Vì sao không nên kết hôn đồng giới

Thời gian gần đây, báo chí và cộng đồng mạng lại có dịp thảo luận sôi nổi về nên hay không ủng hộ hôn nhân đồng giới, khi Bộ Tư pháp đang xúc tiến việc sửa Luật Hôn nhân và Gia đình theo hướng công nhận hôn nhân đồng giới.

Bên cạnh quan điểm truyền thống, cho rằng hôn nhân giữa hai người nam hoặc hai người nữ với nhau là trái với thuần phong mỹ tục, thậm chí là “bệnh hoạn”, thì hầu hết các ý kiến đều ủng hộ, cho rằng thừa nhận hôn nhân đồng tính không chỉ thể hiện một cái nhìn tự nhiên đối với những người đồng giới, mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền cơ bản của con người là tự do mưu cầu hạnh phúc.

Một bạn trẻ chia sẻ trên trang cá nhân: “Trong quan niệm nhiều người thì việc hai người đồng tính kết đôi với nhau là điều không chấp nhận được, song nếu nhìn nhận rằng mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc, và là hạnh phúc chính đáng, xuất phát từ tình yêu chân thành thì sẽ không khó để trả lời cho câu hỏi hôn nhân đồng tính có hợp tình hợp lý hay không?

Thực tế, việc cho phép những người đồng tính kết hôn không gây xâm phạm gì đến lợi ích, quyền của người khác, mà chỉ mang lại hạnh phúc và sự bảo vệ cho những người đồng tính - vốn là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của xã hội”.  

Vì sao không nên kết hôn đồng giới
Hình ảnh đám cưới một cặp đồng tính nam tại Kiên Giang (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng, phong tục tập quán cũng phát triển theo thời gian, và ngày nay, con người ngày càng tự do hơn, mong muốn hạnh phúc toàn diện hơn, vì thế người đồng tính cũng cần được xã hội thừa nhận, bởi đồng tính không phải là bệnh mà chỉ là một xu hướng tình dục mà thôi!

Do luật pháp nước ta hiện quy định cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, do đó nhiều đôi đồng tính đã phải “dàn dựng” kịch bản để có thể đến được với nhau, như câu chuyện bi hài về đám cưới giữa hai cô gái ở Trà Vinh, mà “chú rể” đã phải… giải trai để qua mắt nhà gái, hay việc những cặp đồng tính đã phải “cưới chui” trong khi chính quyền địa phương bối rối không biết xử lý thế nào. Rõ ràng, việc cấm đoán đã nảy sinh những hệ lụy không tốt cho xã hội.

Thực tế là dù pháp luật không cho phép, nhiều đôi đồng tính vẫn sống chung với nhau, song họ bị mất đi nhiều quyền lợi như các cặp vợ chồng được luật pháp công nhận. Cho dù họ có tổ chức đám cưới, thì cuộc hôn nhân này vẫn hết sức lỏng lẻo bởi chưa bị ràng buộc với nhau một cách chính thức, và chắc chắn điều những người đồng tính mong muốn đó là họ được công khai là “vợ chồng”, được cầm trên tay tờ đăng ký kết hôn.

Tại hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, được tổ chức ngày 16/4 tại Hà Nội, có ý kiến cho rằng cần phải bổ sung trong Luật hôn nhân và Gia đình phần điều chỉnh về hôn nhân đồng tính nhằm đảm bảo tính nhân bản, công bằng và bình đẳng trong công nhận, thực hiện và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình.

Đề nghị Luật hôn nhân và Gia đình xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, cho phép những người đồng giới tính kết hôn với nhau, tuy nhiên cần có những quy định cụ thể. Luật pháp không nên can thiệp vào việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, đồng thời cần quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cùng giới tính trong quan hệ chung sống như vợ chồng theo giải pháp quy định về việc chung sống như vợ chồng giữa những người khác giới.

Đây thực sự là tín hiệu vui cho những người đồng tính./. 

Theo Wikipedia: Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001. Sau đó 10 quốc gia khác (Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy , Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina và Đan Mạch) và năm tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ đô Mexico (thành phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Ở 16 quốc gia khác, những người cùng giới có thể kết hợp dân sự với nhau.

