Vì sao mỹ cấm vận venezuela

Mỹ cấm vận Venezuela, Nga cho đây là "tội ác diệt chủng thời COVID-19"

VTV.vn - Tuyên bố nặng nề này của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Zakharova thể hiện sự căng thẳng giữa Nga và Mỹ về vấn đề Venezuela.

Trung Quốc, Nga - đối tác hàng đầu của Caracas

Khi Venezuela phải đối phó với những lệnh trừng phạt hà khắc của Mỹ, khiến nhiều nước phải thoái lui hợp tác, thì có một số quốc gia lại đang nổi lên như những đối tác hàng đầu của Caracas, đó là Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Hôm thứ Năm tuần này, khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Tổng thống Venezuela và nhiều quan chức khác vào danh sách cấm vận vì cái gọi là tài trợ cho khủng bố, Moscow đã lên tiếng gọi những biện pháp cấm vận của Mỹ là tội ác diệt chủng thời COVID-19.

Từ lâu, Nga đã có sự can dự sâu sắc vào tình hình Venezuela. Sự hỗ trợ của Nga đã và đang là trụ cột giúp Venezuela đối phó với chính sách bao vây kinh tế của Mỹ. Điều này khiến Venezuela đang trở thành tuyến đầu trong sự cạnh tranh giữa Nga và Mỹ ở khu vực Caribe.

Giữa lúc Venezuela đang loay hoay chống đỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có chuyến thăm biểu tượng tới Venezuela hồi đầu tháng 2 năm nay.

Vì sao mỹ cấm vận venezuela

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Reuters

Ông Sergei Lavrov - Bộ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định: "Hôm nay chúng tôi khẳng định mạnh mẽ sự đoàn kết với người dân và chính phủ Venezuela trong nỗ lực chống lại chiến dịch gây áp lực bất hợp pháp từ Mỹ và các nước ủng hộ Mỹ".

Nga và Mỹ đang ở thế đối lập trong vấn đề Venezuela

Nga ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro, Mỹ hậu thuẫn thủ lĩnh đối lập. Mỹ ra sức chặn nguồn thu từ dầu của Venezuela, Nga trở thành vị cứu tinh cho ngành dầu thô của nước này, thông qua Tập đoàn dầu mỏ Rosneft. Một phần khoản nợ của Caracas với Moscow lên tới vài tỷ USD được trả bằng dầu. Nhưng cũng chính điều này khiến Mỹ không thể ngồi yên.

Ông Elliott Abrams - Đặc phái viên của Mỹ về Venezuela cho biết: "Ngày hôm nay, Mỹ trừng phạt tập đoàn Rosneft và chủ tịch tập đoàn này, với hành vi trung gian bán và vận chuyển dầu cho Venezuela. Các biện pháp trừng phạt là bước đi tiếp theo trong chính sách gia tăng sức ép lên Venezuela".

Giữa tháng này, Rosneft đã xác nhận rút các hoạt động tại Venezuela, chuyển giao tài sản sang Zarubezhneft, một công ty dầu mỏ mới của Nga. Điều này cho phép Rosneft tránh được các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ.

Nga đang duy trì hiện diện quân sự tại Venezuela

Trong bối cảnh giá dầu thô đang ở mức thấp, lợi ích của Nga tại Venezuela không hẳn là kinh tế. Hiện Nga đang duy trì hiện diện quân sự tại Venezuela, thông qua thỏa thuận huấn luyện giữa hai bên. Nga cũng bán vũ khí cho Venezuela với tổng trị giá khoảng hơn 3 tỷ USD. Đối với Nga, Venezuela là một mắt xích đồng minh mà Moscow đang cố xây dựng tại Mỹ Latin, gồm cả Cuba, Mexico, Colombia.

Vì sao mỹ cấm vận venezuela

Venezuela cử máy bay tàu chiến hộ tống tàu chở dầu Iran

Ông Sergei Lavrov - Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói: "Tôi đã nghe thấy lời đe dọa từ Washington sẽ trừng phạt tất cả những ai hợp tác với Venezuela. Chúng tôi đã quen với điều này. Chúng tôi cũng quen với việc các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Washington đang theo đuổi học thuyết Monroe. Nếu các nước Mỹ Latin cảm thấy thoải mái dưới sự bảo vệ như vậy thì đó là quyền chủ quyền của họ, còn tôi coi đó là sự xúc phạm đến tất cả các nước Mỹ Latin bất kể quan điểm của họ như thế nào đối với Venezuela hay các vấn đề quốc tế khác".

