Vì sao mùa đong chân bị lạnh

Chân là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ gây ra các vấn đề sức khoẻ nếu bị nhiễm lạnh. Thói quen để chân lạnh cóng trong mùa đông sẽ khiến bạn gặp phải những tình trạng không tốt sau đây. Do đó, đừng quên luôn giữ ấm đôi chân để tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn bạn nhé.

Cảm cúm

Nghiên cứu cho thấy, bàn chân bị nhiễm lạnh là tác nhân khiến mầm bệnh cảm cúm dễ tấn công cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bộ phận khác trên cơ thể bị lạnh hơn. Khi đó, lượng bạch cầu và sức đề kháng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh sẽ bị suy giảm.

Ngoài ra, khi cơ thể nhiễm lạnh cũng làm cản trở quá trình hoạt động của lông mao ở mũi, dẫn đến khả năng ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn cũng giảm đi.

Ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu

Để chân bị lạnh sẽ khiến các mạch máu tại vị trí này co lại, dẫn đến làm giảm khả năng lưu thông máu. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tê, nhức hay chuột rút ở chân.

Bên cạnh đó, tình trạng máu kém lưu thông có thể gây tắc nghẽn mạch máu rất nguy hiểm. Đối với những người mắc bệnh về tim mạch hay huyết áp, việc quá trình lưu thông máu bị cản trở sẽ gây nguy hiểm và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Cước chân

Cước chân là một trong những tình trạng dễ gặp phải trong mùa đông. Khi thấy chân xuất hiện những đám da phù nề, đỏ, rất ngứa và rát thì đó chính là hiện tượng cước. Tình trạng này sẽ gây đau nhức, ngứa ngáy và khó khăn trong việc di chuyển cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài tuần hoàn máu kém, nguyên nhân chủ yếu gây cước là do chân phải tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh thường xuyên. Bên cạnh đó, việc làm nóng chân đột ngột khi đang lạnh cũng có thể gây cước. Thay vì tìm cách chữa cước chân, bạn nên chủ động tìm cách ngăn ngừa mắc phải chúng.

Suy giảm sức đề kháng

Không giữ ấm vị trí bàn chân sẽ làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu của cơ thể. Chúng chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng bị suy yếu. Lúc này, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, sức chịu lạnh kém hơn… Sức đề kháng bị suy giảm cũng chính là tác nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Lưu ý để giữ ấm chân đúng cách và phòng ngừa các vấn đề trên:

- Luôn đi tất khi ra ngoài hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, lựa chọn những chất liệu có thể thấm hút mồ hôi để tránh gây nhiễm lạnh ngược.

- Tránh để chân ngấm nước mưa khi trời lạnh, nếu chân bị ướt nên nhanh chóng lau khô và ủ ấm.

- Ngâm chân bằng nước ấm với muối trước khi đi ngủ.

Rất nhiều người cho rằng tay chân bị lạnh trong mùa đông là điều hết sức bình thường. Điều này sẽ là đúng nếu như sau khi được sưởi, ủ ấm mà tay chân ấm trở lại. Còn trong trường hợp tay chân bạn luôn lạnh cóng dù đã cố gắng giữ ấm đến đâu thì bạn cần phải tìm ra nguyên nhân và chữa trị tận gốc.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng lạnh chân tay

Thiếu máu và tuần hoàn kém

Thiếu máu cục bộ ở các đầu ngón tay, ngón chân thường gây ra co thắt, da nhợt nhạt, yếu và bàn tay lạnh. Nếu bàn tay và bàn chân của bạn vẫn lạnh mặc dù có những biện pháp hâm nóng, hãy kiểm tra lượng chất sắt của bạn. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra các loại vấn đề khác nhau và bao gồm bàn tay và bàn tay lạnh do các vấn đề về tuần hoàn, huyết áp cao và các vấn đề về tuyến giáp.

Hiện tượng Raynaud

Hiện tượng Raynaud xuất hiện ở một số người do khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc có tâm lý căng thẳng cao. Lúc đó, mạch máu sẽ bị hạn chế lưu thông, khiến cho các ngón tay chân bị lạnh cóng hoặc bị tê không còn cảm giác gì nữa.

Bệnh Lupus

Căn bệnh này có thể tấn công các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân và ngăn ngừa sự di chuyển máu bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bạn bị lạnh hoặc ra mồ hôi.

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu vitamin B12 - vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.