Hôn nhân đồng giới đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên thế giới. Đặc biệt ở nhiều nước đã công nhận hôn nhân đồng giới là có giá trị và hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hòa cùng xu hướng chung của thế giới trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã bắt đầu cởi mở và dần chấp nhận tình yêu hay hôn nhân giữa những người đồng giới. Tuy nhiên một trong những vấn đề mà cộng đồng LGBT ở Việt Nam hay những người ủng hộ cộng đồng LGBT rất quan tâm đó là luật hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay như thế nào. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích. 

Luật nào quy định về hôn nhân đồng giới?

Chị An gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã: “Thưa luật sư, Tôi là An tôi sinh ra tại Việt Nam và sau đó cùng gia đình sang định cư ở Pháp. Hiện nay vì công việc của bố mẹ nên tôi và gia đình đã trở về Việt Nam để sinh sống. Khi về Việt Nam tôi có quen Linh hiện là bạn gái của tôi. Chúng tôi dự định sẽ kết hôn và về chung một nhà tuy nhiên chúng tôi băn khoăn rằng không biết quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Mong luật sư tư vấn trường hợp của chúng tôi. Tôi xin cảm ơn.”

>>Tư vấn về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam liên hệ ngay 1900.633.705

Luật sư tư vấn: Chào An, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho luật Thiên Mã chúng tôi sẽ tư vấn đối với trường hợp của bạn như sau:

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có một một luật hay bộ luật cụ thể quy định về hôn nhân đồng giới. Vấn đề này mới chỉ được quy định ở luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định 126/2015/NĐ – CP quy định chi tiết về về luật hôn nhân và gia đình 2014.

Đồng thời hiện nay nghị định 110/2013/NĐ-CP cũng được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Đây được xem là cơ hội để giúp những người thuộc giới tính thứ 3 được hòa nhập vào cộng động và có tiếng nói riêng cho mình.

>Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Kết hôn đồng giới có vi phạm pháp luật Việt Nam?

Cô Linh sống tại Thành phố HCM gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã: Thưa luật sư tôi là Linh tôi hiện có con trai đã trưởng thành nhưng gần đây tôi mới biết được con trai mình là gay. Cháu đã thừa nhận giới tính của mình với gia đinh và cũng thừa nhận đã quen với một anh làm cùng cơ quan được 2 năm và cả hai cháu có mong muốn được kết hôn. Khi biết chuyện tôi hơi buồn nhưng phần nhiều vì làm mẹ mà tôi không quan tâm, để cháu phải giữ kín chuyện giới tính mà không thể chia sẻ sớm với gia đình. Vì vậy tôi đồng ý cho hai đứa quen nhau và về cho phép hai đứa về sống chung một nhà, nhưng tôi băn khoăn liệu hai cháu tổ chức kết hôn đồng giới có vi phạm pháp luật của nhà nước ta không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

>> Dịch vụ luật sư tư vấn kết hôn đồng giới liên hệ ngay 1900.633.705

Luật sư tư vấn: Cảm ơn cô Linh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã đối với trường hợp của con trai cô. Chúng tôi sẽ tư vấn như sau:

Hiện nay theo luật về hôn nhân đồng ở Việt Nam không cấm nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới nên nhiều người hiện nay băn khoăn không biết kết hôn đồng giới có vi phạm pháp luật không. Đáp án cho câu trả lời này là không, bởi vì họ cũng là công dân Việt Nam bình thường.

Những người có cùng giới tính có thể tiến hành việc kết hôn với nhau bởi công dân có thể làm những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên việc kết hôn này sẽ không được tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều như 26 quốc gia khác trên thế giới hiện nay.

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn

Tại sao nhà nước ta không cho phép hôn nhân đồng giới

Anh Bảo ở Hà Nam gửi câu hỏi về cho luật Thiên Mã: Thưa luật sư tôi là Bảo, tôi có em trai là người thuộc cộng đồng LGBT vì vậy tôi rất hiểu cũng như đồng cảm cho nỗi đau của những người đồng giới. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nước công nhận hôn nhân đồng giới là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Vậy tại sao ở Việt Nam hiện nay khi mà trong xã hội những người ủng hộ cho cộng đồng LGBT rất đông và nhiều người đã cởi mở không còn định kiến với những người đồng giới nhưng quy định nhà nước vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam là có giá trị pháp lý. Mong luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc này. Tôi xin chân thành cảm ơn.”