Khi Tổng thống Mỹ tuyên bố để ngỏ khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela, Nga đã ngay lập tức điều động máy bay chở gần 100 binh sĩ và các chuyên gia an ninh mạng tới bảo vệ chính quyền Tổng thống Nicola Maduro. Điều này cho thấy Nga sẽ không làm ngơ trước những hành động của Mỹ tại Venezuela.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

Mỹ cấm vận Venezuela, quan hệ Nga - Mỹ, tàu chở dầu

Nhà Trắng hôm 7/3 ra thông báo cho biết một phái đoàn Mỹ cuối tuần qua tới Venezuela để tổ chức các cuộc đàm phán với chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro và thảo luận về nguồn cung năng lượng.

"Mục đích chuyến đi của các quan chức Mỹ nhằm thảo luận về loạt vấn đề, trong đó có an ninh năng lượng", Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên.

Theo nguồn thạo tin, phái đoàn đàm phán Mỹ đã đề nghị Venezuela đảm bảo về các cuộc bầu cử tổng thống tự do, cải cách ngành công nghiệp dầu mỏ và lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Đổi lại, Mỹ sẵn sàng nới lệnh cấm vận dầu mỏ với Venezuela, cho phép nước này sử dụng hệ thống tài chính quốc tế SWIFT, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính với các ngân hàng trên toàn thế giới.

Một cơ sở lọc dầu ở Curacao, Venezuela, hồi tháng 4/2018. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Maduro trong khi đó yêu cầu Mỹ dỡ hoàn toàn lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu dầu với Venezuela, dỡ lệnh trừng phạt áp đặt lên ông cùng quan chức chính phủ và đề nghị trả lại quyền kiểm soát với công ty con Citgo Petroleum của Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) tại Mỹ.

Quyết định nới lỏng lệnh trừng phạt dầu mỏ Venezuela có thể bắt đầu bằng cách cho phép một số công ty của Mỹ, Ấn Độ hay châu Âu buôn bán dầu của Venezuela. Các công ty này đã đưa ra các yêu cầu riêng với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra.

Theo New York Times, chuyến thăm Venezuela của các quan chức cấp cao Mỹ có thể liên quan tới kế hoạch nước này muốn tìm kiếm nguồn cung thay thế một phần dầu đang mua từ Nga.

Nhà Trắng cho biết đang xem xét cách giảm nhập khẩu dầu của Nga mà không gây tổn hại tới người tiêu dùng Mỹ và vẫn duy trì nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, Psaki hôm 7/3 cho biết Washington chưa có quyết định nào về lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Quan hệ Mỹ - Venezuela nhiều năm căng thẳng sau khi Washington dẫn đầu nhóm gần 60 quốc gia công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido và áp lệnh trừng phạt với chính quyền Tổng thống Maduro. Lệnh trừng phạt từ năm 2019 của Mỹ đã ngăn các giao dịch dầu thô của Venezuela, vốn chiếm 96% nguồn thu của quốc gia này.

Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Bấm vào ảnh để xem chi tiết. Đồ họa: Reuters.

Ngọc Ánh (Theo Reuters/AFP)

Vì sao mỹ cấm vận venezuela

Một cơ sở lọc dầu ởCuracao, Venezuela ngày 22/4.Ảnh: Reuters.

Sau khi Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị ám sát hụt ngày 4/8, các quan chức cấp cao Mỹ đã bày tỏ nghi ngờ vụ tấn công do chính quyền Venezuela dàn dựng để lấy cớ đối phó với phe đối lập. Trong khi đó, Madurocho rằng phe cánh hữu đã cấu kết với Colombia để thực hiện vụ tấn công. Tòa án Venezuela phát lệnh bắt hai nghị sĩ đối lập bị cáo buộc có liên quan.

