bởi vì tôi biết công việc của chúng tôi không chỉ giúp đỡ mà còn truyền cảm hứng cho rất nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người trẻ, để tin rằng bạn có thể tạo ra sự khác biệt, để cố gắng cống hiến cho điều gì đó lớn lao hơn bản thân mình.

    Thế hệ sắp tới - những người không ích kỷ, vị tha, sáng tạo, yêu nước - tôi đã nhìn thấy các bạn trong mọi ngõ ngách đất nước. Các bạn tin vào sự công bằng, tin vào nước Mỹ bao dung, bạn hiểu rằng sự thay đổi liên tục đã là dấu ấn của nước Mỹ - đó không phải là điều đáng sợ hãi mà là điều phải dang tay đón nhận. Các bạn sẵn sàng thực hiện công việc khó khăn này để đưa nền dân chủ của chúng ta tiến về phía trước. Thế hệ các bạn sẽ sớm vượt qua chúng tôi và tôi tin tương lai sẽ nằm trong tay những người tài giỏi.

    Những đồng bào Mỹ của tôi, niềm tự hào của đời tôi là được phục vụ các bạn. Tôi sẽ không dừng lại, tôi sẽ luôn ở bên các bạn với tư cách là một công dân trong những ngày sau này. Hiện giờ, cho dù các bạn tuổi còn trẻ hay tâm còn trẻ, tôi cũng có một đề nghị với các bạn với tư cách tổng thống.

    Tôi đề nghị các bạn tin tưởng, không phải tin tưởng vào khả năng mang lại thay đổi của tôi mà là chính các bạn.

    Tôi đề nghị các bạn giữ vững đức tin đã được viết thành văn bản lập quốc, những ý tưởng được thì thầm bởi những nô lệ và người theo chủ nghĩa bãi nô; những tinh thần được hô vang bởi những người nhập cư, những người sống trên đất nhà nước cấp và những người tuần hành đòi công lý; những tín điều đã được tái khẳng định bởi những người cắm cờ tại các chiến trường nước ngoài cho đến trên bề mặt mặt trăng - tín điều cốt lõi của mọi câu chuyện Mỹ còn chưa được viết.

    Đúng vậy, chúng ta có thể làm được.

    Đúng vậy, chúng ta có thể làm được.

    Đúng vậy, chúng ta có thể làm được.

    Xin cảm ơn. Chúa phù hộ các bạn và xin Chúa tiếp tục phù hộ nước Mỹ".

    # Barack Obama chia tay Chicago diễn văn Tổng thống
    Facebook Twitter Link gốc

    Mục lục

    Ban đầu

    Năm 1783, Hiệp định Paris đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ Nhị Quốc hội Lục địa đã phác thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép Quốc hội là cơ quan liên bang duy nhất - quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ.

    Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộc Cách mạng Mỹ, sự sống còn của Chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẻ cũng không thể trở thành một diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẻ phác thảo ra các tu chính cho Các điều khoản Hợp bang, nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý muốn trở thành "đế vương" khi đang làm tổng thống.

    Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bang có chức danh là "President of the United States in Congress Assembled" [có nghĩa là Chủ tịch Hợp chúng quốc tại Quốc hội nhóm họp], thường viết tắt thành "President of the United States" [Chủ tịch Hợp chúng quốc Hoa Kỳ]. Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo.

    Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài.

    Mục lục

    Thiếu thời

    Stanley Armor Dunham, Ann Dunham, Maya Soetoro và Barack Obama, [từ trái qua phải] vào giữa những năm 1970 ở Honolulu

    Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961,[7] tại Trung tâm Y tế Kapiolani ở Honolulu, Hawaii.[8][9][10] Ông là tổng thống duy nhất sinh ra bên ngoài 48 tiểu bang lục địa.[11] Mẹ của Obama, Stanley Ann Dunham, sinh tại Wichita, Kansas thuộc dòng dõi Anh. Cha của Obama, Barack Obama, Sr., là người bộ tộc Luo ở Nyan’oma Kogelo, Kenya. Bố mẹ Obama gặp nhau năm 1960 trong lớp học tiếng Nga ở Đại học Hawaiʻi tại Mānoa; cha của Obama được cấp học bổng theo học tại đây.[12][13] Hai người kết hôn tại Wailuku ở Maui ngày 2 tháng 2 năm 1961,[14][15] rồi ly thân khi mẹ Obama đem con trai mới sinh tới Seattle, Washington vào cuối tháng 8 năm 1961 để theo học tại Đại học Washington trong một năm. Cùng lúc, Obama, Sr. nhận văn bằng tốt nghiệp về kinh tế học tại Hawaii vào tháng 6 năm 1962, rồi nhận học bổng đến học cao học tại Đại học Harvard. Tháng 3 năm 1964, hai người ly hôn.[16] Obama Sr. trở về Kenya trong năm 1964 và tái hôn; ông chỉ đến Hawaii thăm con trai một lần duy nhất trong năm 1982.[17] Ông mất trong một tai nạn xe hơi năm 1982.[18]

    Năm 1963, Dunham gặp Lolo Soetoro, một sinh viên người Indonesia tốt nghiệp môn địa lý tại Trung tâm Đông-Tây thuộc Đại học Hawaii, họ kết hôn với nhau tại Molokai ngày 15 tháng 3 năm 1965.[19] Sau một năm gia hạn visa J-1, năm 1966, Lolo trở về Indonesia, 16 tháng sau Dunham đem con trai đến sống với chồng tại khu Menteng Dalam ở phía nam Jakarta, từ năm 1970 họ dọn đến một khu sung túc hơn ở trung tâm Jakarta.[20] Từ 6 đến 10 tuổi, Obama theo học tại những trường nói tiếng Indonesia: Trường Công giáo St Francis of Asisi trong hai năm, và Trường Công lập Besuki, cậu cũng học thêm tiếng Anh từ bà mẹ.[21]

    Năm 1971, Obama trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, Madelyn và Stanley Dunham, cậu giành được một học bổng vào Trường Punahou, một trường tư thục, và học ở đây từ lớp năm cho đến khi tốt nghiệp năm 1979.[22] Từ năm 1972 đến 1975, Ann Dunham nghiên cứu môn nhân học tại Đại học Hawaii, nhờ đó mà cậu có cơ hội sống gần mẹ và em gái.[23] Obama quyết định ở lại Hawaii với ông bà ngoại để tiếp tục chương trình học tại Trường Punahou khi mẹ cậu, đem theo em gái, quay về Indonesia trong năm 1975 để nghiên cứu thực địa.[24] Trong gần hai thập niên kế tiếp, Ann sống ở Indonesia, ly dị Lolo năm 1980, lấy bằng Tiến sĩ năm 1992, trước khi qua đời năm 1995 tại Hawaii do bệnh ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.[25]

    Bố mẹ tôi không chỉ chia sẻ với nhau tình yêu trong mơ, mà còn san sẻ với nhau niềm tin vào các cơ hội rộng mở trên đất nước này. Họ cho tôi cái tên châu Phi, Barack, nghĩa là người được chúc phúc, vì họ tin rằng ở nước Mỹ bao dung, tên của bạn không thể là rào cản đến thành công. Họ tưởng tượng rằng tôi sẽ đến những trường học tốt nhất mặc dù họ không giàu, bởi vì ở nước Mỹ hào phóng, bạn không cần phải giàu mới có thể đạt được những ước mơ.

    —Barack Obama, Diễn văn tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm 2004.[26]

    Về thời thơ ấu của mình, Obama nhắc lại, "Bố tôi trông không giống những người xung quanh – ông đen như nhọ nồi, mà mẹ tôi trắng như sữa – tôi chỉ nhớ như thế."[13] Ông cũng miêu tả những nỗ lực thời thanh niên để thích ứng với những định kiến xã hội về nguồn gốc đa chủng tộc của mình.[27]

    Nhưng khi nhớ về những năm sống ở Honolulu khi tuổi đời tăng dần, Obama viết: "Cơ hội Hawaii mà đã cống hiến – trải nghiệm một nền văn hóa đa dạng trong một môi trường sống tôn trọng lẫn nhau – đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhân sinh quan của tôi, và là nền tảng cho những giá trị thân thiết nhất mà tôi luôn nắm giữ."[28] Obama cũng kể về việc cậu dùng rượu, cần sa, và cocaine khi còn là một thiếu niên để "tống khứ khỏi tâm trí câu hỏi tôi là ai".[29] Tại Civil Forum on the Presidency năm 2008, Obama bày tỏ sự ân hận vì đã dùng ma túy trong những ngày ở trường trung học.[30]

    Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1979, Obama vào Đại học Occidental ở Los Angeles. Năm 1981, Obama theo học khoa học chính trị, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia ở Thành phố New York,[31] tốt nghiệp với văn bằng cử nhân năm 1983, làm việc một năm cho Business International Corporation,[32] rồi New York Public Interest Research Group.[33][34]

    Chicago và Trường Luật Harvard

    Hai năm sau khi tốt nghiệp, Obama trở thành giám đốc Đề án Phát triển Cộng đồng, một tổ chức liên kết với giáo hội bao gồm 8 giáo xứ Công giáo tại Roseland, West Pullman, và Riverdale thuộc khu South Side, Chicago, và hoạt động trong khu vực này như là một nhà tổ chức cộng đồng từ tháng 6 năm 1985 đến tháng 5 năm 1988.[34][35] Ông giúp thiết lập một chương trình huấn nghiệp, một chương trình dự bị đại học, và một tổ chức bảo vệ quyền lợi người thuê nhà thuộc đề án Algeld Gardens.[36] Obama cũng đảm nhận chức trách tư vấn viên và hướng dẫn viên cho Tổ chức Gamaliel, một học viện về tổ chức cộng đồng.[37]

    Đến giữa năm 1988, lần đầu tiên ông đến châu Âu, lưu lại đây ba tuần, rồi đến ở Kenya trong năm tuần để gặp gỡ nhiều thân nhân bên họ nội, đây là lần đầu tiên họ gặp nhau.[38][39] Năm 1992, Obama trở lại Kenya với hôn thê, Michelle, và em gái Auma,[38][40] rồi đến Kenya lần thứ ba vào tháng 8 năm 2006 để thăm nơi sinh trưởng của cha, một ngôi làng gần Kisumu, phía tây Kenya.[41]

    Cuối năm 1988, Obama vào Trường Luật Harvard, rồi được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review vào cuối năm thứ nhất,[42] và chủ tịch của tờ tạp chí vào năm học thứ hai.[36][43] Vào những dịp hè, ông trở về Chicago, làm việc tại công ty luật Sidley Austin năm 1989, và Hopkins & Sutter năm 1990.[44] Sau khi tốt nghiệp năm 1991 với văn bằng tiến sĩ [J. D.] hạng ưu từ Harvard, ông về Chicago.[42] Obama là người da đen đầu tiên được bầu vào chức chủ tịch tạp chí Harvard Law Review nên đã gây nhiều chú ý, nhờ đó mà có được hợp đồng cho một quyển sách viết về mối quan hệ chủng tộc,[45] được phát triển thành một cuốn hồi ký, xuất bản vào giữa năm 1995 với tựa đề Dreams from My Father.[45]

    Đại học Chicago và luật sư dân quyền

    Để có thể hoàn thành quyển sách đầu tiên của mình, ông được cấp học bổng và một văn phòng để viết sách, năm 1991, Obama nhận một vị trí thỉnh giảng về Luật học và Chính quyền học tại Trường Luật Đại học Chicago.[45] Rồi ông giảng dạy môn luật hiến pháp tại Trường Luật Đại học Chicago suốt mười hai năm trong cương vị giảng viên [1992 – 1996], và giảng viên chính [1996 – 2004].[46]

    Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1992, Obama lãnh đạo tổ chức Project Vote với mười nhân viên và bảy trăm tình nguyện viên, nhắm đến mục tiêu vận động từ 150 000 đến 400 000 người Mỹ gốc Phi trong tiểu bang Illinois đăng ký bầu cử.

    Năm 1993, Obama làm việc cho công ty luật Davis, Miner, Barnhill & Garland chuyên về dân quyền và phát triển kinh tế khu dân cư.[47]

    Từ năm 1994 đến 2002, Obama được bổ nhiệm vào ban giám đốc Woods Fund of Chicago, năm 1985 tổ chức này gây quỹ cho Đề án Phát triển Cộng đồng.[34] Ông cũng có tên trong ban giám đốc Chicago Annenberg Challenge từ năm 1995 – 2002, là chủ tịch sáng lập và chủ tọa ban giám đốc từ năm 1995-1999.[34]

    Video liên quan

    Chủ Đề