Suy giáp

Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

Huyết áp thấp

Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.

Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ

Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

Đái tháo đường

Người bị đái tháo đường [tiểu đường] có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.

Bệnh về tim mạch

Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm.

Cách chữa bệnh chân tay lạnh mùa đông

Giữ ấm cơ thể

Việc đầu tiên mà bạn cần làm trong cách chữa bệnh chân tay lạnh là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong những ngày thời tiết trở lạnh. Khi cơ thể đủ ấm thì chân tay cũng sẽ ấm áp và bớt bị lạnh hơn. Bạn cũng nên bảo vệ bàn chân và bàn tay của mình bằng tất và găng tay trong những ngày rét nhé. Hãy chọn những loại bao tay, bao chân có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, để tránh ra mồ hôi dẫn tới tay chân càng lạnh hơn.

Ngâm tay chân với nước muối gừng ấm

Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 - 50 độ có pha chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ dàng. Bạn cũng có thể ngâm chân tay trong nước ấm có pha tinh dầu bạc hà, hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương. Ngâm chân tay trong nước ấm khoảng 10 - 15 phút, sau đó bạn lau khô rồi đi tất ấm, không để chân tay tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước lạnh. Đây là cách chữa bệnh chân tay lạnh vô cùng hiệu quả đấy.

Tập thể dục

Việc tập thể dục đều đặn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi. Nhờ đó mà bàn tay và chân của bạn sẽ không bị lạnh nữa. Đồng thời việc tập luyện còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái để học tập. Do đó, hãy chăm chỉ thể dục hàng ngày kể cả trong những ngày lạnh giá nhé. Nếu ngại ra ngoài bạn có thể tập luyện ngay trong nhà bằng cách leo cầu thang, đi bộ quanh nhà hoặc tập các bài tập.

Chế độ dinh dưỡng giàu calo

Thời tiết lạnh giá để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng, hạn chế ăn uống có tính lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đồ nóng vì chúng có thể gây viêm loét nhiệt miệng.

Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt.

Thư giãn và nghỉ ngơi

Stress và thiếu ngủ luôn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh. Nghỉ ngơi, thư giản và giấc ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn. Đối với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.

Tránh xa thực phẩm chứa caffeine

Rất nhiều người có thói quen uống cà phê đặc biệt là vào mùa đông. Nhưng nếu bạn bị bệnh lạnh tay chân thì nên hạn chế thức uống này. Bởi caffeine làm nhỏ mạch máu và cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể, khiến tay chân bị lạnh. Hãy thay thế chúng bằng các thức uống khác như trà gừng, trà thảo mộc nhé.

Đi tất và găng tay để giữ ấm

Đeo găng tay sẽ giúp tay bạn đỡ bị tê buốt khi trời lạnh. Đi tất là cách đơn giản nhất để ủ ấm bàn chân và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, nếu sàn nhà không được trải thảm hoặc lắp đặt hệ thống sưởi thì bạn có thể tự trang bị cho mình đôi dép cách nhiệt.

Bệnh cước chân không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh hoặc trong thời điểm giao mùa đông xuân. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị cước chân vào mùa đông và phải làm sao để khắc phục bệnh hiệu quả?

1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị cước chân vào mùa đông?

1.1. Bị cước chân vào mùa đông có thể gây ra những triệu chứng gì?

Cước chân là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ ở dưới da khiến cho da người bệnh có bị sưng lên, có cảm giác ngứa và bị đổi màu đỏ, trắng hoặc xanh tím. Nếu không được điều trị sớm, bệnh cước chân cũng có thể gây ra tình trạng phồng rộp da, viêm da, thậm chí là nhiễm trùng. Do đó, khi có những biểu hiện bệnh dưới đây, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt:

Đầu ngón chân của người bị cước có hiện tượng sưng đỏ

+ Đầu ngón chân của bệnh nhân bị sưng đỏ.

+ Người bệnh có cảm giác bị nóng rát, đau như bị châm chính, thường xuyên bị ngứa da.

+ Da có biểu hiện chuyển màu, chuyển sang màu đỏ, xanh tím.

+ Đối với những trường hợp nặng, da của người bệnh có thể bị sưng phồng, mưng mủ hoặc viêm loét, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên, dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ cao:

+ Người mặc quần áo quá chật và thường xuyên để da tiếp xúc với thời tiết lạnh.

+ Người có hiện tượng thừa cân béo phì.

