Vì sao giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ mang tính tạm thời nhưng lại là hiện tượng phổ biến của xhtb

Giá trị thặng dư siêu ngạch (tiếng Anh: Extra surplus value) là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Vì sao giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ mang tính tạm thời nhưng lại là hiện tượng phổ biến của xhtb

Hình minh hoạ (Nguồn: imperialism)

Khái niệm

Giá trị thặng dư siêu ngạch trong tiếng Anh được gọi là Extra surplus value.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Như thế nhà tư bản chỉ phải bỏ ra ít chi phí hơn các nhà tư bản khác mà vẫn bán được với giá như các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn. 

Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kĩ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.

Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. 

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.

C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.

Trong đó

Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

C. Mác viết: "Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản qui lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác".

(Theo C.Mác và Ph. ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội)

Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

Diệu Nhi

Trả lời: C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì:

Cả hai đều là giá trị thặng dư, đều là kết quả bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê, đặc biệt chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. (Ở đây bạn phải hiểu khái niệm tăng năng suất lao động nghĩa là trong cùng một thời gian lao động như trước nhưng tổng sản phẩm tăng lên, nhưng tổng chi phí không tăng (hoặc tăng ít) sao cho  giá trị một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Nếu tổng sản phảm tăng, nhưng giá trị một đơn vị sản phẩm không giảm đi mà vẫn giữ nguyên như trước, thì không phải tăng năng suất lao động.

Hai loại giá trị thặng dư này chỉ khác nhau ở chỗ: giá trị thặng dư siêu ngạch được tạo ra do tăng năng suất lao động cá biệt (trong một doanh nghiệp), còn giá trị thặng dư tương đối được tạo ra do tăng năng suất lao động xã hội.

Cụ thể là giá trị thặng dư tương đối được sản xuất ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại, để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là gía trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt (trong một xí nghiệp), làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

VD: Giá trị thị trường của 1 hàng hoá = 8c + 2v + 2m =12

Giá trị cá biệt do tăng năng suất  = 7c + 2v + 2m = 11

Giá trị thặng dư siêu ngạch = 12 – 11 = 1

Ở đây cần lưu ý, kết quả của tăng năng suất lao động cá biệt tức là làm cho giá trị một hàng hoá giảm xuống bằng cách tiết kiệm chi phí (theo ví dụ thì từ 8c tiết kiệm còn 7c).

Vì sao giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ mang tính tạm thời nhưng lại là hiện tượng phổ biến của xhtb

- Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu dược giá trị thặng dư siêu ngạch.

- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.

- Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xót toàn bộ xã hội tư bản thân giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Tăng năng suất lao dộng, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối cùng có một cơ sở chung đó là dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động để rút ngắn thời gian lao động cần thiết.

- Điểm khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:

+ Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng ở các tư bản cá biệt trở thành phổ biến trong xã hội. Vì thế, C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

+ Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu dược. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng xuất lao động giảm giá trị của hàng hoá.

Loigiaihay.com

Giá trị thặng dư siêu ngạch là một thuật ngữ trong kinh tế học và triết học là mục tiêu, khát vọng mà mọi nhà tư bản, doanh nghiệp hướng tới đối với hoạt động kinh doanh của mình; Tuy nhiên chúng ta chỉ thường được biết đến bản chất của giá trị thặng dự mà không phải ai cũng có thể hiểu thế nào là giá trị thặng dư siêu ngạch. Vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì? 

Giá trị thặng dư siêu ngạch là thuật ngữ quen thuộc và phổ biến, thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh; Đây là một trong các quy luật kinh tế được chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển trong nền tảng kiến thức về triết học của ông. Nếu chưa đi vào tìm hiểu, giá trị thặng dư siêu ngạch là một thuật ngữ mang tính trừu tượng; đặc biệt đối với những người mới tìm hiểu về lĩnh vực này. Cho nên ta có thể giải thích giá trị thặng dư siêu ngạch như sau:

Trong một xã hội mà có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản với nhau đòi hỏi các nhà tư bản phải tích cực phát triển và tìm kiếm phương pháp sản xuất tốt nhất, hiệu quả nhất để tăng năng suất lao động trong các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời hướng đến giảm giá trị cá biệt của hàng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

Theo Triết học Mác – Lê Nin thì Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Đây là động lực để các nhà tư bản cải thiện kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa.

Hiểu theo cách dễ hiểu thì Giá trị thặng dư siêu ngạch tiếng Anh là Extra surplus value là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng khoa học công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của sản phẩm hàng hóa công ty này thấp hơn giá trị thị trường.

2. Đặc điểm giá trị thặng dư siêu ngạch: 

Thứ nhất: Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh xuất hiện và cũng nhanh mất đi.

Giá trị thặng dư siêu ngạch được sinh ra từ các hoạt động tăng cường áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhà tư bản; Vậy tại sao giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng mang tính tạm thời nhanh xuất hiện và cũng nhanh biết mất. Bởi lẽ, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay với sự xuất hiện có nhiều tập đoàn, công ty lớn kinh doanh cùng một loại sản phẩm khiến cho thị phần trên thị trường bị thu hẹp, chia thành nhiều miếng nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực trong việc đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng kỹ thuật – công nghệ mới vào hoạt động sản xuất nhằm tăng năng suất lao động tạo ra thật nhiều giá trị thặng dư siêu ngạch.

Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh cũng không đứng yên một chỗ một khi doanh nghiệp này áp dụng thành công những cải tiến về mặt kỹ thuật làm tăng năng suất lao động thì ngay lập tức các doanh nghiệp khác cũng sẽ áp dụng phương pháp đó hay phát triển nhiều phương thức sản xuất mới khiến cho giá trị thặng dư siêu ngạch của các doanh nghiệp khác bị mất đi và cứ tác động qua lại trong xu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giá trị thặng dư siêu ngạch nhanh chóng xuất hiện rồi cũng nhanh chóng mất đi.

Xem thêm: Thặng dư là gì? Đặc điểm, nguyên nhân xảy ra và kết quả?

Thứ hai:Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Giá trị thặng dư tương đối – GTTD tương đối là giá trị thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng việc nâng cao năng suất lao động trong hoạt động sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi, cường độ lao động vẫn như cũ.

3. Ý nghĩa của giá trị thặng dư siêu ngạch:

Đầu tiên việc tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch một cách hợp lý và hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà tư bản, doanh nghiệp; Với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào hoạt động sản xuất doanh nghiệp sẽ tạo ra số lượng sản phẩm lớn với chất lượng tốt hơn qua đó tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường tiêu thụ, dành được nhiều thị phần trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến lợi nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Như vậy ý nghĩa đầu tiên mà giá trị thặng dư siêu ngạch đem lại lợi nhuận lớn.

Bên cạnh đó để nhằm tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch và nhằm đối trọng với đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các nhà tư bản, doanh nghiệp phải tiến hành áp dụng kỹ thuật – công nghệ mới, hiện đại và tiến bộ vào sản xuất. Điều này giúp cho người lao động giảm bớt sức lao động và thời gian cần thiết để tạo ra một sản phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề hai mặt khi mà áp dụng kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất thì đông thời vai trò của người lao động sẽ bị giảm đi và người lao động phải học hỏi thêm các kỹ năng để vận hành kỹ thuật – công nghệ mới, những người không đáp ứng được các điều kiện thì sẽ bị đào thải, tăng tỷ lệ thất nghiệp.

4. Nguồn gốc giá trị thặng dư siêu ngạch:

Về bản chất, giá trị thặng dư siêu ngạch chính là mang lại thật nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản và doanh nghiệp; vì vậy nguồn gốc của giá trị thặng dư siêu ngạch do:

Do sự cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau kinh doanh cùng một mặt hàng và trên cũng một thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa thu được thật nhiều lợi nhuận trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất được một số lượng hàng hóa lớn và chất lượng đạt chuẩn để có thể thu hút người tiêu dùng.

Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải có những phương pháp mới và phù hợp; đặc biệt quan trọng hiện nay là việc áp dụng kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất để hạn chế sức lao động và thời gian, chi phí bỏ ra để tạo ra sản phẩm đồng thời khi áp dụng kỹ thuật – công nghệ hiện đại, tiên tiễn sẽ giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm. Khi đó số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ nhiều hơn và có chất lượng đạt chuẩn giúp mang lại nhiều lợi ích về giá trị thặng dư siêu ngạch qua hoạt động bán hàng hóa.

Căn bản của giá trị thặng dư chính là tạo ra sản phẩm có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội.  Mà để giá trị cá biệt là giá trị riêng do 1 người tạo ra còn giá  trị xã hội là giá trị do nhiều người cùng tạo ra, và để làm được điều đó thì đồng nghĩa bạn phải khiến cho 1 người lao động làm sao đó có thể tự tạo ra được 1 hàng hóa và đó chính là thông quá sự hỗ trợ của công nghệ mới.

Xem thêm: Thặng dư tiêu dùng là gì? Lý thuyết thặng dư người tiêu dùng?

5. Phân biệt giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:

Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản, doanh nghiệp thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của các nhà tư bản, doanh nghiệp đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê bằng việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện thời gian lao động của ngày lao động không đổi, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, để tạo ra giá trị thặng dư tương đối thì phải hạ thấp giá trị sức lao động bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người lao động. Đối với giá trị thặng dư siêu ngạch là sự thể hiện áp dụng các phương pháp sản xuất mới hiện đại vào hoạt động sản xuất để sản xuất được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận bên cạnh sức ép của thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hoá.