>> Luật sư tư vấn hôn nhân đồng giới liên hệ ngay 1900.633.705

Luật sư tư vấn: Chào anh Bảo, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Thiên Mã chúng tôi xin phép tư vấn câu hỏi của anh như sau:

Hiện nay pháp luật nhà nước Việt Nam vẫn chưa thực sự cho phép hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, để có thể thừa nhận được việc kết hôn giữa nam – nam, nữ – nữ là một vấn đề khó đối với các nhà làm luật.

Bởi vì, nếu luật pháp cho phép thì gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới các thế hệ khác trong xã hội, cũng như không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nền văn hóa Á Đông. Ở trên góc độ pháp lý thì để chấp nhận hôn nhân đồng giới bắt buộc phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều quy định liên quan trong chính hệ thống pháp luật từ quan hệ vợ chồng, tài sản, con cái,….

Quan điểm về hôn nhân đồng giới

Theo luật hôn nhân và gia đình 2014 hôn nhân được hiểu là việc kết hôn giữa một người nam và một người nữ dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc kết hôn không chỉ diễn ra giữa nam với nữ mà còn diễn ra giữa những người cùng giới tính với nhau đã được pháp luật cho phép.

Cuộc hôn nhân giữa những người có cùng giới tính này được hiểu là hôn nhân đồng giới. Hiện nay nhiều người nhìn nhận hôn nhân đồng giới giống như một căn bệnh, tuy nhiên bên nước ngoài họ hoàn toàn chấp nhận việc này và đồng ý cho việc hai người cùng giới tính được yêu và kết hôn.

Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường dựa trên cơ sở về tâm sinh lý của mỗi người. Theo đó những người đồng tính được xếp vào nhóm cộng đồng LGBT. Nhóm cộng đồng này gồm có:

  • Đồng tính nữ (lesbian)
  • Đồng tính nam (gay)
  • Song tính (thích của hai giới nam và nữ)
  • Chuyển giới từ nam sang nữ, từ nữ sang nam.

>>Xem thêm: Dịch vụ ly hôn nhanh, trọn gói, uy tín

Pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới

Hiện nay pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới có những điểm khác biệt so với pháp luật quốc tế. Trong đó Việt Nam đã từng bước chuyển mình có những thay đổi trong việc quy định hôn nhân đồng giới và dần chấp nhận hơn về tình trạng kết hôn này.

Sự thay đổi của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới

Nếu như trước đây ở luật hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật Việt Nam đã cấm thì kết hôn cho những người bỏ cùng giới tính với nhau thì giờ đây đã có sự thay đổi. Luật hôn nhân đồng giới ở Việt Nam 2019 đã có từng bước chuyển mình tích cực. 

Việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính không còn thuộc một trong 5 trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo đó việc kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng không bị phạt vi phạm hành chính như trước đây, thay vào đó xã hội đang ngày càng chấp nhận hơn.

>>Xem thêm: Luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi?

Phản đối hôn nhân đồng giới

Mặc dù đã không còn quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính nhưng pháp luật Việt Nam cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới. Đây là điểm khác biệt giữa Pháp và Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. 

Theo điều 8 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhà nước không thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Điều này có thể thấy pháp luật đang có những quy định có chút khắt khe hơn về vấn đề hôn nhân đồng giới.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về của luật hôn nhân đồng giới ở Việt Nam 2019 mà mọi người không nên bỏ qua. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp cho mọi người có thể đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình. Đặc biệt, đối với những người thuộc giới tính thứ 3 thì đây được xem là cơ hội để xã hội hiểu rõ họ hơn và có sự đồng cảm với những người đồng giới.

Bạn đang xem bài viết “Luật hôn nhân đồng giới ở Việt Nam Không cấm nhưng Không thừa nhận” tại chuyên mục “Luật hôn nhân gia đình”