Vì sao nh3 có tính khử

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bài 8 : Amoniac và muối amoni - Cô Nguyễn Nhàn [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

    Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực. NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nitơ ở đỉnh. Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên nhân tính bazơ của NH3.

- Amoniac [NH3] là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.

1. Tính bazơ yếu

    - Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-

    ⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

    - Tác dụng với dung dịch muối [muối của những kim loại có hidroxit không tan]:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al[OH]3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al[OH]3↓ + 3NH4+

    - Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl [amoni clorua]

2NH3 + H2SO4 → [NH4]2SO4 [amoni sunfat]

2. Khả năng tạo phức

    Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

    Ví dụ:

    * Với Cu[OH]2:

Cu[OH]2 + 4NH3 → [Cu[NH3]4][OH]2 [màu xanh thẫm]

    * Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag[NH3]2]Cl

    Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

Quảng cáo

3. Tính khử

    - Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại [Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2].

    - Tác dụng với oxi:

    - Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

    NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

    - Tác dụng với CuO:

    - Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm như ure [NH2]2CO; NH4NO3; [NH4]2SO4; …

    - Điều chế hidrazin [N2H4] làm nhiên liệu cho tên lửa.

    - Amoni lỏng dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

1. Trong phòng thí nghiệm

    Đun nóng muối amoni với Ca[OH]2

2. Trong công nghiệp

    Tổng hợp từ nitơ và hiđro

    - Nhiệt độ: 450 – 500oC.

    - Áp suất cao từ 200 – 300 atm.

    - Chất xúc tác: sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O, ...

    Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3 hóa lỏng được tách riêng.

Quảng cáo

    Là tinh thể ion gồm cation NH4+ và anion gốc axit.

    - Là những hợp chất tinh thể ion, phân tử gồm cation NH4+ và anion gốc axit.

    - Tan nhiều trong nước điện ly hoàn toàn thành các ion.

    NH4Cl → NH4+ + Cl-; Ion NH4+ không có màu.

1.Phản ứng thuỷ phân: Tạo môi trường có tính axit làm quỳ tím hoá đỏ.

NH4+ + HOH → NH3 + H3O+ [Tính axit]

2. Tác dụng với dung dịch kiềm: [nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm]

3. Phản ứng nhiệt phân

    - Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

    NH4HCO3 [bột nở] được dùng làm xốp bánh.

    - Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.

    - Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:

2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 11 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

nhom-nito-photpho.jsp

Có phải bạn đang thắc mắc rằng Amoniac là gì hay không? Và tại sao nó lại quan trọng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta? Hãy cùng Đệ Nhất tìm hiểu về tính chất, đặc điểm và ứng dụng của Amoniac nhé

Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền. Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây chết người.

2. Tính chất của amoniac

- Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước [ở điều kiện thường 1 lít nước hòa tan được 800 lít amoniac] do hình thành liên kết hidro với phân tử nước.

- NH3 có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hóa lỏng.

- NH3 là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

- Tính khử mạnh [do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3]

- Kém bền bởi nhiệt, nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:

2NH3 → N2 + 3H2 | N2 + 3H2 → 2NH3

- Amoniac tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạo ion phức: 2NH3 + Ag+ → [Ag[NH3]2]+

- Amoniac nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:

2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 [350 °C] | 2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 [800-900 °C]

- Amoniac tác dụng với muối: 3NH3 + AlCl3 +3H2O → Al[OH]3 + 3NH4Cl

- Tính bazo yếu: Trong nguyên tử nitơ của amoniac có cặp electron tự do nên có tính bazơ yếu.

- Khi tác dụng với nước, dung dịch amoniac làm chuyển xanh quỳ tím và chuyển hồng với phenolphtalein không màu. Để nhận biết khí amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm.

- Amoniac tác dụng với axit tạo thành muối amoni.

- Khi để 2 bình đựng dung dịch HCl và NH3 đặc cạnh nhau, khí thoát ra từ 2 bình dễ dàng kết hợp lại tạo khói màu trắng. Đó chính là những hạt tinh thể muối amoni clorua nhỏ li ti.

- Phản ứng này được sử dụng để nhận biết khí amoniac.

NH3 [k] + HCl [k] → NH4Cl [khói trắng]

- Phản ứng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan tạo thành bazơ và muối: 2H2O + 2NH3 + MgCl2 → Mg[OH]2 + 2NH4Cl

- Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Sodium chloride là gì? NaCl là gì? Những điều cần biết về hóa chất này

2NH4Cl + Ca[OH]2 → NH3 + CaCl2 + H2

3.2 Trong công nghiệp

NH3 được cấu tạo từ Azot và hidro liên kết với nhau. Azot được thu từ không khí còn hydro được tạo thành từ nước. Sau khi được sấy khô, hâm nóng và nén ở 530oC, hỗn hợp này [Azot , hydro] được cho qua các liên kết muối khác nhau để tạo thành amoniac

Nguyên liệu đầu vào là khí thiên nhiên [phần lớn là metan], khí hóa lỏng có chứa propan và butan, hoặc naphtha, than đá sẽ được chuyển thành khí tổng hợp có chứa hidro và cacbon monooxit.

CH4 + H2O < == > CO + 3H2 [xúc tác Ni, nhiệt độ cao]

Sau khi chuyển cacbon monoxit thành cacbon dioxit, người ta loại bỏ khí này chỉ thu hydro.

Nitơ lấy từ không khí sau khi trải qua quá trình khí hóa nguyên liệu chứa cacbon và loại bỏ hết oxy.

Amoniac được tổng hợp bằng quá trình Haber – Bosch theo phản ứng

N2 + 3H2  < == > 2NH3 [ΔH = –92 kJ/mol]

- Hợp chất của nitơ được sử dụng rộng rãi để sản xuất thuốc nhuộm, chất dẻo, thuốc chữa bệnh,…

- Amoniac được coi như một thành phần của phân bón. Bằng cách hòa với nước, amoniac có thể được tưới trực tiếp lên ruộng đồng. Amoniac tác dụng với axit [HCl, HNO3 …] tạo muối amoni, thành phần chính trong phân bón. Hai muối nổi bật là amoni sunfat- một loại phân bón rất tốt và amoni nitrat- không chỉ là phân bón mà nó còn như một dạng thuốc nổ.

- Điều chế axit nitric

- Trong công nghệ làm lạnh amoniac là chất thay thế CFCs, HFCs vì chúng ít độc và ít bắt cháy hơn.

- Amoniac là hỗn hợp khí chuẩn cho việc kiểm soát phát thải môi trường, kiểm soát vệ sinh môi trường,các phương pháp phân tích dạng vết trong phòng thí nghiệm.

- Amoniac  được dùng trong công nghệ nghệ sản xuất chất bán dẫn và một số vật liệu cao cấp khác thông qua sự ngưng tụ silicon nitride [Si3N4] bằng phương pháp ngưng tụ bốc hơi hoá học.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Hóa chất octane và chỉ số octane - những điều bạn chưa biết

– Người hít phải khí amoniac sẽ bị bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, phổi. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng đường hô hấp.

– Nếu không may nuốt phải amoniac đậm đặc, nạn nhân có thể bị bỏng miệng, cổ họng, dạn dày,…Nếu các vết bỏng nặng có thể dẫn tới tử vong.

5.2 Cách xử trí khi phát hiện nhiễm độc amoniac

- Khi phát hiện ở trong môi trường nhiễm độc amoniac, cần nhanh chóng di chuyển khỏi nơi nhiễm amoniac. Nếu amoniac xuất hiện ở khu vực trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài thì cần đi vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. Nếu đang sử dụng điều hòa thì cần tắt ngay.

- Nếu đã tiếp xúc trực tiếp với amoniac, cần nhanh chóng rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Nếu mang kính sát tròng thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo lại. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da. Cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac.

- Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Sau đó, cần để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.

- Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải NH3 cần nhanh chóng cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng họng… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay để không nguy hiểm tính mạng.

- Không được gây nôn và không cho nạn nhân uống dầu. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó, đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa. Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh, cần tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Dưới đây là những thông tin hữu ích về Amoniac và ứng dụng cơ bản của Amoniac sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của Amoniac trong đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay, Công ty Cổ Phần Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật và Hóa Chất Thí Nghiệm Đệ Nhất đang cung cấp sản phẩm amoniac chất lượng, giá tốt cho thị trường trong cả nước.

Khi bạn tìm đến Đệ Nhất bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội hơn hẳn so với các đại lý khác như có giấy phép kinh doanh, chứng từ, chứng nhận loại mặt hàng Amoniac này với chất lượng đảm bảo tốt nhất hiện nay, đặc biệt giá cả là điều bạn không phải lo lắng.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã hiểu Amoniac  là gì? cũng như những tính chất hóa học & cách điều chế Amoniac, Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về Amoniac  vui lòng bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ cho bạn nhé!!!

---

Liên hệ ngay với Đệ Nhất để biết thêm thông tin và nhận được chính sách ưu đãi

Tel: 028 710 79599

Email:

Website: //first-labs.com

Video liên quan

Chủ Đề