Nghi ngờ của Washington phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Venezuela và Mỹ, bên đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe về tài chính và trái phiếu do chính phủ Venezuela phát hành.

Mỹ thường cáo buộc Venezuela có các vi phạm về nhân quyền và chỉ trích rằng ông Maduro thâu tóm quá nhiều quyền lực, đặc biệt với việc thành lập hội đồng lập hiến mới có quyền tối cao đối với tất cả các nhánh trong chính phủ hồi tháng 7 năm ngoái. Trong chuyến thăm Colombia ngày 8/8, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho rằng chính quyền Madurođã gây ra khủng hoảng kinh tế và nhân đạo hiện nay.

Theo cây bút Tsvetana Paraskova của Oil Price, tin đồn về rằng Mỹ có thể áp lệnh cấm vận với dầu Venezuela đã được lan truyền trong hơn một năm. Biện pháp bao gồm cấm Mỹ nhập khẩu dầu của Venezuela và cấm Mỹ xuất khẩu các chất pha loãng để giúp Venezuela pha với dầu thô nhằm giúp nó có thể đi qua các đường ống xuất khẩu.

Nhu cầu

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ giờ không còn cân nhắc trừng phạt ngành dầu của Venezuela vì nhu cầu.Các nhà máy lọc dầu vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu dầu thô của Venezuela. Mỹ là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Venezuela. Từ tháng hai đến tháng 6, xuất khẩu dầu của Venezuela sang các nhà máy lọc dầu Mỹ đã tăng 43%.

Thiết bị tại các nhà máy này chuyên để xử lý dầu thô nặng (dầu rất nhờn và quánh) nên sự lựa chọn của họ về nhà cung cấp bị hạn chế. Sản lượng dầu mỏ của Mexico đang trì trệ vào thời điểm hiện tại. Sản lượng của Canada đang tăng nhưng công suất đường ống thì không, vì vậy rất khó khăn và tốn kém để chuyển hàng đến vùngDuyên hải Vịnh Mexico của Mỹ. Do đó, dầu thô Venezuela là phương án thuận tiện và kinh tế hơn.

"Chắc chắn Mỹ có nhu cầu với dầu thô của Venezuela và điều đó sẽ còn tồn lại lâu dài", John Auers, từ Turner, Mason & Company, nhận định.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga - những nước ủng hộ tài chính nhiều nhất cho Venezuela, cũng có nhu cầu. Venezuela đang mắc nợ nhiều tiền của cả Trung Quốc và Nga và họ đang trả nợ bằng dầu thô.

Nỗi lo bị "bắt đền"

Venezuela vẫn đang mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu từ năm 2012, gây ra tình trạng thiếu thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm, khiến nhiều người phải di cư sang nước khác. Lạm phát của Venezuela sẽ tăng lên một triệu % vào cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán.

Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) cho thấy sản lượng dầu của Venezuela tháng 6 là 1,340 triệu thùng, giảm 47.500 thùng/ngày so với tháng 5. Trong khi đó, sản lượng trung bình năm 2016 là 2.154 triệu thùng/ngày còn năm 2017 là 1.911 triệu thùng/ngày

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán sản lượng của Venezuela sẽ giảm xuống dưới một triệu thùng/ngày vào cuối năm nay và chỉ còn 700.000 thùng/ngày vào cuối năm tới, tương đương với sản lượng dầu hiện tại của New Mexico.

"Với tình hình kinh tế và tình trạng ảm đạm của ngành công nghiệp dầu Venezuela, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến giá dầu cao hơn, điều mà Trump và chính quyền không mong muốn trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11", Paraskova đánh giá.

Maduro có thể đổ lỗi rằng các lệnh trừng phạt của "đế quốc" Mỹ khiến kinh tế Venezuelasụp đổ.Paraskova đánh giáMỹ không muốn tránh chịu trách nhiệm việc này.

"Giống như đi mua hàng vậy, nếu làm vỡ thì bị bắt đền", George David Banks, cựu cố vấn về môi trường và năng lượng cho Trump, nói. "Nhà Trắng không muốn mang tiếng là gây ra cuộc khủng hoảng".

Phương Vũ