+ Phụ nữ thường có nguy cơ bị cước chân cao hơn nam giới.

+ Những người sinh sống và làm việc trong môi trường ẩm ướt, lạnh.

+ Những người có vấn đề về tuần hoàn máu thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết.

+ Trường hợp mắc bệnh Raynaud: Khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân dễ bị co thắt các mạch máu ngoại vi nếu phải đối mặt với điều kiện thời tiết lạnh hoặc cũng có thể là do gặp phải tình huống căng thẳng khiến cho lưu lượng máu đến các mô và tế bào bị cản trở.

+Bệnh nhân mắc bệnh Lupus: Đây là một tình trạng rối loạn tự miễn phổ biến gây ra tình trạng cước chân.

1.2. Những nguyên nhân khiến bạn bị cước chân vào mùa đông

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng cước chân. Tuy nhiên, thời tiết lạnh ẩm và tuần hoàn máu kém được cho là có liên quan rất mật thiết đến những triệu chứng bệnh.

Thời tiết thay đổi đột ngột làm tăng nguy cơ bị cước chân

Hệ thống tuần hoàn gồm các mao mạch, tĩnh mạch và một số động mạch có nhiệm vụ mang máu đến các tế bào của cơ thể. Ở điều kiện thời tiết nóng bức, những mạch máu này sẽ mở rộng hơn để làm mát cơ thể. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thì các mạch máu sẽ co lại để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Sự co thắt của hệ thống tuần hoàn chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị cước chân.

Những triệu chứng cước chân sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp xúc với điều kiện thời tiết bất thường, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Tuy nhiên, với những nơi có điều kiện thời tiết lạnh nhưng hanh khô thì lại ít có nguy cơ gây ra bệnh cước chân.

2. Phải làm sao nếu bị cước chân vào mùa đông?

2.1. Biện pháp khắc phục khi bị cước chân vào mùa đông

Thông thường tình trạng bị cước chân vào mùa đông sẽ giảm dần khi thời tiết ấm lên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp dưới đây nếu muốn tình trạng này kết thúc nhanh chóng hơn:

- Giữ ấm toàn bộ cơ thể: Khi bị cước tay hoặc cước chân, nhiều người có xu hướng để chân cạnh lò sưởi hoặc dùng túi chườm nóng đặt trực tiếp lên vùng da bị cước. Tuy nhiên, đây là cách hoàn toàn sai lầm, thậm chí nó còn có thể khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng. Lời khuyên cho bạn là hãy làm nóng toàn bộ cơ thể. Tuyệt đối không để vùng da bị cước tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không nên gãi mà chỉ nên xoa nhẹ lên vùng da bị cước. Nếu bạn gãi quá nhiều có thể khiến da bị bong tróc, tổn thương và có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Không nên gãi vùng da bị cước để tránh khiến da bị tổn thương

- Đối với những vùng da đã bị sưng phồng, mưng mủ thì chỉ nên giữ sạch da để tránh nhiễm trùng và đồng thời nên uống nhiều nước hơn.

- Nếu vùng da bị cước đang có biểu hiện dần phục hồi, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm cho da. Lưu ý chỉ nên sử dụng loại kem không mùi.

- Không nên hút thuốc nếu đang bị cước vì thói quen hút thuốc có thể khiến co mạch máu và đồng thời làm cho vùng da bị cước lâu hồi phục hơn.

- Nên tắm với nước ấm giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn.

2.2. Một số phương pháp tránh bị cước chân vào mùa đông

Để phòng tránh bị cước chân vào mùa đông, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Việc quan trọng nhất chính để tránh bị cước là giữ ấm cho cơ thể đúng cách. Khi phải ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm, bạn nên giữ ấm cơ thể, tránh để da phải tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh ẩm. Nên mặc nhiều lớp quần áo hơn là việc mắc một lớp quần áo dày.

Nên đi tất để phòng tránh bị cước vào mùa đông

- Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.

- Nên lựa chọn loại giày phù hợp với kích cỡ chân và có khả năng giữ ấm tốt.

- Sau khi tắm nên chú ý lau khô chân.

- Nên đi tất để giữ ấm chân, lưu ý ưu tiên lựa chọn loại tất bằng len hoặc cotton.

- Nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu.

- Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây mỗi ngày.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị cước chân vào mùa đông và một số cách khắc phục, phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có dấu hiệu bất thường, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề