Vì Sao nối ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất

1.1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại

a. Lợi ích của ứng dụng tin học

Nội dung chính

  • 1.1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại
  • 1.2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa
  • 1.3. Con người trong xã hội tin học hóa
  • 2. Bài tập minh họa
  • 3. Luyện tập
  • 3.1. Bài tập tự luận
  • 3.2. Bài tập trắc nghiệm
  • 4. Kết luận
  • Video liên quan

  • Tin học được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.

  • Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.

b. Tác động của tin học đối với xã hội

  • Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.

  • Góp phần thay đổi phong cách sống của con người.

  • Tin học thúc đẩy khoa học phát triển và ngược lại khoa học thúc đẩy tin học phát triển.

Tóm lại: Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.

1.2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa

a. Tin học và kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.

b. Xã hội tin học hóa

  • Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.

  • Xã hội tin học hóa làm tiền đề quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

  • Trong xã hội tin học hóa, việc ứng dụng tin học giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giải phóng lao động chân tay,…

1.3. Con người trong xã hội tin học hóa

  • Sự ra đời của mạng máy tính, đặc biệt là internet đã tạo ra một không gian mới: không gian điện tử.

  • Không gian điện tử là khoảng không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà các loại hàng hóa cơ bản của nó có thể lưu thông một cách dễ dàng trong khoảng không gian này.

Mỗi chúng ta trong xã hội tin học hóa cần:

  • Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin.

  • Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.

  • Xây dựng phong cách sống khoa học, có đạo đức và văn hóa ứng xử trên internet, có ý thức tuân thủ pháp luật.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu những khó khăn khi tin học phát triển?

Hướng dẫn giải

Những khó khăn khi tin học phát triển là:

  • Mất nhiều thời gian để học hỏi tìm hiểu
  • Kinh tế khác nhau nên việc áp dụng tin học còn hạn chế
  • Lợi dụng Internet để thực hiện những hành vi xấu.

Câu 2: Nêu một số hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng Tin học,

Hướng dẫn giải

Những hành vi nào vi phạm pháp luật trong sử dụng Tin học như:

  • Tung những hình ảnh, phim đồi trị lên mạng
  • Xâm phạm thông tin cá nhân hoặc của tập thể nào đó
  • Sao chép bản quyền không hợp pháp, lây lan virus qua mạng…

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tin học và máy tính đem lại những lợi ích gì?

Câu 2: Nêu những mặt trái của Tin học máy tính?

Câu 3: Tại sao cần phải bảo vệ và có trách nhiệm với môi trường thông tin đưa lên mạng và máy tính?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Lợi ích của tin học là?

A. Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội 

B. Sự phát triển của các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến

C. Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí

D. Cả A, B và C

Câu 2: Tác động của tin học đối với xã hội là?

A. Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội 

B. Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại cũng góp phần thay đổi phong các sống của con người

C. Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội

D. Cả A, B và C

Câu 3: Tin học và máy tính ngày nay đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển?

A. Kinh tế

B. Xã hội 

C. Kinh tế xã hội

D. Game online

Câu 4: Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của?

A. Xã hội tin học hóa

B. Mạng máy tính

C. Nền kinh tế tri thức

D. Internet

Câu 5: Tiền đề quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức là?

A. Tin học

B. Máy tính

C. Internet

D. Xã hội tin học hóa

4. Kết luận

Sau khi học xong Bài 7: Tin học và xã hội, các em cần ghi nhớ:

  • Ngày nay tin học và máy tính đã thật sự trở thành động lực cho sự phát triển xã hội.
  • Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở ứng dụng tin học và máy tính.
  • Cần có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội. Cần có trách nhiệm đối với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.

Bài 1. Từ mạng máy tính đến mạng máy tính – Câu 1. Trang 10 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9. Mạng máy tính là gì? Hãy nêu các lợi ích của mạng máy tính?

Mạng máy tính là gì? Hãy nêu các lợi ích của mạng máy tính?

• Mạng máy tỉnh là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng…

• Các lợi ích cùa mạng máy tính, đó là:

– Dùng chung dữ liệu: có thề sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, từ đó người dùng trên mạng có thể truy cập đến khi cần thiết;

Quảng cáo

– Dùng chung các thiết bị phần cứng: Chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác để người dùng trên mạng có thề dùng chung;

– Dùng chung các phần mềm: Có thể cài đặt phần mềm lên máy tính để người dùng trên mạng dùng chung. Nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể;

– Trao đổi thông tin: Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua thư điện từ (e-mail) hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyến (chat).

Bài 8: Những ứng dụng của tin học – Lý thuyết: Những ứng dụng của tin học trang 53 SGK Tin học 10. Những ứng dụng của Tin học là:

Những ứng dụng của Tin học là:

1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật

Tin học đã hỗ trợ con người trong các lĩnh vực thiết kế kỹ thuật, xử lí các số liệu thực nghiêm, quy hoạch và tối ưu hóa…

2. Hỗ trợ việc quản lí

Tin học đã hỗ trợ xử lí một khối lượng lớn thông tin rất đa dạng. Để làm được các việc đó, đã có các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Excel, Quattro… các hệ quản trị dữ liệu như Foxpro, Microsoft Access, Oracle, SQL Server… trợ giúp con người.

Một quy trình ứng dụng Tin học để quản lí thường gồm các bước:

– Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, chứng từ trên máy, kể cả việc sắp xếp chúng;

– Xây dựng các chương trình tiện dụng làm các việc như cập nhật các hồ sơ

– Khai thác thông tin theo các yêu cầu khác nhau như tìm kiếm, thông kê, rút trích, lọc, in các bảng biểu…

3. Tự động hoá và điều khiển

Máy tính đã giúp con người trong những quy trình công nghệ tự động hoá. Chẳng hạn, giúp con người phóng các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ.

4. Truyền thông

Quảng cáo

Tin học đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong việc đổi mới và phát triển các dịch vụ truyền thông, đặc biệt là tạo ra sự liên kết giữa mạng truyến thông và các mạng máy tính, trong đó phải kể tới mạng thông tin toàn cầu Internet.

5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng

Tin học đã tạo cho việc biên soạn, in ấn… các văn bản, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư… được thuận lợi, chính xác và nhanh chóng. Từ đó, các khái niệm văn phòng điện tử, xuất bản điện tử… trở nên quen thuộc với người dùng.

6. Trí tuệ nhân tạo

Con người đã thiết kế ra các máy có thể đảm đương một số hoạt động thuộc lình vực trí tuệ của con người hoặc những hoạt động đặc thù của con người như  hiểu ngôn ngữ tự nhiên dưới dạng văn bản viết tay, nghe và hiểu tiếng nói.

Ngoài ra con người đã thiết kế ra một số máy phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh, nhiều loại rôbốt… trợ giúp con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

7. Giáo dục

Nhờ những thành tựu của Tin học, chúng ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, làm cho việc dạy học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho người học… Đáng kể nhất là có thể thực hiện dạy học qua mạng Internet.

8. Giải trí.

Để giải trí trên máy tính ta có thể sử dụng những .phầm mềm như phần mềm trò chơi, xử lí ảnh, xem phim, nghe nhạc…